Xu Hướng 9/2023 # Vẻ Đẹp Đại Ngàn Tây Nguyên – Thác Dray Sáp # Top 11 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vẻ Đẹp Đại Ngàn Tây Nguyên – Thác Dray Sáp # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vẻ Đẹp Đại Ngàn Tây Nguyên – Thác Dray Sáp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thác Dray Sáp là một thắng cảnh đẹp nhờ sự kết hợp giữa hai dòng sông Krông Nô và Krông A Na mà người Ê Đê và người M’Nông gọi là sông Chồng, sông Vợ gặp nhau mà thành. Tình yêu của họ mạnh mẽ như dòng thác, đẹp đẽ như sắc cầu vồng ẩn hiện trong làn sương khói nước. Dray Sáp như một bức thành nước khổng lồ, hùng tráng giữa một vùng hoa nước long lanh.

Tên gọi Thác Dray Sáp được hình thành và lưu truyền từ lâu đời, gắn kết với lịch sử đời sống người dân bản địa, theo tiếng nói của người đồng bào Ê Đê, Đray có nghĩa là Thác, Sap có nghĩa là Khói, thác Đray Sáp nghĩa là thác khói, tên gọi được đặt theo hình ảnh đặc trưng của thác là luôn có bụi nước trắng như khói mờ bao phủ. Ngoài ra truyền thuyết của dân bản địa thì thác còn có tên khác là thác chồng; theo đó, tên thác gắn liền với một huyền thoại về chuyện tình nơi thác.

Tên gọi Thác Dray Sáp được hình thành và lưu truyền từ lâu đời, gắn kết với lịch sử đời sống người dân bản địa, theo tiếng nói của người đồng bào Ê Đê, Đray có nghĩa là Thác, Sap có nghĩa là Khói, thác Đray Sáp nghĩa là thác khói, tên gọi được đặt theo hình ảnh đặc trưng của thác là luôn có bụi nước trắng như khói mờ bao phủ. Ngoài ra truyền thuyết của dân bản địa thì thác còn có tên khác là thác chồng; theo đó, tên thác gắn liền với một huyền thoại về chuyện tình nơi thác.

Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở Đăk Lăk, dòng sông Sê-rê-pôk chỉ mới là một dòng nước bình thường, chảy quanh thôn làng. Và rồi, ở nơi hai bên bờ sông, một đôi nam nữ đã đem lòng yêu thương nhau, nhưng tình yêu của họ không chỉ bị ngăn cách bởi dòng sông, mà còn bị cấm đoán bởi hai gia đình. Quá đau khổ, trong một đêm tĩnh lặng, đôi tình nhân cùng nhau gieo mình xuống dòng nước để mãi mãi bên nhau. Thời khắc ấy, từ đâu gió to sóng lớn nổi lên cơn thịnh nộ, chia tách sông Sê-rê-pôk thành hai nhánh, mà sau này người dân hay gọi là nhánh sông đực và nhánh sông cái. Dòng chảy của nhánh sông đực đã tạo ra thác Dray Sap và dòng chảy của nhánh sông cái chính là hiện thân của thác Dray Nur.

Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Sê-rê-pốk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn.

Năm 1993, dòng thác này đã được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia. Phải đến tận nơi, chứng kiến tận mắt sự ấn tượng của Thác Dray Sáp thì bạn mới không còn gì thắc mắc với danh hiệu thắng cảnh quốc gia của nó. Nằm giữa không gian thiên nhiên xanh rì rộng lớn chính là con thác quanh năm nước đổ trắng xóa, ngay dưới chân là những mỏm đá với những hình thù khá kì lạ. Thiên nhiên vừa có chút hoang dã lại vẫn rất thư thái và đem đến cảm giác yên bình.

Đăng bởi: Hoàng Thị Kiều Oanh

Từ khoá: Vẻ đẹp đại ngàn Tây Nguyên – Thác Dray Sáp

Du Lịch Thác Bạc Sapa – Ghé Thắm Cây Vĩ Cầm Của Đại Ngàn Tây Bắc

Thác Bạc là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Sa Pa. Khám phá Thác Bạc – cây vĩ cầm của đại ngàn Tây Bắc chắc chắn sẽ là hành trình đầy xúc cảm mà bạn khó lòng quên được.

Giới thiệu Thác Bạc Sapa – Cây vĩ cầm của đại ngàn Tây Bắc

Thác Bạc Sapa nằm dưới chân đèo Ô Quy, cách thị trấn Sa Pa khoảng 15km về phía tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên, Thác Bạc nằm ở xã Sán Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đường vào thác khá thuận tiện vì nằm ngay cạnh quốc lộ 4D, đường đi Lai Châu.. Đây cũng là tuyến đường chính để đến Lai Châu nên đường đi tham quan khá thuận lợi, bạn có thể thuê xe máy ở Sapa để tiện lợi di chuyển với chi phí tiết kiệm.

Cảnh quan dọc hành trình khám phá Thác Bạc cũng khiến người ta phải trầm trồ bởi những cánh rừng thông bạt ngàn, những khu vườn trồng su su trải dài trên các sườn đồi cao chót vót, hãy những cánh đồng lúa xanh bát ngát quanh năm,… đâu đâu cũng là sắc xanh của một sự sống đang căng tràn mạnh mẽ.

Ngắm nhìn khung cảnh núi rừng khiến con người ta trở nên điềm tĩnh, thanh thản hơn và tự cho phép bản thân quên đi những âu lo, muộn phiền. Chặng đường đến Thác Bạc cũng từ ấy mà rút ngắn lại chỉ trong chốc lát.

Thác Bạc là dòng thượng nguồn của suối Cá Hoa (hay còn được biết đến với cái tên suối Mường Hoa) cao đến 200m. Vào những ngày nắng đẹp, đứng từ phía xa từ Núi Hàm Rồng, thác Bạc giống như một sợi chỉ bạc, lấp lánh rạng ngời khiến người ta phải dụi mắt vì không biết đang ở cõi thực hay mơ. Khi mùa đông lạnh về, toàn cảnh thác Bạc được phủ một lớp tuyết trắng ngần, dày đặc dày tới trên 15 cm.

Dòng nước chảy xiết mạnh, đổ thẳng từ trên cao xuống và tung bọt trắng xóa giống như những đám mây vờn dưới chân thác. Từng hạt nước giống như những viên ngọc trai, lấp lánh sắc cầu vồng trong nắng. Từng cảm xúc của du khách sẽ cuốn theo từng cung bậc “nhảy múa” của hạt nước trong lành, tươi mát – một tuyệt tác của tự nhiên. Từ xa đến gần, tiếng nước chảy càng lúc càng thổn thức. Lúc chưa tới, ta nghe như tiếng đàn vĩ cầm, đến gần lại như một bản nhạc đầy hùng dũng, nhưng cũng không kém phần vui tai.

Suối Mường Hoa trải dài khoảng 15 km dọc theo thung lũng Mường Hoa

Nên đi du lịch Thác Bạc Sapa khi nào?

Thác Bạc đẹp nhất là vào mùa nước nổi (tháng 4 – tháng 5). Nếu tham quan Thác Bạc vào mùa đông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyết rơi trắng xoá vì đây là một trong những nơi có tuyết rơi dày nhất Sapa.

Còn gì tuyệt vời hơn việc vừa có thể chiêm ngưỡng những bọt nước trắng li ti, vừa có cơ hội trải nghiệm một mùa đông tuyết rơi ngay giữa miền nhiệt đới

Đường lên thác Bạc ngập tuyết vào mùa đông

Chơi gì khi đi du lịch Thác Bạc Sapa? 1. Hoá thân thành sơn nữ tại Thác Bạc Sapa

2. Chiêm ngưỡng cung đường đèo nổi tiếng tại Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ còn được gọi với một cái tên khác rất thơ mộng “Đèo Mây” vì đèo nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển, quanh năm được mây bao phủ bốn bề. Chính vì vậy, đây là một trong những địa điểm săn mây được nhiều người trẻ biết đến.

Trên cung đường chinh phục đèo Ô Quy Hồ, bạn sẽ đến được cổng trời Sapa – nơi được xem là ngắm bình minh đẹp nhất vùng Tây Bắc. Không chỉ du khách trong nước mà du khách nước ngoài cũng tìm đến cổng trời Sapa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Sapa từ độ cao 2000m so với mực nước biển.

4. Ngắm những thửa ruộng bậc thang tại thung lũng Mường Hoa

Mách bạn: Để có thể ngắm trọn vẹn khung cảnh nước non hữu tình tại thung lũng Mường Hoa, Klook gợi ý bạn nên đi tàu hoả leo núi Mường Hoa, vừa tận hưởng khí trời trong lành, lại còn được phóng tầm mắt toàn cảnh thung lũng nữa. Thời tiết ở Sapa khá lạnh, nếu bạn có ý định đi Thác Bạc thì nên chuẩn bị cho mình những trang phục để giữ ấm. Ngoài ra, bạn nên mang giày thể thao để tránh trượt ngã khi tham quan thác.

Đăng bởi: Đạt Nguyễn

Từ khoá: Du lịch Thác Bạc Sapa – Ghé thắm cây vĩ cầm của đại ngàn Tây Bắc

Tham Quan Và Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tây Nguyên

Ta yêu nhau từ Buôn Ma Thuột

Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột

Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại

Một cao nguyên ở trong tôi vừa thật vừa gần xa xôi

1. Buôn Mê Thuột có gì đặc biệt?

Buôn Mê Thuột hay còn gọi là Buôn Ma Thuột là thành phố của tỉnh Đăk Lăk, là thành phố miền núi đông dân của vùng Tây Nguyên nước ta. Buôn Mê Thuột là thủ phủ của cà phê cả nước, là cái nôi sinh ra những hãng cà phê thêm ngon, nổi tiếng cả nước và xuất đi nước ngoài. Hiểu được giá trị từ cà phê mang lại, người dân Buôn Mê Thuột cực kì chú trọng khai thác và giữ gìn văn hóa về cà phê, trở thành điểm đặc trưng khi được nhắc đến. Ngoài ra, Buôn Mê Thuột còn được biết đến với văn hóa Cồng Chiêng lâu đời và những địa điểm du lịch độc đáo, thu hút khách tham quan.

2. Di chuyển tới Buôn Mê Thuột như thế nào?

Thành phố Buôn Mê Thuột cách Hà Nội gần 1400km, cách Sài Gòn khoảng 350km, chúng ta có thể  chọn đi máy bay hoặc xe giường nằm. Các hãng hàng không đều có chuyến bay đến Buôn Mê trong ngày nên việc đi lại không quá khó khăn, giá vé dao tầm 500k-1tr/ lượt tùy mùa, nếu săn được khuyến mãi thì có giá tốt hơn nữa.

Ngoài ra còn có thể di chuyển bằng xe khách, bạn có thể đặt chuyển xe đêm để có mặt tại Buôn Mê vào lúc sáng sớm. Giá vé dao động tầm 250-400 ngàn đồng/ lượt. Các nhà xe uy tín có thể tham khảo là nhà xe Quý Thảo, Kim Anh Limousine, Năm Thùy, Kumho Samco.

Sân bay Buôn Mê Thuột

3. Đến Buôn Mê Thuột có gì để chơi, và vào nên đi vào thời điểm nào trong năm?

Đến với Buôn Mê, bạn sẽ cảm nhận được hết sự hoang dại của núi rừng, bỏ lại sau lưng mệt mỏi ở phố thị, hưởng không khí trong lành và những địa điểm du lịch đặc trưng có câu chuyện li kì của vùng Tây Nguyên

Đến với thác Dray Nur, đập vào mắt chúng ta là khung cảnh bọt tung trắng xóa từ dòng thác đổ, nước mênh mông tạo nên khung cảnh nên thơ hữu tình nhưng không kém phần dũng mãnh. Khám phá thác Dray Nur nên đi vào khoảng tháng 2-5, khi thời tiết khô ráo, đường dễ đi, cảnh vật nên thơ và có nhiều hoạt động thú vị như là đạp xe, leo núi hay chèo thuyền và cắm trại.

Đá Voi Mẹ: nằm ở địa bàn xã Yang Tao (huyện Lăk), cách Thành phố Buôn Mê Thuột tầm 40km, là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam, có màu sắc và hình hài gồm những đường nét uốn lượn của tảng đá liên tưởng đến tấm lưng của một chú voi khổng lồ. Để chinh phục Đá Voi Mẹ không khó, tuy nhiên có những lưu ý về lựa chọn thời tiết khi đi. Tránh đi những ngày mưa vì đường đi trơn trợt, không có nơi bám víu cộng gió mạnh dễ gây nguy hiểm cho người leo. Còn những ngày nắng thì tuy khó chịu với hơi nóng từ phiến đá toát ra nhưng với sườn dốc thoai thỏai dễ đi, chỉ mất 15-20 phút để bạn có thể đển được đỉnh Đá Voi và chiêm ngưỡng toàn cảnh trong vùng như hồ Yang Reh và dãy Chư Yang Sin – mái nhà của Tây Nguyên.. Đá Voi Mẹ là LINH HỒN CỦA ĐỒNG BÀO M’NÔNG. Họ tôn Đá Voi như một vị thần với niềm tin che chở và bảo vệ dân làng, ngoài ra còn là di chứng lịch sử và đặc biệt là dấu ấn bản sắc của văn hóa buôn làng.

Hồ Lăk: nằm yên bình ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, là hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh Đăk Lắk và thứ 2 cả nước. Hồ có diện tích khoảng 6,2km vuông, được bao quanh bởi cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, xa xa phảng phất hình bóng rừng xanh núi cao tạo nên cảnh sắc bình yên vô cùng. Để chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của Hồ Lăk, nên đi vào tháng 9-12, vì hết mùa mưa, nước dâng cao, thời tiết mát mẻ. Hoặc có thể đi vào tháng 5 để chiêm ngưỡng hoa sen trắng nở quanh hồ, làm cho cảnh vật thơ càng nên thơ.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan: tọa lạc số 117 đường Thống Nhất, trong trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột. Công trình có dáng dấp của nhà dài Ê Đê với bộ mái 2 tầng, nhưng có cấu trúc theo kiểu nhà rường đặc trưng của cung đình Huế, là công trình có nét kiến trúc giao thoa giữa 2 xứ sở nước Nam. Lí do có đặc điểm như thế vì chùa được Mẫu thân của vua Bảo Đại cho khởi dựng năm 1951 trên khu đất bà hiến cúng. Chùa Sắc Tứ Khải Đoan được đặt theo chữ đầu của vua Khải Định và hoàng thái hậu Đoan Huy, cũng là ngôi chùa được sắc phong “Sắc Tứ” cuối cùng ở Việt Nam. Nhờ lối kiến trúc độc đáo nên đây là nơi check in sống ảo được ưa thích của giới trẻ, tuy nhiên, chỉ nên chụp hình ở xung quanh chùa, tránh vào chánh điện để giữ tôn nghiêm.

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Ngoài ra còn có các điểm du lịch mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên như bảo tàng Đăk Lăk, khu du lịch KOTAM, buôn Đôn, buôn Ako Dhong, Nhà Đày Buôn Mê Thuột …

Nhà Đày – Bảo Tàng Đăk Lắk

Nghỉ ngơi ở Buôn Mê Thuột?

Các bạn có thể tham khảo các khách sạn lớn tên tuổi như Mường Thanh, Sài Gòn Ban Mê Hotel, Elephants Hotel có giá dao đồng tầm 700 tới 2tr

Hoặc các bạn có thể chọn những homestay để có thể trải nghiệm được hết khung cảnh núi rừng cũng như không khí Buôn Mê như:

Lee’s House

Xóm Đồi Homestay Buôn Mê Thuột

Vườn Pháp 2 Homestay

Cốm’s Homestay

Đăng bởi: Quỳnh Nguyễn

Từ khoá: Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột – Tham quan và cảm nhận vẻ đẹp Tây Nguyên

Khám Phá Bảo Tàng Đắk Lắk Bức Tranh Thu Nhỏ Giữa Đại Ngàn Tây Nguyên

Giới thiệu bảo tàng Đắk Lắk 

Vị trí: 12 Lê Duẩn, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột

Thời gian mở cửa: 8h – 21h từ thứ 3 đến chủ nhật (cả ngày lễ tết)

Giá vé tham quan: 20.000 VNĐ/ trẻ em và 30.000 VNĐ/ người lớn

Bảo tàng Đắk Lắk hội tụ gần như trọn vẹn các giá trị văn hóa và lịch sử về tỉnh Đắk Lắk nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung. Tới đây, bạn không chỉ ngã ngửa bởi công trình kiến trúc quá đồ sộ mà còn bởi không gian văn hóa vô cùng đặc sắc và độc đáo của hơn 44 dân tộc đang sinh sống tại Đắk Lắk.

Bảo tàng Đắk Lắk sẽ là điểm đến vô cùng thú vị trong chuyến đi đến Buôn Ma Thuột của bạn đó

Bảo tàng Đắk Lắk sở hữu kho tàng hiện vật vô cùng lớn, đặc biệt là hiện vật văn hóa của các dân tộc Ê Đê, M’nông, Xê Đăng, Gia Rai, Tày,… Có tới hơn 13.000 hiện vật được trưng bày theo 3 phân khu: Văn hóa dân tộc, lịch sử và đa dạng sinh học. Cách thức thể hiện và truyền tải của bảo tàng khá phong phú từ những bài giới thiệu, chú thích, ảnh, phim và video,… Ngoài ra, bảo tàng còn sử dụng các phương pháp trưng bày hiện đại tạo được sự hấp dẫn và thu hút sự tò mò của du khách trong quá trình tham quan.

Nét kiến trúc độc đáo vừa hiện đại vừa cổ điển của Bảo tàng Đắk Lắk

Đặc biệt hơn nữa, bảo tàng Đắk Lắk là nơi đầu tiên tại Việt Nam tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số bản địa trong trưng bày. Ngoài tiếng Việt, Anh và Pháp, bảo tàng còn sử dụng ngôn ngữ Ê Đê – ngôn ngữ của cư dân bản địa đông nhất trong tỉnh và cả ngôn ngữ của các dân tộc khác để gọi tên những hiện vật của đồng bào họ.

Khám phá những điều thú vị tại bảo tàng Đắk Lắk Giá trị văn hóa lịch sử hội tụ trong từng nét kiến trúc

Là nơi quy tụ văn hóa và giá trị lịch sử của vùng Đắk Lắk cho nên bảo tàng Đắk Lắc được đầu tư vô cùng chỉn chu và kỹ lưỡng trong từng nét kiến trúc. Bảo tàng còn là sản phẩm của sự hợp tác giữa Cộng hòa Pháp và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bảo tàng được xây dựng với tổng diện tích 65.000m2 thuộc khuôn viên Biệt điện Bảo Đại cũ là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

Vẻ đẹp bảo tàng Đắk Lắk

Bảo tàng được thiết kế theo lối kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê kết hợp cùng các yếu tố hiện đại như kính, hợp kim,… Tạo nên không gian vừa truyền thống vừa hiện đại.

Không gian hiện đại tại bảo tàng

Được xây dựng trong không gian mở, tạo nên sự thoải mái cho mọi người khi ghé tới đây tham quan. Phần ngoại cảnh của bảo tàng cũng được chú trọng từng chút. Những thảm có xanh mướt, cây cối to lớn tán lá sum suê tỏa bóng mát tạo nên không gian thiên nhiên vô cùng thơ mộng.

Khám phá khu đa dạng sinh học quý giá

Bước vào khu đa dạng sinh học này, du khách sẽ có cảm giác như lạc bước vào không gian thu nhỏ của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, hoang sơ với vô số loài động thực vật.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loài động vật vô cùng quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ, các cây gỗ quý, những loại thổ nhưỡng và nhiều thắng cảnh vô cùng rực rỡ khác.

Khu lịch sử

Nằm ngay bên phải bảo tàng Đắk Lắk chính là khu lịch sử trưng bày hơn 400 hiện vật dưới dạng tranh, ảnh, phim ngắn… về dòng chảy lịch sử của Đắk Lắk từ thời đồ đá cho tới hiện đại.

Đến với Bảo tàng Đắk Lắk bạn sẽ có cơ hội được nhìn ngắm các hiện vật vô cùng quý giá

Một vài hiện vật điển hình như: trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng, chén đĩa cổ, tiền và nhà đày Buôn Ma Thuột trong chiến dịch 1930 – 1945, súng và giường cách mạng trong chiến dịch 1945 – 1975, sa bàn trận đánh mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh,…..  Ngoài ra nơi đây còn có các thước phim về các chiến dịch đẫm máu chống quân thù trong quá trình giải phóng dân tộc của ta được ghi lại và trình chiếu.

Đã tới thì sao mà có thể bỏ qua các hiện vật của bảo tàng được

Khu đa dạng hiện vật văn hóa

Ở bên trái bảo tàng Đắk Lắk, một không gian văn hóa các dân tộc vừa mới mẻ nhưng cũng rất mộc mạc hiện ra trước mắt du khách. Với không gian gần 700m2 cùng hơn 450 hiện vật như: gùi trong nông nghiệp, thuyền độc mộc, giỏ, ghế dài, bếp lửa, đồ trang sức, trang phục truyền thống,… bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về đời sống hằng ngày cũng như các nét độc đáo của người dân bản địa.

Các vật dụng quen thuộc trong đời sống người dân

Bảo tàng Đắk Lắk là một điểm tham quan vừa đẹp vừa mang ý nghĩa lịch sử mà nhất định bạn phải đến một lần. Tới đây bạn vừa có thể được khám phá những giá trị lịch sử văn hóa vô cùng sâu sắc, vừa có thể mang về cho mình những tấm hình vô cùng “chất”.

Đăng bởi: Hoàng Vũ

Từ khoá: Khám phá bảo tàng Đắk Lắk  bức tranh thu nhỏ giữa đại ngàn Tây Nguyên

Thác Châu Âu Giữa Núi Rừng Tây Nguyên

Những tán lá phớt đỏ, dòng nước trắng xoá, thác 7 tầng như một ngọn thác của châu Âu giữa lòng núi rừng Tây Nguyên. Thác 7 tầng nằm sâu trong rừng quốc gia Nam Nung, Đắk Nông, cách cửa rừng khoảng 10km. Đường đến rừng Nam Nung tuyệt đẹp với những cung đường đất đỏ uốn cong, dốc núi ẩn hiện, triền thông rì rào, không khí trong lành và vắng vẻ, khiến du khách như lạc vào chốn thiên thai cùng cảm giác bình an, thanh thản lạ.

Dòng nước trắng xóa, cuồn cuộn chảy

Thế nhưng cung đường vào thác ngược lại. Cả con đường ẩn mình dưới bóng mát của những cây cổ thụ. Vào ngày nắng, đi dưới bóng râm, nghe cái lạnh se sắt của núi rừng, nghe chim hót, xa xa tiếng vượn hú thì không gì bằng. Nhưng sau những đợt mưa đầu mùa, bóng râm của tán cây trở thành “kẻ tội đồ” biến con đường ngập trong bùn. Đoạn nào bùn ít, du khách còn trả số, dong xe qua, riêng những đoạn ngập đến mắt cá, thì một người dắt, vài người đẩy. Cá biệt có những đoạn bùn biến thành sông, cả nhóm rơi vào thế “lui không được, tiến tới không xong”, đành băng trên những khoảng trống ngập lá đang phân rã giữa các cây, nghe trong gió vị hăng hắc của lá mục, vị nồng của cỏ bị dập. Cuối con đường, thác 7 tầng hiện ra hoang sơ và đẹp đến ngỡ ngàng.

Đường vào thác vô vàn khó khăn.

Đường vào thác vô vàn khó khăn.

Toạ lạc giữa khu rừng quanh năm không khí lạnh, nên không lạ khi thác 7 tầng không mang đặc trưng của những thác miền nhiệt đới là dòng chảy cuồn cuộn đập mạnh vào đá, mà mang đậm nét của một thác nước miền ôn đới với những tán lá có màu xanh nhạt, hay phơn phớt đỏ cùng ánh nắng màu vàng nhạt. Mảng màu ấy khiến thác mang vẻ đẹp man mác như mùa thu ở các nước châu Âu.

Vẻ đẹp của thác được ví như mùa thu ở các nước Châu Âu

Nhìn từ xa, hay nhìn từ trên xuống, thác tựa như người sơn nữ sau khi hoá thân thành dòng nước, vừa “tham lam” muốn mang thật nhiều nước, vượt qua bao núi rừng về cứu hạn cho dân làng, vừa sợ làm tổn thương cây cỏ, nên cứ trải dài, trải dài, nhẹ nhàng. Thế thác, màu của cây cỏ khiến thác mang một nét đẹp thanh thoát, bình yên.

Thác mang vẻ đẹp của các thác nước ở châu Âu với những dòng chảy trải rộng.

Không khí trong rừng cao nguyên thấm dần cái lạnh vào du khách, song vẫn không thể ngăn người ta hòa mình vào dòng nước trong vắt cạnh những gờ đá. Vài người lúc đầu còn nhăn mặt vì cái lạnh đến tê người của cả không khí và dòng chảy, nhưng vài phút sau, lại cũng cảm thấy dễ chịu. Cứ thế, cái ấm áp từ đâu thấm dần vào người, mọi mệt nhọc của quãng đường như được gột sạch, tâm trạng cũng thư thái, nhẹ nhàng hơn. Thoảng trong gió, tiếng chim rừng rít rít, hương thơm của những đóa phong lan rừng đung đưa trên những nhành cổ thụ thơm ngát.

Sự biến hoá của dòng chảy.

Sự biến hoá của dòng chảy.

Thác 7 tầng nằm sâu trong rừng quốc gia Nam Nung và không thuộc diện khai thác du lịch, du khách nên xin phép kiểm lâm trước khi khám phá và chỉ nên đi theo đường quy định, không nên ở lại thác sau 16h.

Mytour – Nguồn tổng hợp

Đăng bởi: Khảo Sát

Từ khoá: Thác châu Âu giữa núi rừng Tây Nguyên

Thác Phú Cường Ấn Tượng Sự Hùng Vĩ Của Tây Nguyên

Thác Phú Cường ở đâu Tây Nguyên?

Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 45km về phía đông nam, thác Phú Cường nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc xã Dun, huyện Chư Sê. Thác Phú Cường có độ cao chừng 45m, với không gian bao quanh hùng tráng, không khí trong lành. Ngọn thác này với vẻ đẹp kỳ vĩ của mình, đã trở thành một trong những điểm đến du lịch Gia Lai không thể bỏ qua của du khách khi có dịp về thăm du lịch Tây Nguyên.

Vẻ đẹp hoang sơ ở đâu Tây Nguyên?

Với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, kỳ vĩ và tráng lệ vốn có của tự nhiên cùng với độ cao chọc trời 45 m, thác Phú Cường luôn là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn.

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Để đặt chân xuống thác nước kì vĩ này thì du khách phải đi qua một hệ thống cầu thang dài vững chắc được xây bằng sắt rất chắc chắn

Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của cột thác cao vào mùa mưa; đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng của dòng thác như dải lụa mềm vắt ngang núi rừng nơi đâyvào mùa khô; cưỡi voi khám phá núi rừng, tắm tiên trên dòng suối La Peet và ngắm nhìn dòng suối róc rách len lỏi qua từng phiến đá sigma lớn, nhỏ để đổ ra dòng sông Ayun cùng với loài hoa Nhã My ẩn mình đâu đó dọc theo con suối, dòng sông, khe đá.

Dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa đổ về thác nước Phú Cường.

Con đường dẫn vào khu du lịch có hai con đường nhỏ, một bên là vào thác Phú Cường, bên kia là chạy xuống cây cầu bắt ngang qua dòng suối La Peet – nơi thượng nguồn cung cấp những dòng nước như cột trời cho thác Phú Cường phía dưới. Vào mùa mưa, dòng suối La Peet tung bọt trắng xóa, những chỗ sâu nước chảy cuồn cuộn kêu rít lên như muốn tranh giành để chảy nhanh về phía hạ nguồn, nơi có dòng thác kia đón nhận. Du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn thỏa thích dòng suối chảy, chụp những bức hình đẹp cho nhật ký du lịch của mình. Vào mùa khô, nước suối chảy nhẹ qua những vách đá, phiến đá lớn nhỏ, thích hợp cho khách tham quan đắm mình trong những dòng nước mát lạnh, du dương trong tiếng hát của những cô gái Ba Na, Raglai hòa trong tiếng suối chảy.

Trong cái tiết trời oi bức, nắng nóng giữa ban trưa của núi rừng, du khách tìm về nơi được mệnh danh là đệ nhất thác Gia Lai kia để nghỉ mát, ngắm dòng thác đổ ầm ầm xuống vực, kết hợp phản chiếu của ánh nắng mặt trời, tạo nên những dải bảy sắc cầu vồng giữa lòng thác rất đẹp. Nhiều du khách không thích mạo hiểm thường chọn những bóng râm dưới tán cây lớn để nghỉ mát, cùng nhâm nhi dăm ba lon bia, tán gẫu cùng bạn bè, gia đình. Những bạn trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm thường men theo con đường mòn dẫn vào sâu trong lòng vách núi để có cơ hội nhìn cận cảnh vẻ đẹp hùng vĩ, độc đáo của núi rừng ban tặng cho dòng thác có một không hai này.

Thác nước Phú Cường.

Những trò nhảy từ phiến đá xuống khu vực thác đổ, đứng trên phiến đá để cảm nhận những cung bậc nước rơi từ trên núi, hay khám phá vẻ đẹp như thạch động trong lòng vách đá ẩn mình phía sau dòng thác tráng lệ kia luôn tạo sự cuốn hút, hứng thú và cuốn hút mọi khách tham quan. Du ngoạn núi rừng vùng này với những chú voi cao lớn được xem là một trong những hình thức du lịch rất thú vị khi đến nơi đây. Ở thác Phú Cường, du khách sẽ dễ dàng tìm thuê voi để cưỡi khám phá non nước núi rừng, thắng cảnh Phú Cường, hay tìm về nơi hạ nguồn của dòng sông Ayun để ngắm loài hoa lạ Nhã My mọc đâu đó bên dòng sông, trong kẽ đá.

Một số thông tin thêm khi du lịch thác Phú Cường:

Giá vé vào cổng: Khoảng 15.000 đồng (bao gồm cả dịch vụ tham quan thác và các dịch vụ đi thuyền trên hồ).

Mang gì vào thác: Các bạn nhớ mang đồ ăn, thức uống vào sẽ thích hợp cho các chuyến dã ngoại, picnic hơn. Ở đây còn khá hoang sơ, dịch vụ chưa có nhiều.

Lưu ý: Cẩn trọng với các khu vực gần thác đổ, rất nguy hiểm và dễ té ngã do trơn trợt. Các bạn có thể mang theo băng cá nhân và các vật dụng y tế nhỏ gọn để dễ chữa trị các vết thương do va chạm, trầy xướt trong quá trình di chuyển trên đá.

Đăng bởi: Tú Lê Anh

Từ khoá: Thác Phú Cường Ấn Tượng Sự Hùng Vĩ Của Tây Nguyên

Cập nhật thông tin chi tiết về Vẻ Đẹp Đại Ngàn Tây Nguyên – Thác Dray Sáp trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!