Bạn đang xem bài viết Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
2. Biện pháp kiểm soát khi gặp hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máuTùy vào từng trường hợp cụ thể ra máu nhiều hay ít ở chị em, mà có cách kiểm soát và xử lý khác nhau.
Đối với trường hợp ra máu ít, chị em có thể sẽ được bác sỹ cho uống theo chỉ định mỗi tối 1 viên ethinyl estradiol cùng với thuốc tránh thai đến ngày thứ 22 thì dừng lại.
Đối với trường hợp ra máu nhiều, mỗi tối uống 2 viên ethinyl estradiol cùng với thuốc tránh thai đến ngày thứ 22 thì dừng lại.
Chị em nên uống ethinyl estradiol kết hợp với thuốc tránh thai khẩn cấp theo từng trường hợp để kiểm soát hiện tượng ra máu – Ảnh: Internet
Đối với trường hợp ra máu giống như chu kỳ kinh nguyệt, hoặc thời gian ra máu gần với 1 chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể phải dừng uống đợt này lại, đợi đến kỳ ngày thứ 5 của kinh nguyệt tiếp theo thì bắt đầu uống lại và tính lại ngay từ đầu. Đồng thời, khi quyết định sử dụng thuốc tránh thai thì chị em luôn được khuyên cần uống đúng giờ, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc để đảm bảo hiệu quả và hạn chế cao nhất biến chứng do thuốc gây nên.
Thuốc cần được bảo quản đúng nơi quy định, khô ráo. Nếu bị ướt hoặc ẩm móc thì nên bỏ ngay và không được sử dụng.
Tuy nhiên các biện pháp kiểm soát tình trạng ra máu khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp ở các mức độ, đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, được theo dõi cần thận. Chị em cần thực hiện điều này nhằm bảo vệ sực khỏe của mình.
3. Một số thắc mắc của chị em khi gặp hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máuUống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu thì có thai không?
Ngoài tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây nên hiện tượng rong huyết, hoặc do sử dụng thuốc không đúng cách nên sẽ không dẫn đến có thai, chị em cũng nên lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình và thời điểm quan hệ tình dục là khi nào. Vì trong trường hợp cặp đôi quan hệ tình dục vào ngày rụng trứng thì xem như thuốc tránh thai khẩn cấp đã mất tác dụng, đồng nghĩa với việc tránh thai đã thất bại.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy hiểm không, ra máu có nguy hiểm không?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nhiều trường hợp, tình huống ví dụ có sử dụng đúng cách, đúng thuốc, đúng chỉ định, đúng trường hợp và hướng dẫn,….
Tương tự, ra máu khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp có nguy hiểm hay không cũng còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của các trường hợp. Tình trạng ra máu ít hoặc nhiều nhưng không kèm theo triệu chứng, hiện tượng nào khác, có thể không nguy hiểm cho sức khỏe. Ngược lại, hiện tượng ra máu kéo dài, hoặc có kèm theo các biểu hiện bất thường, thì chị em cần phải đi thăm khám ngay tại tại chuyên khoa sản các bệnh viện uy tín để kiểm tra.
Tuy nhiên, dù bất cứ trường hợp nào, chị em cũng không được chủ quan, cần bình tĩnh và nhất thiết theo dõi chặt chẽ, mới có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng và có cách xử lý kịp thời.
Chị em thường có nhiều thắc mắc và lo lắng khi gặp hiện tượng ra máu khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp – Ảnh: Internet
Như vậy, uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu không phải là việc có thể xem nhẹ, ngay cả khi đây là hiện tượng thường gặp đã được cảnh báo khi sử dụng thuốc. Bên cạnh việc lựa chọn thuốc tránh thai khẩn cấp làm biện pháp tránh thai trong những tình huống bất khả kháng, thì chị em cũng cần lưu ý trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về cách sử dụng thuốc, cũng như nhận biết được các hiện tượng sau khi dùng thuốc. Điều này sẽ giúp chị em luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mình, bình tĩnh tìm đến các biện pháp xử lý đúng đắn, phù hợp và kịp thời, tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguyễn Hà tổng hợp
Lạm Dụng Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Thể Ảnh Hưởng Chức Năng Sinh Sản
4h sáng ngày 28/3, chị Huyền (TP HCM) nhập viện Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM do đau bụng cấp, da nhợt nhạt, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ siêu âm thấy dịch chảy nhiều trong ổ bụng. Chị mang thai ngoài tử cung vỡ, mất máu cấp, tiên lượng nặng.
Ê kip cấp cứu kích hoạt báo động đỏ toàn viện, chuyển bệnh nhân vào phòng mổ dưới sự phối hợp của khoa Sản – Gây mê hồi sức – Huyết học truyền máu.
Trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, chúng tôi Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm Sản Phụ khoa, cho biết phôi thai vỡ khoảng 5 tuần. Thai ở đoạn kẽ ống dẫn trứng trái, sát góc tử cung, nơi có nhiều mạch máu nuôi, nên khi vỡ sẽ gây xuất huyết ồ ạt. Người bệnh có nguy cơ tử vong vì mất máu diễn ra đột ngột. “Nếu chậm trễ cấp cứu thì khoảng chưa đầy 30 phút nữa sẽ gây rối loạn đông máu, suy đa tạng, có thể tử vong”, bác sĩ Tâm nói.
Ê kip cầm máu, cắt bên vòi trứng vỡ, bảo tồn tử cung. Bác sĩ hút hơn một lít máu trong ổ bụng người bệnh. Đồng thời, chị Huyền được bù dịch, truyền hơn 4 đơn vị máu trong lúc mổ.
Chị Huyền cho biết, vợ chồng có 3 con, không có kế hoạch sinh thêm em bé. Chị từng đặt vòng tránh thai nhưng bị rong kinh, huyết trắng nên tháo vòng. Chồng chị đi làm xa, ít gặp nhau, suốt 5 năm qua chị ngừa thai bằng cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, có tháng tôi sử dụng khoảng 1-2 viên.
Bác sĩ Thanh Tâm (phải) trong ca phẫu thuật cứu bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung. Ảnh: Tuệ Diễm
Theo bác sĩ bác sĩ Thanh Tâm, thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngừa thai cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu uống sai cách vẫn tồn tại nhiều tác hại như làm mỏng niêm mạc tử cung, mang thai ngoài tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chóng mặt, buồn nôn, tăng cân không kiểm soát, rối loạn huyết áp và hô hấp, căng thẳng, stress, trầm cảm…
“Trường hợp sản phụ Huyền mang thai ngoài tử cung khả năng cao do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài”, bác sĩ Thanh Tâm nhận định.
Với thai kỳ bình thường, phôi thai (trứng đã thụ tinh) sẽ đi từ ống dẫn trứng vào tử cung và làm tổ bên trong niêm mạc tử cung, ở lại bên trong tử cung cho đến khi sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tránh thai sai cách góp phần ngăn cản hay làm chậm sự di chuyển của phôi đến buồng tử cung, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Chuyên gia cũng lưu ý, chị em không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Phái đẹp chỉ nên uống không quá 2 lần một tháng, 3 lần mỗi năm để tránh ảnh hưởng khả năng sinh sản.
Thai ngoài tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chiếm 5-10% phụ nữ mang thai tử vong trên thế giới. Ước tính khoảng 1-2% trường hợp có thai ngoài tử cung qua thụ tinh tự nhiên, khoảng 2,1-8,6% ở các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
Nếu thai phụ được phát hiện trễ có thể dẫn đến biến chứng vỡ, chảy máu ồ ạt, tỷ lệ tử vong khoảng 1-1,5%. Khoảng 30% thai phụ mang thai ngoài tử cung sau đó vẫn có thai bình thường, 10% có nguy cơ tái phát ở lần mang thai kế tiếp, một nửa trường hợp vô sinh.
Thống kê cho thấy, cứ 1.000 thai phụ sẽ có khoảng 17 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Tần suất thai phụ gặp tình trạng này gia tăng do xu hướng thực hiện IVF, tăng bệnh lây truyền qua đường tình dục; phụ nữ có tiền căn thai ngoài tử cung, phẫu thuật ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, hút thuốc lá, bất thường tử cung…
Tuệ Diễm
Bị Cảm Cúm Nên Uống Thuốc Gì?
/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/bi-cam-cum-nen-uong-thuoc-gi/
Cảm cúm là dạng bệnh lý do virus cấp tính đường hô hấp gây ra và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Triệu chứng bệnh bao gồm: viêm long đường hô hấp, đau họng, đau đầu, nhức mỏi toàn thân,…Vậy khi bị cảm cúm nên uống thuốc gì?
1. Tổng quan về bệnh cảm cúmCảm cúm là dạng bệnh lý do virus cấp tính đường hô hấp gây ra và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Triệu chứng bệnh bao gồm: viêm đường hô hấp, đau họng, đau đầu, nhức mỏi toàn thân,… Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần tùy vào hệ miễn dịch của người bệnh.
Phân độ cảm cúm:
Cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ): Chỉ có biểu hiện triệu chứng đơn thuần như viêm long đường hô hấp (sổ mũi, ngạt mũi, ho, hắt hơi, đau rát họng), đau đầu, đau nhức người,…
Cúm có biến chứng (cúm nặng): Có các triệu chứng kể trên kèm theo một trong các biểu hiện sau:
Có tổn thương phổi với biểu hiện suy hô hấp ( thở nhanh, khó thở, spO2 giảm).
Có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm trùng, tụt huyết áp, suy đa phủ tạng.
Có các triệu chứng tăng nặng lên ở người bệnh có bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy gan, suy thận, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu,…).
Các đối tượng nguy cơ xuất hiện biến chứng khi mắc cảm cúm bao gồm:
Trẻ em: < 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.
Người già trên 65 tuổi.
Phụ nữ có thai.
Người lớn mắc các bệnh mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, suy tim, nhồi máu cơ tim, ….)
Người bệnh suy giảm miễn dịch (người bệnh đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
2. Cảm cúm nên uống thuốc gì? 2.1. Điều trị thuốc kháng virus.Dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm A hoặc B (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ. Thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là Oseltamivir, Zanamivir.
Liều lượng Oseltamivir ( Tamiflu) được tính theo tuổi, cân nặng.
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: Liều 75mg x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ ≥ 12 tháng đến ≤ 13 tuổi điều chỉnh liều theo cân nặng:
Cân nặng ≤ 15kg: 30mg x 2 lần/ngày.
Trẻ < 12 tháng tuổi:
0-1 tháng: Liều 2mg/kg x 2 lần/ngày.
Zanamivir: sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir, chậm đáp ứng hoặc kháng với oseltamivir. Zanamivir sản xuất dưới dạng hít định liều, liều dùng zanamivir có thể tham khảo như sau:
Trẻ em từ 5 đến 7 tuổi: 10mg ( 2 lần hít 5mg) x 1 lần /ngày.
2.2. Thuốc điều trị hỗ trợ
Thuốc hạ sốt: chỉ dùng Paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C, không dùng nhóm thuốc Salicylate như Aspirin để hạ sốt.
Thuốc cân bằng nước điện giải: Người bệnh cần bổ sung nhiều nước và hàm lượng chất điện giải. Oresol thường được sử dụng để bổ sung bù nước khi chúng ta bị mất nước. Chúng có lượng đường thấp hơn nhiều so với đồ uống thể thao thông thường và natri, clorua và kali là những chất điện giải duy nhất mà oresol bao gồm.
Thuốc chống dị ứng, viêm mũi (gồm kháng histamin H1 như loratadin, clorpheniramin maleat…).
Bổ sung các vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng (vitamin C, vitamin 3B, vitamin tổng hợp, selen,…).
2.3. Cảm cúm sổ mũi có thể dùng thuốc gì?
Các nhóm thuốc co mạch như Naphazolin, Xylometazoline dùng dưới dạng nhỏ mũi. Nhờ cơ chế làm co các động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch hang đẩy máu đi nơi khác, từ đó làm cho hốc mũi rộng làm mũi hết nghẹt, giúp người bệnh dễ thở hơn. Những thuốc này chỉ nên dùng trong 3-5 ngày, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm mũi, phù nề cuốn mũi và tăng tình trạng nghẹt thở, giảm khứu giác, đau đầu.
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống các dị vật ở đường thở ra ngoài. Do đó, trong bệnh cảm cúm, nếu triệu chứng ho nhẹ, không đáng kể thì không cần dùng thuốc giảm ho. Tuy nhiên nếu ho với mức độ thường xuyên, khiến cho bệnh nhân đau rát cổ họng, mệt mỏi, khó chịu, nuốt đau, nên sử dụng các thuốc giảm ho.
Trong trường hợp ho khan có thể dùng Dextromethorphan, codein. Ho khan kèm ngạt mũi, sổ mũi có thể dùng các thuốc phối hợp như Atussin, Decolgen, Rhumenol,…
Nhóm thuốc phối hợp chứa các hoạt chất làm giảm ho như dextromethorphan và kháng histamin như chlorpheniramine, fexofenadine giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa họng, hắt hơi.
Dùng các thuốc làm loãng đờm, tiêu đờm như Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein,…trong trường hợp ho có đờm. Các thuốc có tác dụng làm đờm loãng hơn, khi người bệnh ho đờm sẽ dễ thoát ra ngoài hơn.
Nhỏ mũi, rửa mũi, súc miệng họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống nhiều nước cam chanh, nước chanh nóng mật ong, nước gừng mật ong, giúp làm ấm cơ thể và cũng có tác dụng giảm ho, tiêu đờm.
Lưu ý: Kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cảm cúm, vì cảm cúm là bệnh do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tiêu diệt vi khuẩn chứ không tiêu diệt được virus. Kháng sinh chỉ sử dụng trong các trường hợp đã có bội nhiễm vi khuẩn, hoặc dùng với mục đích dự phòng bội nhiễm vi khuẩn ở nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm khuẩn cao (người suy giảm miễn dịch, người cao tuổi có nhiều bệnh nền,…). Việc sử dụng kháng sinh phải qua thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng kháng thuốc và gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
3. Cách chữa bệnh cảm cúmNgoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và dùng thuốc đúng cách, người bệnh cũng cần cũng cần áp dụng một số phương pháp khác để bệnh nhanh khỏi bao gồm:
Nghỉ ngơi thư giãn
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Người bệnh có thể tập thiền, điều hòa hơi thở. Những việc này sẽ giúp hệ miễn dịch được cải thiện, từ đó mà cơ thể mau khỏe hơn.
Uống thật nhiều nước
Trong bệnh cảm cúm có sốt cao, có thể kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, làm cho cơ thể mất nước, mất điện giải. Lúc này, ngoài uống bổ sung oresol, người bệnh có thể uống kèm thêm nước lọc, nước ép trái cây, nước sinh tố) để bổ sung thêm nước cho cơ thể và tăng sức đề kháng.
Mặc quần áo thoải mái
Khi người bệnh cảm cúm có triệu chứng sốt cao, cần mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để cơ thể dễ tỏa nhiệt hơn. Không nên mặc đồ quá dày hay mặc nhiều lớp quần áo, vì sẽ khiến cơ thể khó thoát nhiệt và mồ hôi không thoát ra ngoài được, dễ thấm ngược vào cơ thể, làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Cảm cúm lây truyền chủ yếu qua giọt bắn, khi ho, hắt hơi và bề mặt có chứa giọt bắt. Vì vậy, cần đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với người nghi nhiễm cúm. Cùng với đó, vệ sinh các bề mặt trong nhà, thường xuyên lau chùi, quét dọn, mở cửa sổ để không gian sạch sẽ, thoáng mát cọ rửa nhà vệ sinh sạch sẽ để tránh phát tán virus.
Thông qua bài viết này hi vọng sẽ giúp giải đáp được thắc mắc của người bệnh khi cảm cúm nên uống thuốc gì và làm sao để điều trị cúm tại nhà nhanh khỏi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe cần được tư vấn, thăm khám, có thể đến Bệnh viện Vinmec để được chẩn đoán bệnh và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Cách Dùng Que Thử Thai Sai Cách Chị Em Cần Tránh
2.2. Thử thai quá sớm
Thử thai quá sớm là cách sử dụng que thử thai dẫn đến kết quả sai lệch khá phổ biến. Dù hiện nay, độ nhạy của các loại que thử thai ngày càng cao, có thể giúp phát hiện tình trạng mang thai khá sớm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cơ địa của mỗi người khác nhau. Không phải mọi phụ nữ mang thai đều có nồng độ hCG trong nước tiểu giống nhau. Vì vậy, việc thử thai sớm có thể đưa đến kết quả không chính xác. Lỗi này không hoàn toàn do que thử, mà do thời điểm bạn tiến hành thử thai.
Thời điểm tốt nhất để thử thai là sau khi bạn trễ kinh . Lúc này, tỷ lệ chính xác của kết quả sẽ cao hơn.
Thử thai quá sớm có thể dẫn đến kết quả sai lệch. Nguồn ảnh: Freepik
2.3. Xem kết quả thử quá sớmViệc chưa đợi đủ thời gian để que thử hoạt động đã kết luận kết quả cũng là một lỗi thường gặp trong cách dùng que thử thai.
Hầu hết các loại que thử thai đều có hướng dẫn cụ thể về các bước tiến hành và cách đọc kết quả. Chúng thường cung cấp cho bạn một khung thời gian chính xác nhằm xem xét que thử để biết kết quả.
Khi nước tiểu di ngấm qua cửa sổ chỉ báo, trông có thể giống như que thử hiện hai vạch hoặc dấu + (dương tính). Tuy nhiên, điều này có nghĩa là que thử đang hoạt động để phân tích kết quả, bạn đừng vội kết luận khi chưa đủ thời gian.
Bạn hãy đợi đến hết khoảng thời gian theo chỉ dẫn để đọc kết quả xét nghiệm – thường là một đến hai phút.
Bạn có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc hẹn giờ trên điện thoại để theo dõi thời gian được chính xác hơn.
Bạn có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ để theo dõi thời gian được chính xác hơn. Ảnh Pixabay
2.4. Đợi quá lâu mới đọc kết quả xét nghiệmMặc dù bạn không nên đọc kết quả thử thai quá sớm, bạn cũng không nên đợi quá lâu đề đọc nó. Chỉ dẫn trên bao bì của từng loại que thử sẽ cung cấp cho bạn khoảng thời gian chính xác để đọc kết quả. Sau khoảng thời gian đó, kết quả còn hiển thị trên que thử được xem là vô hiệu. Vì sau khi thời gian chuẩn trôi qua, xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính trong khi thực tế là không có hCG trong nước tiểu của bạn.
Nếu bạn đã đọc kết quả trong khung giờ hướng dẫn và quyết định giữ lại que thử, bạn đừng đọc bất kỳ thay đổi nào trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi bạn thực hiện xét nghiệm.
Đợi quá lâu mới đọc kết quả xét nghiệm cũng là một sai lầm không hiếm gặp trong cách dùng que thử thai của chị em. Nguồn ảnh: Times of India
2.5. Không kiểm tra để xác nhận lại kết quả thử thai âm tínhKhông kiểm tra để xác nhận lại một kết quả thử thai âm tính cũng là sai lầm khá phổ biến trong cách dùng que thử thai của chị em.
Trong một số trường hợp, kết quả thử thai âm tính là do bạn thử thai quá sớm, khi lượng hCG chưa đủ để làm biến đổi hiển thị trên que thử. Đây là lý do hầu hết hướng dẫn thử thai hoặc dược sĩ đều khuyên bạn nên thử thai lại, nếu lần thử đầu tiên cho kết quả âm tính.
Nếu sau khi thử thai lần đầu nhận được kết quả âm tính, bạn nên thử lại sau đó vài ngày đến một tuần. Đặc biệt bạn nên thử lại khi bạn vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại.
Sau lần đầu thử âm tính, bạn nên thử thai lại vài ngày đến một tuần nếu chưa có kinh trở lại. Ảnh Pixabay
2.6. Không chấp nhận kết quả dương tính mà que thử hiển thịTrong khi một số chị em không tin tưởng kết quả âm tính, thì một số khác lại không chấp nhận kết quả dương tính trên que thử. Thông thường, có rất ít trường hợp kết quả thử thai dương tính là sai. Kết quả dương tính giả – nếu có xuất hiện – thì nhiều khả năng do lỗi của người dùng hơn là do que thử có vấn đề.
Nếu bạn không có thai, kết quả thử thai dương tính giả khó có thể xảy ra trừ khi bạn bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc. Một khả năng khác cũng có thể dẫn đến kết quả thử thai dương tính trong một thời gian ngắn đó là do hiện tượng mang thai hóa học. Đây là hiện tượng bạn có thai, có đủ lượng hCG để kết quả thử thai là dương tính nhưng sảy thai ngay sau đó hoặc sảy thai rất sớm.
Nếu kết quả que thử cho thấy bạn có thai, hãy đến bác sĩ sản khoa để được kiểm tra sớm nhất.
Một số chị em không chấp nhận kết quả dương tính mà que thử thai hiển thị. Nguồn ảnh: FirstCry Parenting
Cách sử dụng que thử thai dù khá đơn giản nhưng cũng dễ đưa đến kết quả sai lệch nếu bạn không thực hiện đúng theo chỉ dẫn. Vì vậy, bạn hãy tránh cách dùng que thử thai sai cách để thu được kết quả chính xác nhất. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe một cách thích hợp.
Theo Verywell Family
Lily Nguyễn lược dịch
Thai Phụ Bị Bóc Tách Túi Thai Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?
Sứ mệnh cao cả nhất của một người phụ nữ chính là trở thành mẹ. Hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày là những tháng ngày hạnh phúc hân hoan, yêu đời hơn bất cứ lúc nào. Sở dĩ phụ nữ yêu đời hơn bình thường là do lượng estrogen trong cơ thể tăng cao để điều hòa cơ thể. Song song đó, những cực khổ vất vả mà phái nữ phải vượt qua khi mang thai vô cùng gây khó chịu cho mẹ bầu. Một trong những hiện tượng thường gặp là bị bóc tách túi thai. Và mẹ bầu bị bóc tách túi thai nên ăn gì để nhanh hồi phục và hỗ trợ điều trị.
Bị bóc tách túi thai là gì?
Để có thể xác định được chắc chắn thì sau 3 tháng đầu thai mới có thể ổn định thực sự để bước vào quỹ đạo hình thành đầy đủ một em bé. Trong khoảng thời gian đó, thai phụ dễ bị bóc tách túi thai.
Bóc tách túi thai là hiện tượng không hiếm gặp xảy ra do túi thai không bám chặt vào thành tử cung, túi thai và thành tử cung bị tách thành khoảng trống có tụ máu.
Dấu hiệu nhận biết khi bị bóc tách túi thai
Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất. Ngoài ra còn cảm thấy đau lưng, đau bụng dưới một cách bất thường trong 3 tháng tháng đầu thai kỳ.
Bị bóc tách túi thai có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không?
Bóc tách thai nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể đảm bảo cho sự phát triển bình thường của em bé, hạn chế nguy cơ dọa sảy thai xuống mức thấp nhất.
Khi thai phụ bị bóc tách thai, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét kích thước bóc tách thai. Kích thước bóc tách thai càng lớn thì khả năng dọa sảy thai cao lên đến 90%.
Tỷ lệ bóc túi thai thường gặp là 10%, 20%, 30%, ở những tỉ lệ này nếu phát hiện sớm có thể điều trị tốt giúp giảm khả năng dọa sảy thai.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bóc tách thai
Do thai phụ vận động quá mạnh, đi lại chạy nhảy nhiều
Do thai phụ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, các thức uống có cồn,…
Do thai phụ có các triệu chứng rối loạn đông máu, cao huyết áp
Do thai phụ bị suy hoàng thể, tiểu đường hay bệnh lý tuyến giáp,…
Khi bị bóc tách túi thai nên ăn gì để mau hồi phục?
Chế độ dinh dưỡng không những góp phần sự phát triển khỏe mạnh cho cả mẹ bầu và em bé mà còn làm giảm những biến chứng sau sinh cho cả mẹ và em bé, giúp mẹ tròn con vuông.
Ngay cả khi không bị bóc tách túi thai thì mẹ bầu vẫn nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và em bé.
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên là ăn đa dạng các loại thực phẩm. Người mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn các loại rau củ có màu đậm đa dạng các loại rau củ, trái cây. Trong các loại rau củ trái cây chứa rất nhiều chất xơ giúp làm hạn chế và giảm bệnh trĩ khi mang thai, giúp cho khi sinh em bé được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, axit folic và khoáng chất bằng cách ăn các loại thực phẩm như: rau bina, cải kale, thịt bò, trứng,sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…
Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý các thực phẩm sau đây trong thời kỳ mang thai vì có thể dễ gây ra những hậu quả khó lường:
Thai phụ nên kiêng các thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt do có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh bị bóc tách túi thai
Những thực phẩm nên tránh kinh điển là rau ngót và đu đủ xanh do gây co bóp tử cung nhiều.
Những loại thực phẩm như bột sắn dây cũng không nên ăn do có tính hàn lạnh dễ gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.
Đặc biệt lưu ý nên tránh tình trạng táo bón, trĩ vì thai phụ khi đi vệ sinh rặn mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng bị bóc tách thai
Ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ mang thai khi bị bóc tách túi thai nên ăn gì để bồi bổ cơ thể?
Một số món mẹ bầu bị bóc tách thai nên ăn như:
Cháo hạt sen là một trong những món cháo giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể để bồi bổ cơ thể giúp nhanh hồi phục
Cách nấu cũng rất đơn giản: hạt sen nên được loại bỏ tim sen, vỏ hạt rồi rửa sạch. Xay cùng với gạo rồi nấu chín thì có thể thưởng thức rồi.
Cháo bí đỏ cũng giúp hỗ trợ điều trị bị bóc tách túi thai
Khi thái hạt lựu bí đỏ, trước đó nhớ loại bỏ hạt. Cho phần hạt lựu bí đỏ vào nấu với gạo rồi nêm nếm vừa ăn thì có thể thưởng thức.
Cháo cá chép cũng thường được nấu để an thai hỗ trợ điều trị trường hợp bị bóc tách thai.
Khi chế biến cá chép nhớ làm kĩ tránh mùi tanh bằng cách rửa với gừng hay chanh giúp mẹ bầu dễ ăn hơn. Ngoài ra cá giúp cung cấp nhiều omega 3 hỗ trợ quá trình giảm viêm của cơ thể.
Bị Hạ Canxi Máu Nên Làm Gì? Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Tụt Canxi
Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu hay thiếu canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu của người bệnh thấp hơn mức cho phép. Thường thì phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc trẻ em là những đối tượng cần lượng canxi lớn, nên nếu không chú ý bổ sung canxi hằng ngày thì sẽ dễ dẫn đến hạ canxi.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:
Bệnh nhân đang điều trị hoá trị
Sử dụng thuốc lợi tiểu
Suy tuyến cận giáp
Suy thận
Suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin D và magie
Nghiện rượu
Người bị bệnh bạch cầu
Sử dụng quá nhiều caffeine làm giảm khả năng hấp thụ canxi
Làm gì khi bị hạ canxi máu? Dấu hiệu nhận biết người bị hạ canxi máuNhững dấu hiệu để nhận biết người bị hạ canxi máu đó là kích thích, hoảng hốt, thở gấp, tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, ngón chân,.
Một vài trường hợp nặng hơn thì sẽ xuất hiện triệu chứng co thắt cơ hô hấp gây khó thở, co thắt cơ mặt, cơ toàn thân dẫn đến đau đớn, hoặc hơn nữa có thể là co thắt cơ thanh môn khiến người bệnh bị suy hô hấp và loạn nhịp tim.
Sơ cứu người bị hạ canxi máuĐiều quan trọng nhất cần làm trước tiên khi gặp người bị hạ canxi máu đó là giữ bình tĩnh, sau đó đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu bệnh nhân ngất đi lâu thì bạn hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.
Kiểm tra xem những đồ vật bệnh nhân mang theo có viên canxi dạng sủi hay không. Nếu có thì lấy 1 viên pha với 1 cốc nước, đợi thuốc tan thì cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không tự uống được thì có thể dùng thìa đút hoặc vỗ mạnh 2 bên má cho bệnh nhân tỉnh lại và uống thuốc.
Trường hợp bệnh nhân không mang theo canxi thì cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất một cách nhanh chóng, để được xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa hạ canxi máu Nên ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?Để tránh bị hạ canxi máu, bạn nên bổ sung canxi trong các bữa ăn hằng ngày thông qua các thực phẩm sau:
Các loại cá nhỏ ăn được cả xương, tôm, cua, ốc,…
Các loại hạt, socola đen, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, trái cây,…
Các thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, gan, dầu cá, phô mai, sữa đậu nành,…
Các loại rau xanh như rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi,…
Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng
Sữa và các sản phẩm từ sữa ở mức độ phù hợp
Ngoài ra, bạn nên tắm nắng thường xuyên từ 15-20 phút mỗi ngày vào sáng và chiều để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời.
Nên kiêng ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?
Thực phẩm có tính axit như thực phẩm đóng hộp, hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa có thể làm suy giảm canxi.
Thực phẩm chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có thể dẫn tới tình trạng mất nước do tiểu tiện nhiều, làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể và có thể dẫn đến hạ canxi máu. Nếu bạn đang trong chế độ ăn cần sử dụng caffein thì nên uống nhiều nước.
Thực phẩm giàu natri như muối ăn, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn sẽ gây ra tình giảm aldosterone
Advertisement
Nguồn: Vinmec
Cập nhật thông tin chi tiết về Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Bị Ra Máu trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!