Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Cây Bạch Mã Hoàng Tử, Ngụ Ý Về Sự Giàu Sang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây bạch mã hoàng tử là cây cảnh có tên rất đẹp. Khi mới nghe tên cây chắc chắn các bạn sẽ tưởng tượng ngay ra hình ảnh của một chàng hoàng tử anh tuấn cưỡi một con ngựa trắng muốt. Cái tên này khá đặc biệt và khác với nhiều loại cây cảnh khác vì trong tên của cây không mang hàm ý cụ thể. Ví dụ như cây kim tiền hay cây vạn lộc nghe tên là biết cây này cầu tiền tài. Hoặc cây vạn niên thanh hay cây trường sinh là cây vượng về mặt sức khỏe. Còn cây bạch mã dù là mang hình ảnh rất đặc trưng nhưng ý nghĩa của cây thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa cây bạch mã hoàng tử để các bạn có thêm nhiều lý do trồng cây này làm cảnh trong nhà.
Ý nghĩa cây bạch mã hoàng tử1. Sang trọng, quý phái
Cây bạch mã hoàng tử gợi cho các bạn nghĩ ngay đến hình ảnh của một chàng hoàng tử cưỡi một con bạch mã. Hình tượng này khá đơn giản nhưng nếu bạn là một người tinh tế thì sẽ thấy ngay hình ảnh bạch mã hoàng tử không chỉ đẹp mà còn thể hiện sự sang trọng, quý phái của bậc vua chúa. Do đó, trồng một cây bạch mã hoàng tử trong nhà không chỉ giúp trang trí không gian sống mà còn thể hiện được sự sang trọng của ngôi nhà.
2. Tài lộc, giàu sang
Bên cạnh sự sang trọng quý phái thì phải nhắc đến sự giàu sang. Mặc dù tên cây bạch mã hoàng tử không hề nói đến tiền tài hay công danh sự nghiệp nhưng đã là “hoàng tử” thì chắc không cần phải nói nhiều về quyền lực hay tiền bạc. Vậy nên, rất nhiều người đánh giá cây bạch mã cũng mang ý nghĩa tài lộc, may mắn và sự giàu sang.
3. Trừ tà
Cây bạch mã hoàng tử không chỉ mang ý nghĩa về sự quyền quý hay giàu sang mà trong phong thủy thì loại cây này cũng được xếp vào nhóm cây có khả năng trừ tà, tránh được các khí xấu tới gần. Đây là lý do loại cây này thường được nhiều người đặt ở gần cửa ra vào hay đặt trang trí bên cạnh ban thờ thần tài ở cửa hàng với ý nghĩa tránh những điềm xấu vào nhà.
4. Bảo vệ
Nếu bạn thắc mắc cây bạch mã hoàng tử còn có ý nghĩa gì nữa không thì có thể nói là loại cây này mang ý nghĩa bảo vệ, chở che. Hình ảnh chàng hoàng tử bạch mã luôn là mơ ước của không ít cô gái và hình ảnh này cũng thể hiện sự chở che, bao bọc.
Trong thực tế, cây bạch mã hoàng tử là cây cảnh có ích có khả năng lọc không khí rất tốt và còn giúp hấp thụ các bức xạ điện tử phát ra từ các thiết bị điện tử trong nhà. Chính vì thế, cây bạch mã không chỉ có ý nghĩa bảo vệ mang tính hình thượng mà nó còn có ý nghĩa bảo vệ thực tế giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.
Cây Nêu Ngày Tết Là Cây Gì? Sự Tích, Ý Nghĩa Cây Nêu Ngày Tết
Nghe bảo cây nêu ngày Tết nhưng bạn đã biết về sự tích cây nêu và ý nghĩa của nó trong ngày này chưa.
Cứ mỗi dịp Tết đến, hình ảnh cây nêu trở thành một hình ảnh rất đẹp vào những ngày đầu năm của dân tộc VIệt Nam. Các gia đình nhất là những gia đình ở vùng nông thôn đều dựng cây nêu trước nhà mình, phía trên cây có treo một số vật dụng biểu tượng đặc trưng của từng địa phương.
Vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi rằng vì sao vào ngày Tết người ta lại dựng cây nêu, cây nêu mang ý nghĩa gì chưa? Nếu đã thắc mắc như thế thì hãy đọc tiếp bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi của bạn.
Sự tích cây nêu ngày TếtThuở xa xưa khi mà loài quỷ còn lộng hành, đất đai, ruộng vườn đều bị chúng chiếm hết, loài người phải thuê đất mà trồng trọt rồi nộp phần lớn sản phẩm cho chúng với điều kiện quỷ sẽ lấy ngọn còn người sẽ lấy thân và gốc. Lương thực chủ yếu lúc bấy giờ là lúa vì vậy gần như người dân không có lương thực để sống.
Thấy người dân gặp nhiều khó khăn, một ông tiên trong hình hài ông lão xuất hiện và bảo với nông dân rằng hãy trồng khoai vì củ khoai ở gốc rễ và có thể ăn được. Thế rồi khi bọn quỷ biết, quỷ chuyển qua phương thức “ăn gốc cho ngọn”. Ông tiên bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả, quỷ hưởng toàn rạ, lại hỏng ăn.
Quỷ tức tối nên mùa sau quỷ lại tuyên bố ăn cả gốc lẫn ngọn. Tiên trao cho nông dân giống cây bắp, loại lương thực có trái ở thân, ngọn và gốc chẳng có gì. Cuối cùng quỷ tức điên lên và bắt con người trả lại toàn bộ đất đai và không cho trồng trọt gì nữa.
Lúc này tiên cùng người dân bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng bóng của một chiếc áo treo trên ngọn cây tre. Bóng chiếc áo thì quả nhỏ, bọn quỷ liền đồng ý. Thế nhưng khi chiếc áo được đưa lên cao, tiên liền hóa phép cho chiếc áo lớn dần lớn dần, bóng của chiếc áo cũng dần lớn hơn xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.
Mất đất sống, quỷ huy động lực lượng vào cướp lại, lúc này Tiên mách cho người dân tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi,… vì dây là những thứ quỷ rất sợ. Quỷ thua và lại trở về biển Đông. Trước khi đi quỷ xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm cho trở về đất liền để thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Tiên thương hại nên đồng ý.
Từ đó, hàng năm, cứ dịp Tết Nguyên Đán là bọn quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ liền dựng cây nêu trước nhà, trên cây có treo chuông gió, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh ra.
Xem video sự tích cây nêu ngày Tết:
Ý nghĩa cây nêu ngày TếtTừ câu chuyên về sự tích cây nêu ngày Tết, ta có thể thấy cây nêu là biểu tượng cho sự đấu tranh giữa thiện và ác, để bảo vệ sự bình yên cuộc sống của người dân khỏi quỷ dữ.
Mỗi khi Tết đến thì đây là lúc thần linh phải về chầu trời, do đó dễ bị ác quỷ xâm nhập, quấy phá, nên cần có “bảo bối” như cây nêu để chống lại chúng. Bên cạnh ý nghĩa là xua đuổi tà ma thì cây nêu ngày Tết còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.
Bên cạnh đó, những đồ vật treo trên cây nêu cũng mang một ý nghĩa nhất định như: Cây tre đại diện cho vật dương, lọng tàn hình tròn đại diện cho vật âm. Trong đó, lọng tàn có 5 con cá chép với 5 màu đại diện cho 5 màu trong ngũ hành: Màu vàng ở giữa, màu trắng ở phía Nam, màu đen ở phía Bắc, màu xanh ở phía Đông và màu đỏ ở phía Tây.
Cây nêu được dựng và hạ khi nào?Trong phong tục tín ngưỡng của người Việt, cây nêu được dựng trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Trên cây được treo chuông gió cùng nhiều vật dụng khác tùy theo phong tục của từng vùng miền.
Cây nêu thường là cây tre dài khảng 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.
Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu hay lễ thượng nêu, ngày hạ nêu hay lễ hạ nêu là vào mùng 7.
Trên cây nêu treo những gì?Tùy vào vùng miền và phong tục đặc trưng mà cây nêu sẽ có những vật dụng treo lên khác nhau như túi nhỏ đựng trầu cau, những miếng kim loại lớn nhỏ…
Khi gió thổi, chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng rất vui tai. Người ta tin rằng những vật dụng treo trên cây nêu, cộng thêm tiếng động này để báo hiệu cho quỷ rằng biết nơi đây là nhà có chủ không được quấy phá.
Một số nơi còn treo chiếc đèn lồng trên cây nêu vào buổi tối để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm giao thừa, người dân VIệt xưa còn đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mau.
Cây nêu ngày Tết ngày nayNgày nay cây nêu không chỉ là cây tre cùng với những vật dụng truyền thống nữa mà cây nêu dần trở thành biểu tượng đặc trưng cho ngày Tết nhiều hơn.
Cây nêu giờ đây không nhất thiết là cây tre nữa mà có thể là bất cứ cây nào miễn có chiều cao phù hợp là sử dụng được tất. Còn với vật dụng treo trên cây nêu thì ngày trở nên đa dạng hơn.
Advertisement
Nếu ngày xưa, người Việt thường treo chuông khánh, trầu cau, lá dứa,… trên cây nêu thì giờ đây cây nêu được người Việt trang trí đẹp mắt hơn như câu đối ngày Tết, đồng tiền đỏ với ý nghĩa chẳng những xua đuổi tà ma mà cây nêu còn đón may mắn đến nhà nữa.
Cách dựng cây nêu ngày TếtCách làm cây nêu cũng khá đơn giản, cây tre làm nêu thường là loại tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều và trên ngọn để nguyên chùm lá tươi. Trên ngọn có thể buộc thêm một vài lá dứa để tượng trưng cho mây trời.
Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, đèn lồng, câu đối, phong linh,… Dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.
Ngày nay tục dựng cây nêu ngày Tết dần mai một dần trong đời sống hiện đại bởi người Việt hầu hết chỉ chủ yếu dựng cây nêu chỉ để làm đẹp cho nhà vào ngày Tết chứ không hiểu hết về ý nghĩa tâm linh của cây nêu.
Qua bài viết này mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn về cây nêu và lưu giữ phong tục truyền thống của cha ông để lại.
3 Truyện Cổ Tích Công Chúa Và Hoàng Tử Lãng Mạn, Ý Nghĩa
Nội dung truyện “Hoàng tử Ếch”
Ngày xưa, ở lâu đài nọ có một cô công chúa xinh đẹp sống cùng với vua cha. Nhà vua rất nuông chiều công chúa và cho nàng những thứ mà nàng muốn. Một ngày nọ, nhà vua tặng cho nàng công chúa một quả cầu bằng vàng rất đẹp. Công chúa rất thích quả cầu vàng và ngày nào cũng đem nó ra vườn chơi.
Một hôm, khi công chúa đang chơi với quả cầu vàng thì không may quả cầu bị rơi xuống giếng. Nàng công chúa khóc mãi, bỗng nhiên một con ếch xấu xí xuất hiện, nó hứa sẽ giúp nàng lấy quả cầu lên nhưng nàng phải làm bạn với nó, cho ếch ăn chung, uống chung và ngủ chung với nàng. Ngay lúc này, nàng công chúa vì sốt ruột muốn lấy lại quả cầu vàng nên đã đồng ý mọi điều kiện mà con ếch xấu xí đã đưa ra. Thấy nàng đồng ý, ếch ngụp xuống đáy giếng, ngoạn quả cầu vàng lên bờ trả lại cho công chúa. Công chúa rất vui mừng, nhặt lấy quả cầu rồi chạy ngay đi, quên hẳn con ếch tội nghiệp vẫn còn đuổi theo gọi nàng ở phía sau.
Hôm sau, khi vua và công chúa đang ngồi ở bàn ăn thì bỗng nghe tiếng gõ cửa. Nàng công chúa chạy ra mở cửa, thấy con ếch xấu xí kia đang ngồi ở thềm cửa, nàng vội đóng cửa, trở về bàn ăn với tâm trạng đầy lo sợ. Nhà vua thấy vậy liền hỏi chuyện và công chúa kể cho cha nghe về việc chàng Ếch đã lấy quả cầu vàng giúp mình và lời đồng ý của nàng trước những yêu cầu mà nó đưa ra.
Chàng Ếch lại gõ cửa lần hai, bảo công chúa mở cửa. Nhà nói với công chúa rằng: “Con đã hứa thì phải giữ lời hứa chứ”. Sau đó, nhà vua bảo công chúa ra mở cửa cho ếch vào. Công chúa ra mở cửa, ếch nhảy theo chân nàng vào bàn ăn. Sau khi đã ăn chung dĩa cơm với nàng công chúa, ếch yêu cầu công chúa đưa nó vào giường ngủ của nàng. Mặc dù nàng công chúa cảm thấy vô cùng ghê sợ con ếch gớm ghiếc nhưng vẫn phải đưa ếch vào phòng, nàng ném nó lên giường.
Lúc này, ếch bỗng biến thành một chàng hoàng tử khôi ngô, tuấn tú, làm cho nàng công chúa vô cùng ngỡ ngàng. Chàng kể cho nàng công chúa nghe rằng mình đã bị một mụ phù thủy độc ác phù phép, và chàng chỉ có thể xóa bỏ lời nguyền khi được nàng yêu thương và đối xử tốt với nó. Ngày hôm sau, trước sự đồng ý của vua cha, công chúa và hoàng tử Ếch kết hôn với nhau và sống hạnh phúc suốt đời.
Ý nghĩa “Hoàng tử Ếch”
Bài học về lòng biết ơn
Nàng công chúa trong câu chuyện trên là hiện thân cho những con người kiêu căng, không biết ơn người đã giúp đỡ mình. Trong cuộc sống, khi nhờ sự giúp đỡ từ một người nào đó thì chúng ta phải biết giữ lời hứa của mình. Chịu ơn thì phải trả, hứa thì phải giữ lấy lời là những bài học cuộc sống mà ta cần ghi nhớ và thực hiện. Bởi lòng biết ơn là thước đo nhân phẩm, phẩm chất của mỗi con người.
Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một con người
Chàng hoàng tử Ếch là hiện thân cho một lớp người có vẻ ngoài xấu xí, nhưng bản chất lại vô cùng lương thiện. Chúng ta đừng chỉ nhìn họ qua vẻ ngoài xấu xí mà quên đi tâm hồn đẹp đẽ của họ. Để nhìn nhận đúng đắn một con người, chúng ta phải đánh giá một cách khách quan, không nên dùng những định kiến về vẻ ngoài để nhận xét toàn bộ con người họ. Đôi khi, những thứ có bề ngoài xấu xí nhưng lại có tâm hồn đẹp đẽ. Ngược lại, có những thứ vô cùng hào nhoáng nhưng lại mục ruỗng từ bên trong. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đối xử với người khác bằng chính niềm tin, tình yêu và sự bao dung.
Nghe truyện “Hoàng tử Ếch”
Nghe truyện Hoàng tử Ếch tại: Hoàng tử Ếch
Xem video “Hoàng tử Ếch”
Nếu bạn muốn thưởng thức câu chuyện Hoàng tử Ếch một cách sinh động và thú vị hơn, hãy xem qua bộ phim hoạt hình ngắn sau đây:
Nội dung truyện “Công chúa núi băng”
Ngày xửa ngày xưa, trên một núi băng cao chót vót có một tòa lâu đài bằng vàng cổ kính. Trong lâu đài có một cô công được gọi là công chúa núi băng. Nàng là một cô công chúa xinh đẹp và vô cùng lương thiện. Nàng bị nhốt ở tòa lâu đài này bởi lời nguyền của một mụ phù thủy ác độc. Nàng rất muốn ra ngoài nhưng không có cách nào thoát ra. Nếu nàng muốn ra ngoài thì trong vòng bảy năm phải có ai đó trèo lên được núi băng, vào lâu đài, chiếm được lâu đài và kết hôn với công chúa. Nếu sau bảy năm mà vẫn không có ai hóa giải lời nguyền, công chúa núi băng sẽ vĩnh viễn biến mất.
Tuy nhiên, đường lên núi toàn băng giá, rất trơn ướt, khó lòng leo lên được. Trước cửa lâu đài có một cây táo băng có đầy quả đỏ lựng, được một con chim ưng canh giữ. Muốn vào được tòa lâu đài thì phải trèo lên được núi băng, thoát khỏi móng vuốt sắc nhọn của con chim ưng và hái được một quả táo băng.
Gần bảy năm đã trôi qua nhưng vẫn không có ai trèo lên được núi băng. Nàng công chúa rất buồn và lo lắng.
Cuối cùng, chỉ còn có ba ngày nữa là hết thời hạn bảy năm. Nàng rất muốn rời khỏi nơi đầy hoang vu và lạnh lẽo này. Nhưng dường như hy vọng thoát khỏi đây càng ngày càng khiến nàng tuyệt vọng. Lúc đó, nàng bỗng nhìn thấy một chàng hoàng tử tuấn tú, đang cưỡi ngựa và phi nhanh lên núi băng một cách dễ dàng. Công chúa núi băng vô cùng mừng rỡ, nghĩ rằng mình sắp thoát khỏi nơi lạnh lẽo này.
Chỉ một lúc sau, chàng hoàng tử dũng cảm đã vượt qua được ngọn núi đầy hiểm trở và đến trước cây táo băng. Nhưng khi chàng đang hái táo thì con chim ưng hung ác bay đến, mổ hoàng tử làm chàng ngã văng xuống núi. Công chúa vô cùng đau lòng. Vậy là một ngày đã trôi qua. Công chúa núi băng vô cùng thất vọng, nàng nằm trên chiếc giường nhỏ của mình, chờ đợi bản thân và lâu đài tan biến. Bỗng nhiên, nàng nghe tiếng “soạt, soạt.” ở phía cửa sổ. Nàng vội vàng đứng dậy, chạy ra xem chuyện gì đang xảy ra. Thì ra chàng hoàng tử bị ngã xuống núi đang dùng móng sắt bám vào băng và leo lên. Công chúa gọi to, bảo hoàng tử đừng leo lên nữa nhưng hoàng tử không nghe mà vẫn cố gắng trèo lên. Lúc này, công chúa chỉ biết đứng bên cửa sổ, cầu phúc cho chàng trai đầy dũng cảm và chờ đợi điều thần kỳ xảy ra.
Khi hoàng tử trèo đến lưng chừng, chàng cảm thấy vô cùng khát nước. Công chúa núi băng thấy vậy, bèn cầu xin trời đất hãy cho một ít mưa để hoàng tử đỡ khát. Kỳ diệu thay, lời nói của nàng vừa dứt, trên trời có một đám mây đen xuất hiện, trời bắt đầu mưa. Những giọt mưa rơi vào miệng hoàng tử như tiếp thêm cho chàng sức mạnh, giúp chàng tràn đầy sức lực. Tuy núi băng vừa cứng vừa trơn khiến tay và chân hoàng tử không ngừng rỉ máu, nhưng chàng vẫn không bỏ cuộc. Chỉ còn lại vài giờ nữa là hết thời hạn bảy năm nên chàng không thể dừng lại. Lúc đó, con chim ưng đã phát hiện ra chàng, nó bay đến, giơ móng vuốt sắc nhọn cào vào ngực chàng hoàng tử. Hoàng tử vội vàng dùng một tay lôi ra một cái muỗng sắc nhọn và đâm vào con chim ưng. Con chim ưng bị trúng đòn quá đau, kêu lên một tiếng và bay đi. Cuối cùng, hoàng tử cũng lên được ngọn núi băng. Khi chàng hái được quả táo băng trước cửa lâu đài, cửa lâu đài tự động mở ra. Chàng cầm quả táo bước vào lâu đài, công chúa núi băng vô cùng cảm động, đón lấy quả táo. Đúng lúc đó, tất cả băng trên núi biến mất, cả núi băng biến thành một rừng cây xanh tràn đầy sức sống, lâu đài bằng vàng cũng biến thành cung điện nguy nga.
Sau đó, hoàng tử và công chúa núi băng mời thần dân đến chung sống trong lâu đài. Nhờ sự thông minh và chăm chỉ của mình, cuộc sống trong lâu đài ngày càng ấm no, sung túc. Thần dân nhờ đó cũng được hưởng một cuộc sống vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc.
Ý nghĩa truyện “Công chúa núi băng”
Tinh thần vượt qua khó khăn
Trong cuộc sống, khi chúng ta biết kiên trì vượt qua mọi khó khăn, thử thách thì sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Chàng hoàng tử dũng cảm trong câu chuyện chính là hiện thân của điều đó.
Ca ngợi tình yêu
Chính tình yêu to lớn của hoàng tử dành cho công chúa nên dù vượt qua bao khó khăn thì hai người vẫn đến được với nhau và có một cái kết viên mãn. Tình yêu chân chính luôn có thể vượt qua được mọi thử thách, trắc trở của cuộc sống.
Xem video “Công chúa núi băng”
Truyện cổ tích “Công chúa núi băng” là một câu chuyện rất thú vị, mang đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa. Nếu bạn muốn thưởng thức câu chuyện một cách sinh động và thú vị hơn, bạn có thể xem qua phim hoạt hình ngắn sau đây:
Nội dung truyện “Công chúa ngủ trong rừng”
Ngày xưa, có một vị vua và hoàng hậu không có con. Vì thế, họ luôn mong có lấy một đứa con.
Một hôm, hoàng hậu đang đi dạo bên bờ sông cạnh hoàng cung thì một con cá nổi lên mặt nước nói với hoàng hậu rằng người sẽ sinh được một nàng công chúa xinh đẹp. Quả nhiên, một năm sau, hoàng hậu có thai và sinh được một bé gái xinh xắn. Nhà vua rất yêu thương con gái nên ngài quyết định tổ chức một bữa tiệc long trọng để chúc mừng và mời tất cả các bà tiên đến tham dự tiệc mừng công chúa chào đời. Có tất cả mười ba vị tiên nữ, nhưng nhà vua lại quên không mời một bà tiên có lòng dạ hẹp hòi.
Hôm đó, các bà tiên được mời đến hoàng cung dự tiệc đều lần lượt ban tặng những điều tốt đẹp cho công chúa. Khi bà tiên thứ mười hai đang chúc phúc cho công chúa thì bà tiên không được mời đã xuất hiện. Bà ta bước vào với gương mặt giận dữ, ban cho nàng công chúa nhỏ bé lời nguyền rằng khi nàng mười lăm tuổi, nàng sẽ bị suốt chỉ đâm vào tay và chết. Tất cả mọi người đều vô cùng sợ hãi khi nghe thấy lời nguyền đó. Lúc này, nhà vua và hoàng hậu vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, bà tiên thứ mười hai vẫn chưa chúc phúc cho công chúa. Bà tiên thứ mười hai nói rằng công chúa sẽ không chết, nàng chỉ ngủ một giấc dài một trăm năm, và một trăm năm sau sẽ có một chàng hoàng tử đến đánh thức nàng dậy. Nhà vua và hoàng hậu vẫn rất lo lắng cho công chúa. Vì thế, nhà vua đã hạ lệnh đốt hết tất cả các khung cửi trong vương quốc.
Thời gian dần trôi đi, nàng công chúa dần lớn lên, nàng ngày càng xinh đẹp, dịu dàng, lương thiện, đáng yêu, biết ca hát và khiêu vũ. Vào ngày công chúa được mười lăm tuổi, chỉ có một mình công chúa ở trong cung điện vì nhà vua và hoàng hậu có việc đi ra ngoài. Nàng cảm thấy rất buồn chán nên nàng đi dạo một mình xung quanh cung điện. Cuối cùng, nàng dừng chân trước một cái tháp cũ kĩ. Công chúa cảm thấy vô cùng tò mò nên nàng bước vào tòa tháp. Khi nàng mở cửa bước vào, trong tháp có một bà lão đang ngồi dệt vải. Công chúa hỏi bà lão: “Cháu chào bà! Bà đang làm gì thế ạ?” Bà lão nói với công chúa: “Ta đang dệt vải. Cháu gái, cháu có muốn thử không?”
Công chúa cảm thấy công việc này rất thú vị nên đã chạy đến nắm lấy suốt chỉ. Nào ngờ, ngón tay nàng đã bị suốt chỉ đâm cho chảy máu, nàng ngã lăn ra đất bất tỉnh. Lời nguyền của bà tiên mười lăm năm trước đã ứng nghiệm.
Nhà vua và hoàng hậu trở về cung, thấy công chúa đang nằm ngủ say trên tòa tháp. Nhà vua và hoàng hậu rất đau buồn. Nhà vua bèn bế nàng công chúa nhỏ đến một căn phòng đẹp nhất, an toàn nhất, và hạ lệnh không ai được phép vào. Bà tiên thứ mười hai biết tin, trong chớp mắt đã đến hoàng cung. Nhà vua và hoàng hậu xin bà tiên làm cho công chúa tỉnh lại bằng bất cứ giá nào. Lúc này, bà tiên vung chiếc đũa thần, tất cả vương quốc đều chìm vào giấc ngủ say. Riêng nhà vua và hoàng hậu phải rời đi xa. Khi hai người vừa bước ra cánh cổng của cung điện, những dây leo dài, gai sắc nhọn mọc ra xung quanh cung điện. Cung điện náo nhiệt bỗng trở nên yên tĩnh vô cùng.
Không bao lâu, tin đồn rằng trong lâu đài có một nàng công chúa xinh đẹp đang chìm trong giấc ngủ, và mọi người gọi nàng là “Công chúa ngủ trong rừng”. Ở nhiều đất nước khác nhau đã có rất nhiều chàng hoàng tử vào cung điện để hóa giải lời nguyền, cứu công chúa nhưng họ đều bị dây gai ở hàng rào quấn chặt, sợ hãi mà bỏ cuộc.
Advertisement
Thấm thoắt một trăm năm trôi qua, một ngày nọ có một chàng hoàng tử nước láng giềng đi săn qua khu rừng. Thấy cung điện kỳ bí, chàng sai thị vệ đi nghe ngóng, chàng được nghe những truyền thuyết về nàng công chúa ngủ trong rừng. Hoàng tử quyết định tới tòa lâu đài xem. Chàng bước đến trước hàng rào dây gai đã bao kín cả cung điện. Bỗng nhiên, những dây gai dần rẽ lối như mời chào hoàng tử. Hoàng tử bước vào cung điện. Nơi đây thực sự rất yên tĩnh. Trên đường đi, hoàng tử gặp rất nhiều người và các loài vật nhỏ đang ngủ say, khuôn mặt của họ vẫn hồng hào. Cuối cùng, chàng tìm đến nơi nàng công chúa xinh đẹp vẫn đang ngủ say. Lúc đó, chàng đã đặt một nụ hôn lên môi nàng công chúa. Đúng lúc đó, công chúa từ từ mở mắt. Nàng cứ thế chăm chú nhìn hoàng tử.
Công chúa tỉnh dậy, tất cả mọi người và loài vật trong cung cũng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu làm những công việc mà mình đang làm dở. Ngày hôm sau, hôn lễ của họ đã được cử hành. Từ đó, họ sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
Ý nghĩa truyện “Công chúa ngủ trong rừng”
Ca ngợi tình yêu chân thành
Công chúa đã được đánh thức bằng nụ hôn từ một tình yêu chân thành mà hoàng tử dành cho nàng. Điều này chứng tỏ rằng sức mạnh của lời nguyền vô cùng lớn nhưng cũng không thể chiến thắng tình yêu chân thành. Câu chuyện thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh của tình yêu, thứ tình yêu mãnh liệt có thể chiến thắng mọi cái ác.
Bài học về việc tránh mắc sai lầm trong cuộc sống
Số phận bi kịch của nàng công chúa trước tiên là do nhà vua quên mời vị tiên thứ mười ba, khiến bà tiên này căm hận vô cùng. Do đó, bà tiên thứ mười ba đã đưa ra những lời nguyền độc ác lên cô công chúa bé nhỏ. Trong cuộc sống, con người dễ bị tác động bởi những tình cảm nhỏ nhất, việc không được mời đến dự tiệc đã khiến cho bà tiên nghĩ rằng mình không quan trọng và sự tồn tại của mình là vô nghĩa. Không phải ai cũng đủ tỉnh táo để giữ cho mình không đi vào con đường của tội ác. Vì vậy, trước khi trách bất cứ ai, ta phải tự nhìn nhận lại bản thân, xem đã đối xử với họ có tốt hay không. Bởi vì đôi khi chỉ một sai lầm nhỏ, có thể không cố ý nhưng cũng đủ khiến một người tổn thương và đẩy họ vào con đường sai trái.
Nghe truyện “Công chúa ngủ trong rừng”
Truyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” mang đến cho người đọc nhiều bài học về cuộc sống vô cùng ý nghĩa. Bạn có thể thưởng thức câu chuyện “Công chúa ngủ trong rừng” một cách sinh động hơn qua bộ phim hoạt hình ngắn sau đây:
Chọn mua snack bán tại chúng tôi và thưởng thức khi đọc truyện:
Cây Sang: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà
Nguồn gốc và ý nghĩa cây sang
Cây sang có xuất xứ từ Lào và Campuchia, tên khoa học là Sterculia Lanceolata. Ở Việt Nam, chúng được trồng chủ yếu ở trong các khu rừng, trên các sườn đồi và vùng trung du Bắc Bộ.
Cây sang không những được trồng để làm bóng mát mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Ý nghĩa của nó xuất phát từ ngay chính cái tên “sang”. Loại cây này là biểu tượng cho sự giàu sang phú quý.
Theo phong thủy, trồng cây sang trước cổng sẽ mang lại cho giả chủ cuộc sống no ấm, đủ đầy, phát tài phát lộc. Bởi vậy, cây sang nhận được rất nhiều sự ưa chuộng từ mọi người.
Đặc điểm và phân loại cây sangCây sang (cây Sang Giàu) là một loại cây thân gỗ thuộc họ Lộc Vừng, có đường kính lớn khoảng 15 – 20cm, chiều cao 10 – 15m.
Cây mọc thẳng đứng, phân thành nhiều nhánh. Loại cây này đặc biệt bởi sự xanh tươi quanh năm và không bị rụng lá cho dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, cây sang được trồng làm cây bóng mát ở rất nhiều nơi như công viên, con phố, đường làng, sân vườn,…
Không chỉ vậy, cây sang còn đặc biệt bởi hoa của nó cũng chính là quả. Hoa sang hay quả sang khi chín thì chuyển từ xanh sang đỏ thẫm và nở rộ như những ngôi sao, làm lộ ra những hạt sang nhỏ.
Những hạt sang này khi già sẽ chuyển thành màu đen, rang lên ăn sẽ rất bùi và ngon.
Làm cây cảnh và bóng mát
Cây sang được trồng trong công viên, trên các con phố, trên đường làng ngõ xóm để làm công trình cho bóng mát đẹp.
Cây sang xanh mát quanh năm, giúp cho không gian luôn trong sạch, cung cấp khí oxi đảm bảo cho sức khỏe của mọi người.
Chữa một số loại bệnh
Một số bộ phận trên cây sang có tác dụng làm thuốc trong y học. Lá cây sang được dùng để trị đòn ngã, vỏ cây trị mụn nhọt và làm nguyên liệu cho thuốc thanh phế nhiệt.
Hạt sang làm món ăn vặt
Tách quả sang lấy hạt rồi rang lên, ta được món hạt sang thơm ngon, béo bùi. Nhâm nhi 1 cốc trà và 1 đĩa hạt sang vào sáng sớm, thật hấp dẫn phải không nào?
Công dụng khác
Những sợi của vỏ cây sang có thể dùng để sản xuất giấy viết và túi xách thời trang rất chất lượng.
Cách trồng cây sang tại nhàCách nhân giống bằng biện pháp gieo giống
Phải chọn lọc các hạt đã già, to, tròn, màu đen tuyền. Những hạt này cần được bảo quản ở nơi khô ráo. Sau đó làm tơi đất rồi gieo hạt. Sau khi gieo cần phải phủ rác mục trên bề mặt đất và giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới nước.
Sau 3 – 4 tháng khi đã lên cây con thì có thể di chuyển cây ra các công trình mới.
Cách nhân giống bằng biện pháp chiết cành
Nên chọn những cành tươi tốt, không bị sâu bệnh, có đường kính từ 1 – 2 cm là tốt nhất. Sau khi cắt khoanh vỏ cành chiết thì bó bầu đất đã chuẩn bị từ trước.
Sau khoảng 1 tháng cành chiết sẽ mọc rễ. Khi đó, có thể cắt cành chiết, và đem giâm xuống đất trồng.
Sau khoảng nửa tháng khi cành chiết đã thích nghi với môi trường đất và ánh sáng thì có thể tưới nước phân và chăm sóc như cây con.
Điều kiện trồng
Có thể trồng cây sang ở mọi loại đất trừ đất chua, bởi đất chua sẽ kìm hãm sự phát triển của cây sang. Nên chọn những vị trí trồng thoáng mát để cây sang dễ dàng sinh trưởng và hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Advertisement
Kỹ thuật trồng
1 tuần trước khi trồng cần chuẩn bị một cái hố với hỗn hợp phân tro để làm đất có dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Khi đặt cây sang xuống hố cần bóc vỏ bọc bầu cây rồi nhẹ nhàng đặt cây vào hố, lấp chặt kín hố và tưới nước ngay khi trồng.
Cách chăm sóc cây sang
Luôn giữ cho đất ẩm, tưới nhiều nước vào mùa khô và bớt lượng nước vào mùa mưa để cây không bị ngập úng.
Thường xuyên cắt tỉa tán cây và bắt sâu trên lá cây, đặc biệt vào thời kỳ ra hoa.
Bón phân theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sangViệc trồng và chăm sóc cây sang không quá khó nhưng bạn cần chú ý những tips sau đây để cây sang đem đến cho bạn những công dụng tuyệt vời nhất:
Bạn cần tưới nước đầy đủ và có thể bón thêm các loại phân để cây hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Nếu cây có hiện tượng lá vàng, úa hay héo, bạn phải tiến hành cắt bỏ ngay.
Ý Nghĩa Màu Trắng Là Gì? Giải Mã Ý Nghĩa Màu Trắng Trong Cuộc Sống
Định nghĩa màu trắng
Màu trắng là màu sáng nhất trong bảng màu, là sự hợp nhất của toàn bộ các màu quang phổ. Màu trắng có giá trị màu sắc bằng 0, còn được gọi là màu tiêu sắc, đối nghịch với màu đen. Màu trắng là đặc trưng cho sự giản dị, thuần khiết và sạch sẽ.
Nguồn gốc màu trắngVào năm 1613, theo nhà khoa học người Hy Lạp tên là Francicus Aguilonius, cái được gọi là “Albus” có nghĩa là Màu Trắng của ban ngày được xem là màu đầu tiên trong bộ quang phổ. Sau này, khi Isaac Newton thực hiện nghiên cứu về ánh sáng, ông đã phát hiện ra rằng ánh sáng màu trắng là tổ hợp của ánh sáng đa sắc, hợp thành do sự phối trộn của các màu đơn sắc.
Ý nghĩa của màu trắng trong tình yêuTrong tình yêu, màu trắng tượng trưng cho sự ngây thơ, trong sáng và vĩnh cửu. Màu trắng còn mang ý nghĩa đại diện cho sự bền chặt trong tình yêu, mang niềm tin về tương lai tươi sáng ở phía trước.
Ý nghĩa của màu trắng trong thiết kếTrong thiết kế, màu sắc thể hiện cho sự đơn giản, sạch sẽ, hoàn mỹ và tinh tế. Các thiết kế có sử dụng màu trắng thường sẽ mang cảm giác tao nhã, gọn gàng, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng.
Ý nghĩa của màu trắng trong phong thủyTrong phong thủy, màu trắng ứng với năng lượng dương. Vì thế, màu trắng đại diện cho sự vô tội, tinh khiết và cởi mở. Ngoài ra, màu trắng cũng mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, niềm tin và niềm hy vọng.
Ý nghĩa của màu trắng trong văn hóaVới nhiều nền văn hóa trên thế giới, họ đều xem màu trắng là đại diện cho sự thuần khiết, giản dị, tinh khôi. Cũng do đó, trong văn hóa phương Tây, cô dâu trong ngày cưới sẽ diện bộ váy màu trắng lộng lẫy, làm tôn lên vẻ đẹp của mình. Còn đối với người phương Đông, màu trắng còn mang hàm ý sự tang tóc. Ngoài ra, màu trắng còn mang ý nghĩa hòa giải, hòa bình, trung lập.
Cách chọn đồ màu trắng hợp thời trangMàu trắng là tông trung tính, cực kỳ dễ phối với các màu sắc khác nhau cũng như phù hợp với nhiều phong cách. Bạn có thể chọn những bộ trang phục thuần trắng và tự do kết hợp thêm nhiều phụ kiện để tạo nên phong cách riêng cho mình hay đơn giản nhất là mặc cùng với màu đen, an toàn, hợp với mọi hoàn cảnh mà cực kỳ thời trang, sang trọng.
Một số màu phối với màu trắng cũng cực kỳ sành điệu có thể kể đến như màu kem, màu xanh, màu đỏ hay màu nâu. Bạn không cần phải quá lo lắng việc phải chọn đồ màu trắng mà hãy tự tin tạo ra phong cách riêng của mình. Trắng sẽ là màu sắc trung hòa khiến bộ trang phục của bạn nổi bật và thời thượng vừa đủ.
Cách chọn màu trắng phù hợp trong thiết kế đồ họaMàu trắng vừa mang ý nghĩa đơn giản, tinh tế nhưng cũng đại diện cho sự cô độc, lạnh lùng. Khi thiết kế, bạn có thể kết hợp màu trắng cùng các màu sắc khác theo phong cách riêng. Màu trắng lúc này sẽ có nhiệm vụ trung hòa và tạo nên sự cân bằng cho bản thiết kế.
Cách chọn màu trắng phù hợp trong phong thủyMàu trắng sẽ tăng thêm sự sạch sẽ, tươi mới và năng lượng cho căn nhà của bạn. Tuy nhiên để màu trắng không biến không gian thêm ngột ngạt, cô độc thì bạn nên kết hợp thêm một vài điểm nhất với các màu sắc khác khi xây dựng. Một bức tường màu trắng sẽ tạo nên sự rộng rãi, sang trọng và dễ lựa chọn nội thất hơn.
Advertisement
Ý Nghĩa Cây Lan Ý Trong Thực Tiễn Và Trong Phong Thủy
Ý nghĩa cây lan ý trong thực tiễn
Cây lan ý là cây cảnh xanh tốt quanh năm và có hoa rất bền. Nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì gần như lúc nào trong năm cây cũng có thể ra hoa. Bên cạnh đó, lan ý là cây chịu bóng tốt và có thể trồng được trong nhà nên lan ý là một cây cảnh trang trí trong nhà rất phù hợp. Khi trồng lan ý trong nhà, loại cây này có khả năng lọc không khí rất tốt được NASA xếp hạng vào một trong những loại cây lọc không khí tốt nhất hiện nay. Lan ý có khả năng lọc được 95% các chất độc hại trong không khí như benzen, formaldehyde, trichloroethylene, xylene và cả toluene. Những chất này đã được chứng minh là có hại cho sức khỏe con người và là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Bên cạnh tác dụng lọc không khí, cây lan ý cũng như các loại cây xanh đều có khả năng hấp thu các bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử trong nhà như tivi, lò vi sóng, điện thoại thông minh, tủ lạnh, … Những bức xạ điện tử này ảnh hưởng khá nhỏ nhưng cũng không tốt cho sức khỏe của con người nên cây lan ý là cây rất có ích khi trồng làm cảnh trong nhà. Từ những điểm vừa nêu trên, có thể thấy rằng ý nghĩa cây lan ý rất thực tế giúp lọc không khí bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.
Ý nghĩa phong thủy của cây lan ýBên cạnh ý nghĩa cây lan ý trong thực tế, loại cây này còn được trồng như một cây phong thủy trong nhà. Lan ý có hoa màu trắng nên mang thuộc tính kim hợp với người mệnh kim và mệnh thủy. Khi trồng lan ý trong nhà loại cây này được sẽ giúp cải thiện phong thủy cho gia chủ có mệnh kim hoặc mệnh thủy. Lan ý với tên gọi huệ hòa bình hay lan như ý mang ý nghĩa về sự hài hòa trong các mối quan hệ và sự may mắn cầu gì được nấy. Vì ý nghĩa này nên trong phong thủy cây lan ý cũng được coi là cây mang lại tài lộc, may mắn cho người trồng. Nếu bạn là người mệnh kim thì có thể cân nhắc đặt cây ở hướng Tây hoặc Tây Bắc, nếu bạn là người mệnh thủy có thể cân nhắc đặt cây ở hướng Bắc rất tốt cho phong thủy. Gợi ý thêm cho các bạn là nếu góc tụ khí tụ tài trong nhà mà trùng với các hướng vừa kể trên thì nhất định bạn nên đặt cây lan ý vào vị trí tụ tài sẽ giúp chiêu tài lộc cho người trồng cực kỳ tốt.
Ngoài những ý nghĩa cây lan ý vừa nêu trên, cây lan ý là cây phát triển rất nhanh với cành lá xanh tốt quanh năm nên cũng có nhiều người quan niệm lan ý tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gia đình đông con nhiều cháu. Mặc dù là ý nghĩa cây lan ý là gì đi nữa thì có thể thấy rằng đây là cây mang ý nghĩa tốt lành không chỉ có ích với sức khỏe mà còn giúp cải thiện phong thủy trong nhà. Điểm lưu ý duy nhất ở cây lan ý là trong thân cây có các tinh thể oxalat, đây là một chất không ảnh hưởng nếu tiếp xúc trực tiếp nhưng sẽ gây kích ứng ở những vùng da nhạy cảm và khiến con người trúng độc nếu nuốt vào trong cơ thể. Tất nhiên, độc tố trong cây khá nhẹ không thể gây chết người nên các bạn có thể yên tâm. Các bạn chỉ cần lưu ý không cho trẻ nhỏ bứt lá cho vào miệng là được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Cây Bạch Mã Hoàng Tử, Ngụ Ý Về Sự Giàu Sang trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!