Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Xương Thủy Tinh Có Thể Tự Đi Được Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xương thủy tinh còn có tên gọi khác là Loạn sản xương (Osteogenesis Imperinfa). Đây là một bệnh di truyền khiến xương của trẻ yếu và dễ gãy. Có nhiều thể bệnh xương thủy tinh. Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện ở trẻ phụ thuộc vào thể bệnh xương thủy tinh mà trẻ mắc phải.
Một số thể bệnh xương thủy tinh có thể xuất hiện trong lúc mang thai và khiến trẻ chết trước khi sinh. Các thể khác nhẹ hơn, có thể không được chẩn đoán cho đến khi trẻ đến tuổi thiếu niên.
Trẻ bị xương thủy tinh cần dụng cụ hỗ trợ như nạn để đứng dậy tập đi. Một vài trẻ không thể đi lại, có khi trẻ cần phải có sự hỗ trợ của chiếc xe lăn suốt cuộc đời trẻ.
Xương của trẻ rất dễ bị gãy và biến dạng. Tuy sau khi bị gãy, xương sẽ hồi phục từ từ, nhưng trong quá trình lành chúng có thể bị biến dạng.
Xương thủy tinh được gây ra bởi sự đột biến với các gen tạo ra collagen. Collagen là chất cần thiết cho xương chắc khỏe. Nếu thành phần collagen bị biến đổi hoặc không đủ số lượng cung cấp cho sự phát triển của xương, xương sẽ yếu và dễ gãy.
Các gen bất thường gây xương thủy tinh có thể xuất hiện tình cờ. Hoặc di truyền từ cha mẹ sang con. Theo một thống kê, 35% trẻ mắc xương thủy tinh được sinh ra trong gia đình khỏe mạnh hoàn toàn. Do có nhiều gen khác nhau gây ra xương thủy tinh, triệu chứng của bệnh có thể rất khác nhau. Tùy từng thể bệnh, có thể biểu hiện từ rất nhẹ đến nặng.
Các triệu chứng của xương thủy tinh rất khác nhau, ngay cả khi trẻ có chung một thể bệnh. Bao gồm:
Xương rất dễ bị gãy, thường là không có nguyên nhân rõ ràng. Đây là triệu chứng thường gặp và điển hình nhất của bệnh.
Khả năng nghe kém.
Chiều cao thấp hơn bình thường.
Răng có màu sẫm hoặc dễ gãy.
Vẹo cột sống.
Cơ bắp hạn chế vận động và ít có khả năng tập thể dục.
Dễ xuất hiện vết bầm tím.
Vấn đề về hô hấp như khó thở.
Táo bón.
Các khớp lỏng lẻo.
Hầu hết gãy xương bắt đầu xảy ra ở trẻ mới vận động như tập bò, tập đi hoặc trong giai đoạn tuổi mầm non. Gãy xương ít xuất hiện khi trẻ đến tuổi dậy thì. Phụ nữ bị xương thủy tinh có nguy cơ gãy xương nhiều hơn sau khi mãn kinh. Trong khi đó, đàn ông thường bắt đầu gãy xương nhiều hơn sau 60 tuổi.
Đôi khi, nếu trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ có thể không được chú ý cho đến khi trẻ gãy xương. Bác sĩ sẽ hỏi về thông tin về gia đình và con bạn cùng với thăm khám toàn diện. Sau đó, một số xét nghiệm cần thiết cho trẻ như:
Xét nghiệm máu để kiểm tra gen
Sinh thiết da để kiểm tra collagen (sinh thiết là lấy một mảnh da rất nhỏ để xét nghiệm)
Trẻ sẽ được tư vấn bởi Bác sĩ chỉnh hình nhi khoa (bác sĩ chuyên khoa về xương trẻ em), Bác sĩ nội tiết nhi khoa (bác sĩ chuyên khoa về rối loạn nội tiết tố), chuyên gia vật lí trị liệu để hướng dẫn các bài tập vận động cho trẻ.
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa các chấn thương. Quan trọng hơn là giữ cho xương và cơ bắp khỏe nhất có thể. Các phương pháp điều trị gồm có:
Sử dụng thuốcThuốc được sử dụng để giúp giảm đau, tăng cường độ chắc khỏe của xương và giảm số lượng xương gãy.
Tập thể dụcKhi con bạn lớn hơn, tập thể dục nên trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ bị xương thủy tinh nhẹ, đi bộ và bơi lội thường là cách tốt để duy trì độ dẻo dai của cơ bắp.
Phẫu thuậtMột số trẻ có thể cần phải phẫu thuật. Ví dụ, dùng bộ khung bằng kim loại gắn vào xương ở cánh tay hoặc chân để nâng đỡ xương.
Dạy trẻ cách cố gắng tránh những chấn thương đến xương. Việc này cần có sự hỗ trợ tích cực từ những người xung quanh: cha mẹ, anh chị em, bạn bè, giáo viên, hàng xóm,… Bạn có thể hỏi Bác sĩ tâm lý về cách khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động an toàn. Trẻ với bất kỳ thể bệnh xương thủy tinh nào đều không nên chơi những môn thể thao có sự va chạm nhiều.
Hỏi Bác sĩ điều trị cho trẻ những thông tin về: diễn tiến bệnh của trẻ (kết quả xét nghiệm có bất thường), những hoạt động cần tránh, khi nào trẻ có thể vận động trở lại bình thường, những triệu chứng cần theo dõi tại nhà và cách xử trí, cách chăm sóc trẻ tại nhà (thiết kế phòng đặc biệt cho trẻ, đồ chơi …), lịch tái khám định kì.
Nếu bạn bị xương thủy tinh hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình bị xương thủy tinh, bạn nên nói chuyện với Bác sĩ di truyền trước khi quyết định có con.
Xương thủy tinh là một bệnh di truyền khiến xương của trẻ yếu và dễ gãy. Tùy từng thể bệnh mà trẻ có thể có mức độ nặng khác nhau. Ngoài dùng thuốc, những bài tập vận động phù hợp với trẻ sẽ giúp xương trẻ chắc khỏe.
Chó Bị Dập Nội Tạng Có Cứu Được Không
Bạn đang tự đặt câu hỏi: “chó bị dập nội tạng có cứu được không?” Đọc bài viết để tìm hiểu về triệu chứng, cách cứu và khả năng phục hồi của chó bị chấn thương nội tạng.
Bạn có biết rằng chó cũng có thể bị dập nội tạng? Đây là một tình trạng nguy hiểm và đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời để cứu sống chó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc cứu chó bị dập nội tạng và xem liệu có khả năng cứu sống chúng hay không.
Có nhiều nguyên nhân gây ra vết thương nội tạng ở chó. Một trong những nguyên nhân phổ biến là tai nạn giao thông, khi chó bị xe cán qua hoặc va chạm mạnh với vật cứng. Các vụ đánh, đấm hoặc va đập cũng có thể gây chấn thương nội tạng nghiêm trọng cho chó. Những tai nạn trong nhà, chẳng hạn như chó bị rơi từ độ cao hay bị đè bẹp dẫn đến vết thương nội tạng cũng không hiếm.
Chó bị dập nội tạng có thể biểu hiện qua những dấu hiệu rõ ràng. Chúng có thể gồm: đau nhức, khó thở, chảy máu trong miệng hoặc hậu môn, và dấu hiệu sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn nhận thấy chó của mình có bất kỳ triệu chứng này, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Khi chó bị dập nội tạng, cấp cứu tại chỗ có thể là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết. Hãy làm theo các bước sau để cung cấp sơ cứu cho chó:
Bình tĩnh và đảm bảo an toàn: Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh và đảm bảo an toàn cho chó và cả bản thân. Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương và hạn chế chuyển động của chó.
Kiểm tra hô hấp: Đảm bảo chó có đủ không khí để thở. Nếu chó không thể thở, hãy thực hiện RCP (hồi sức tim phổi) cho chó theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Kiểm tra chảy máu: Nếu chó có chảy máu nghiêm trọng, hãy áp lực lên vết thương bằng băng gạc sạch để kiểm soát chảy máu. Đồng thời, hãy gọi điện cho bác sĩ thú y và di chuyển chó đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Sau khi cấp cứu tại chỗ, việc đưa chó đến bác sĩ thú y là rất quan trọng. Chó bị dập nội tạng cần sự chẩn đoán chính xác và điều trị chuyên sâu từ các chuyên gia y tế thú y. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành các xét nghiệm và chụp X-quang để xác định mức độ chấn thương và quyết định liệu liệu có thể cứu được chó hay không.
Tự cứu chó bị dập nội tạng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. Việc cứu sống chó bị dập nội tạng đòi hỏi kiến thức y tế và kỹ năng đặc biệt. Trong tình huống khẩn cấp, nếu bạn không tự tin và không có kiến thức cần thiết, hãy gọi điện cho bác sĩ thú y hoặc đưa chó đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Khả năng cứu sống chó bị dập nội tạng phụ thuộc vào mức độ chấn thương và thời gian can thiệp y tế. Nếu chó được đưa đến bác sĩ thú y kịp thời và nhận được điều trị chuyên sâu, khả năng cứu sống sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể cứu được chó, và việc can thiệp y tế cũng có thể không thành công trong mọi trường hợp.
Khả năng phục hồi hoàn toàn của chó bị dập nội tạng phụ thuộc vào mức độ chấn thương và thời gian can thiệp y tế. Trong một số trường hợp, chó có thể phục hồi hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp nghiêm trọng khi chó không thể phục hồi và phải chịu các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Nguy Cơ Trẻ Bị Kháng Thuốc Khi Tự Điều Trị Cúm
Bé Hà My (9 tuổi, Hà Nội) bị ho, sổ mũi kéo dài không dứt, dịch mũi có màu vàng xanh, ù tai. Gia đình đưa bé đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, được chẩn đoán bị bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm tai giữa.
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ kê đơn kháng sinh cho bé uống 10 ngày. Tuy nhiên, sau 7 ngày uống thuốc, tình trạng vẫn không đỡ, gia đình đưa bé đến bệnh viện khám lại. Hỏi kỹ tiền sử, người nhà cho biết trước thường tự mua thuốc cho bé uống, trong đó có kháng sinh, đến khi bệnh không đỡ thì mới đến bệnh viện.
Bác sĩ điều trị cho rằng bé My đã bị kháng kháng sinh do đã điều trị đúng phác đồ song bệnh không thuyên giảm. Bé phải điều trị kháng sinh đường tiêm, hấp thu qua đường tĩnh mạch để có tác dụng nhanh và mạnh hơn, mới cho kết quả tích cực. Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe bé Hà My đã ổn định.
Theo BS Nguyễn Thị Phương Thảo, khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, tình trạng kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, dùng thuốc uống ít có tác dụng mà thường phải chuyển qua tiêm hoặc sử dụng đến các loại kháng sinh liều cao, có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Trong trường hợp của bé My, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian tới, bé vẫn có thể sử dụng kháng sinh đường uống, phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và sự đáp ứng của cơ thể đối với loại kháng sinh đó. Nếu gia đình tiếp tục tự mua thuốc cho bé uống, tình trạng kháng thuốc sẽ tăng lên.
Trẻ khám viêm tai giữa tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: Nguyễn An
Bác sĩ Thảo cho biết, hiện nay nhiều phụ huynh cho rằng sử dụng kháng sinh ngay khi bị cúm là để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm về sau. Tuy nhiên, virus cúm không chịu tác động của thuốc kháng sinh mà tấn công đường hô hấp và tạo điều kiện gây bội nhiễm. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh điều trị cúm có thể gây tiêu chảy, dị ứng.
“Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn và phải được bác sĩ kê đơn, không sử dụng khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thông thường”, bác sĩ Thảo khẳng định cho biết.
Ngoài thuốc kháng sinh, nhiều gia đình cũng có thói quen tự sử dụng thuốc tamiflu để kháng virus khi trẻ bị cúm. Tuy nhiên, đây cũng là cách làm chưa đúng. Tamiflu là thuốc chỉ định với những bệnh nhân có nguy cơ như mắc bệnh tim, phổi, thận mạn tính, biến chứng viêm phổi. Nếu mắc cúm thông thường, người bệnh không cần dùng đến Tamiflu, gây lãng phí, nếu lạm dụng cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.
Do đó, khi bé mắc cúm, gia đình không tự ý mua thuốc cho bé uống do bệnh có thể tự khỏi khi được chăm sóc tốt. Người nhà nên cho bé uống đủ nước, làm sạch mũi nếu bé bị nghẹt mũi, mặc quần áo thoáng mát, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nhà cửa, phòng ngủ cần được đảm bảo thông thoáng, nên giặt sạch chăn, ga, vỏ gối. Đồng thời, trẻ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Khi trẻ bị cúm, gia đình không nên kiêng gió bằng cách đóng kín cửa, trùm chăn kín người để toát mồ hôi. Những cách này đều có thể khiến bệnh nặng hơn do khi đóng kín cửa, không khí không thể lưu thông khiến cho virus tiếp tục gây bệnh. Việc khiến cho mồ hôi thoát ra nhiều dễ gây mất nước, người mệt mỏi và suy nhược. Trẻ cũng không nên chỉ nằm, cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể dễ chịu hơn.
Tiêm vaccine phòng cúm và các loại vaccine giúp trẻ ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn An
Để phòng bệnh cúm, gia đình cần hạn chế cho bé dùng chung dụng cụ, đồ chơi của người khác, tránh nơi tập trung đông người, không tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Đặc biệt, cho bé tiêm vaccine cúm đúng độ tuổi để đảm bảo phòng bệnh.
Advertisement
Theo BS CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, việc chủ động tiêm ngừa vaccine cho bé và gia đình là biện pháp hữu hiệu nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm virus và vi khuẩn. Vaccine cúm, phế cầu, não mô cầu… là những loại vaccine cần thiết giúp phòng ngừa cúm và nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm phòng có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm 70-80%. Tuy nhiên hiệu lực bảo vệ của vaccine cúm chỉ kéo dài trong khoảng một năm do virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục. Vì vậy, trẻ em và người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine cúm mỗi năm một lần nhằm tăng cường đề kháng, phòng ngừa kịp thời chủng virus cúm đang lưu hành.
Chi Lê
Hệ thống tiêm chủng VNVC với 107 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, đang cung ứng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Hiện VNVC ưu đãi vaccine cúm tứ giá thế hệ mới (Pháp, Hà Lan), giá gốc 356.000 đồng nay chỉ còn 299.000 đồng; ưu đãi 199.000 đồng một liều cho cơ quan hoặc doanh nghiệp đăng ký số lượng lớn.
Trẻ Bị Táo Bón Có Nên Thụt Không? ⚡️ Cần Lưu Ý Gì Khi Thụt Cho Trẻ?
Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm trong đại tràng, phân hấp thụ nhiều nước, khô và cứng hoặc phân cừu. Trẻ bị táo bón nếu trẻ đi tiêu ít hơn 2 lần mỗi ngày, trẻ bú mẹ đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc trẻ lớn hơn đi tiêu ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Trẻ bị táo bón thường xuyên phải rặn, gây đau rát thậm chí nứt hậu môn, chảy máu hậu môn hoặc sa trực tràng,… Điều này khiến trẻ bị ám ảnh và sợ đi tiêu, gây khó khăn hơn. Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách kịp thời sẽ khiến trẻ biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, nôn trớ, dẫn đến nhiều hệ lụy như trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Nguyên nhân thực thể (hiếm gặp, thường chiếm 5% nguyên nhân gây táo bón) chủ yếu là dị tật bẩm sinh như Hirschsprung (phình đại tràng), suy giáp (myxedema), bệnh Down,… Khi mắc các bệnh lý này, bé thường có dấu hiệu táo bón ngay sau khi chào đời.
Các nguyên nhân mắc phải như nứt hậu môn, trĩ, co thắt hậu môn, liệt, các bệnh về cột sống…
Táo bón có thể do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn quá nhiều chất đạm, uống ít nước, ăn ít rau xanh và trái cây dẫn đến không đủ chất xơ, sữa quá đặc, uống quá nhiều sữa mỗi ngày, nhất là sữa bò, trẻ ăn quá no.
Mắc một số bệnh như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng… dẫn đến giảm trương lực cơ ruột, hoặc do uống thuốc ho codein, thuốc chống co giật và các loại thuốc khác…
Yếu tố tâm lý sợ bẩn, sợ đi tiêu
Táo bón có thể nhẹ hoặc nặng, và một số trẻ bị táo bón trong 5 ngày mà không đi cầu. Vậy nên làm gì nếu trẻ bị táo bón nặng? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc. Như đã đề cập ở trên, thụt tháo dường như là biện pháp cuối cùng có thể thực hiện tại nhà nếu con bạn bị táo bón nặng.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết việc cho con uống thuốc thụt tháo có tốt không. Trên thực tế, vẫn có thể cho trẻ thụt tháo tại nhà nhưng cha mẹ nên biết một số điểm sau:
Chỉ sử dụng thụt tháo theo quy định và hướng dẫn của bác sĩ.
Sử dụng nước ấm pha với Glycerin hoặc mật ong. Lượng nước thụt tháo của trẻ dưới 1 tuổi khoảng 30-40ml, lượng thuốc của trẻ trên 1 tuổi là 100-250ml.
Nếu không làm nhiều lần hoặc không đúng cách có thể làm hậu môn của trẻ bị tổn thương
Không lạm dụng thụt tháo để giải quyết táo bón cho trẻ, vì sẽ gây giãn đại tràng sigma và trực tràng, làm trẻ mất phản xạ đại tiện tự nhiên và hình thành thói quen đại tiện.
Đặc biệt đối với trẻ bị táo bón nặng, nếu xuất hiện các triệu chứng sau cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời: trẻ có triệu chứng táo bón và chướng bụng từ khi mới sinh; táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như chán ăn, sụt cân, nôn trớ, suy dinh dưỡng, v.v.
Thụt tháo là một phương pháp trong đó một lượng chất lỏng được tiêm qua trực tràng vào đại tràng để kích thích làm mềm phân và hỗ trợ nhu động ruột. Thụt tháo kích thích ruột giãn nở và co bóp để tống phân ra ngoài. Thụt tháo cũng được sử dụng để chuẩn bị cho các xét nghiệm hoặc trước khi phẫu thuật.
Nhiều chuyên gia coi máy thụt là an toàn, tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng chúng khi tất cả các cách khác đều thất bại. Các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thụt cho bé, vì thụt có thể gây ra một số tác dụng phụ:
Đau rát hậu môn do hậu môn của trẻ nhỏ
Thụt tháo nhiều lần khiến bé bị lệ thuộc thuốc dẫn đến mất phản xạ muốn vệ sinh tự nhiên
Chảy máu, thậm chí nứt hậu môn.
Các mẹ nên hỏi bác sĩ về cách thụt tháo, liều lượng, cách dùng và thời điểm nên thụt tháo cho trẻ bị táo bón.
Như vậy, có thể nói phương pháp thụt hậu môn sẽ là phương pháp nên sử dụng khi phụ huynh đã thử những các khác những không có tác dụng với trẻ trên 2 tuổi
Trước khi thụt tháo, cần chuẩn bị: Một chai thuốc thụt, một ít nước ấm, găng tay sạch không chứa hóa chất.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái với đầu gối cong và cánh tay thả lỏng hoặc cong. Hạ thấp đầu và ngực của trẻ về phía trước sao cho cánh tay trái tựa vào mặt trái ở tư thế thoải mái nhất.
Bước 2: Mở nắp hộp thụt và bơm thuốc vào trực tràng qua hậu môn. Để thụt hậu môn cho trẻ, cần bóp mạnh hộp thuốc để thuốc đưa hết vào cơ thể.
Bước 3: Sau khi thuốc đi vào trực tràng, rút ống ra khỏi hậu môn, dùng tay bóp nhẹ hậu môn để tránh chất lỏng tràn ra ngoài. Giữ nguyên tư thế cho bé đến khi bé có nhu cầu cần “ị” (thường chỉ 2-5 phút sau khi bơm hậu môn cho bé).
Bước 4: Sau khi bé đi ngoài xong, bạn tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm.
Trước khi cho bé thụt hậu môn, hãy ghi nhớ những điều sau:
Bơm chất lỏng vào ruột có thể gây khó chịu cho trẻ. Thậm chí, bé sẽ muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Trong trường hợp này, hãy trấn an bé, yêu cầu bé hít thở sâu để giảm bớt căng thẳng và trì hoãn việc “ị” trong vài phút.
Khi đưa ống thụt vào trực tràng của bé, bạn có thể nhỏ một ít chất bôi trơn vào đầu ống để việc đưa vào dễ dàng hơn. Nếu vẫn không vào được, không nên dùng lực quá mạnh, sẽ làm rách mô hậu môn, bé dễ cảm thấy đau. Bằng cách làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn, bạn sẽ dễ dàng đưa ống thuốc vào hơn.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn cần theo dõi trẻ chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu táo bón. Nếu em bé của bạn đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần nhưng vẫn vui vẻ, bú tốt và không khó khăn, bạn không nhất thiết phải bơm hoặc dùng thuốc nhuận tràng khác.
Mặc dù thụt tháo có thể giúp giảm táo bón, nhưng bạn nên tránh thụt rửa thường xuyên vì điều này dễ khiến bé phụ thuộc vào thuốc. Không chỉ vậy, việc thụt rửa thường xuyên có thể khiến hậu môn dễ bị kích ứng và tổn thương mô.
Nếu tình trạng táo bón của bé kèm theo buồn nôn, nôn, sưng, đau và các triệu chứng khác, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Ngoài ra chú ý cho bé ăn thêm sữa chua, các loại rau củ giàu chất xơ như mồng tơi, rau dền, rau lang, rau đay… và thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam. .. Cho trẻ ra ngoài thuận tiện hơn.
Thoa mật ong vào hậu môn của bé, vì mật ong có tính nóng sẽ kích thích bé đi ngoài dễ dàng.
Dùng tăm bông sạch nhúng mật ong pha nước tỉ lệ 1:3, đưa nhẹ vào hậu môn của bé (sâu khoảng 1cm), làm vậy vài lần là bé đi được.
Dùng cuống mồng tơi rửa sạch, bỏ vỏ rồi ngoái hậu môn của bé (khoảng 1cm) với mật ong để kích thích bé đi đại tiện.
Bên cạnh cung cấp dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ, hay cách khắc phục tình trạng táo bón, cũng như cách giúp bé đi vệ sinh hiệu quả hơn, chúng tôi còn mang đến những sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như sản phẩm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ đều có thành phần thảo dược an toàn cho bé.
Thông tin liệu hệ:
Trụ sở chính Công ty cổ phần dược phẩm Delap: Biệt thự số L09, lô đất L11, Khu đô thị mới Dương Nội, P.Dương Nội, Q.Hà Đông, Hà Nội
Văn phòng: Tầng 6, Tòa nhà Viwaseen, số 48 Phố Tố Hữu, P.Trung Văn, chúng tôi Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.38.80.2288
Mẹo Chuẩn Bị Đồ Đi Du Lịch Để Có Được Chuyến Đi An Toàn, Hấp Dẫn
Chuẩn bị đồ đi du lịch trong thời kỳ bình thường mới
I. Tham khảo mẹo chuẩn bị đồ đi du lịch
Chuẩn bị kỹ các vật dụng như: Đồ chăm sóc da, thuốc, đồ dùng cá nhân đầy đủ giúp bạn có thể chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân. Nhờ đó sẽ có được chuyến đi an toàn và đáng nhớ nhất.
Các vật dụng được chuẩn bị như máy ảnh, bản đồ, vali, sổ tay sẽ giúp bạn có thể ghi lại những trải nghiệm của hành trình. Từ đó nâng cao giá trị của chuyến đi.
Chuẩn bị đồ đi du lịch chi tiết, đầy đủ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Bạn sẽ không cần phải chi tiền mua thêm những món đồ mà mình đã sẵn có ở nhà.
Những vật dụng cần thiết được gợi ý trong các mẹo chuẩn bị đồ đi du lịch giúp bạn dễ dàng khám phá cảnh sắc, các món ăn độc đáo. Qua những trải nghiệm thế này sẽ mang tới cho bạn chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa hơn
Đồ dùng giúp có chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa hơn
II. Các vật dụng cần chuẩn bị trước khi đi du lịchĐi du lịch cần chuẩn bị những gì là một trong những thắc mắc quan trọng được nhiều du khách quan tâm. Tùy thuộc vào đặc điểm chuyến đi, sức khỏe cũng như nhu cầu của mỗi người mà các vật dụng chuẩn bị có sự khác nhau. Đi du lịch Nhật cần chuẩn bị những gì chắc chắn sẽ khác với các món đồ chuẩn bị cho du lịch Hàn Quốc, Singapore, du lịch nội địa,…
1. Ví tiền, thẻ ngân hàngHai món quan trọng nhất bạn cần chuẩn bị khi đi du lịch là gì? Chắc chắn ví tiền, thẻ ngân hàng là hai thứ bạn không nên bỏ qua. Bởi lẽ, chúng ảnh hưởng đến việc chi trả các dịch vụ, trải nghiệm các món ăn hay bảo vệ an toàn của các du khách. Bạn cần chuẩn bị số tiền phù hợp, đảm bảo cho chuyến tham quan của mình thoải mái và có được những trải nghiệm như mong muốn.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị ví tiền, thẻ ngân hàng bạn cũng nên chú ý các vấn đề sau:
Bạn cần đến ngân hàng đổi tiền nếu muốn đi du lịch nước ngoài.
Bạn nên chuẩn bị tiền mặt vừa phải, số tiền cho chuyến tham quan chủ yếu nên để trong thẻ để phòng trừ mất cắp, rủi ro.
Chuẩn bị số tiền cao hơn so với kinh phí dự trù để có thể chủ động trong mọi tình huống.
Đem theo giấy tờ tùy thân khi đi du lịch
2. Hộ chiếu, giấy tờ tùy thânMọi dịch vụ trong chuyến đi du lịch của bạn như đi máy bay, thuê khách sạn, thuê xe đều cần hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Chính vì thế bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để đảm bảo chuyến đi an toàn và suôn sẻ hơn.
Nếu bạn chưa có đủ giấy tờ, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị sớm. Ví dụ, để có được chứng minh nhân dân bạn cần làm trước 10 ngày, để chuẩn bị hộ chiếu bạn cần 2 đến 3 tuần. Những người đi du lịch gia đình cần có giấy khai sinh của con nhỏ, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,…
3. Kiểm tra giấy tờ thị thực nếu du lịch nước ngoài 4. Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm sức khỏe 5. Sổ tay, lịch trình tham quanKhi chuẩn bị đồ đi du lịch bạn nhất định không nên bỏ qua sổ tay, lịch trình tham quan. Bởi lẽ, lịch trình sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được các cung đường, những địa điểm bạn muốn đến trong chuyến đi. Bản đồ du lịch với các địa danh cụ thể sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình khám phá vùng đất mới. Bạn sẽ không lo bị lạc đường hay tiếc nuối vì chưa đi đến được điểm du lịch nổi tiếng nơi ấy.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm thú vị. Để ghi lại những kiến thức, văn hóa ẩm thực, xã hội tại các vùng miền các du khách nên chuẩn bị sổ tay để lưu lại. Ngoài ra, sổ tay cũng là một công cụ hữu ích giúp bạn lưu lại lịch trình. Chi phí cụ thể từ đó hoạch định được ngân sách cần sử dụng cho các chuyến đi tới.
Đồ dùng tiện ích cho chuyến đi
6. Đồ dùng công nghệ chuyên dùng khi du lịchLuôn nằm trong danh sách những vật dụng cần thiết khi đi du lịch đó chính là đồ dùng công nghệ. Một số đồ dùng công nghệ bạn cần chuẩn bị lúc này đó là:
Điện thoại để liên lạc, chụp hình.
Máy ảnh, flycam để lưu giữ lại các cảnh đẹp và khoảnh khắc thú vị trong chuyến đi.
Bạn cần chuẩn bị các cáp sạc điện thoại, máy ảnh để đảm bảo các thiết bị được hoạt động tốt nhất.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị đồ công nghệ bạn cần bảo quản trong loại túi phù hợp để đảm bảo thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất. Một lời khuyên nho nhỏ dành cho bạn là nên chọn vali du lịch có chức năng chống sốc, chống tác động của ngoại lực để bảo vệ sản phẩm tốt nhất.
7. Quần áoĐể quần áo được bảo quản tốt và phẳng phiu, ngoài việc chọn túi du lịch bạn có thể mang theo những chiếc bàn ủi du lịch nhỏ gọn để sử dụng khi cần thiết.
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi du lịch
8. Đồ dùng cá nhân – mẹo chuẩn bị đồ đi du lịch
Túi ngủ du lịch nếu đi cắm trại, đi phượt ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt.
Bộ chiết mỹ phẩm du lịch.
Bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu.
Các phụ kiện du lịch như ô, mũ, giày,…
Tận hưởng và khám phá khi đi du lịch
9. Chuẩn bị thuốc đầy đủ trước khi đi du lịchNgoài những mẹo chuẩn bị đồ đi du lịch được đề cập phía trên, bạn cũng đừng quên đem theo các loại thuốc. Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bản thân. Bạn cần chuẩn bị hai loại, một là đơn thuốc bạn vẫn thường sử dụng hàng ngày (nếu đang mắc bệnh), hai là các loại thuốc cơ bản có thể dùng đến trong chuyến đi như thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng,…
Bạn cảm thấy như thế nào về danh sách chuẩn bị đồ trước khi đi du lịch xa bên trên?
Mong rằng qua bài viết, các bạn có thể tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ cũng như có một chuyến đi vui vẻ bên gia đình, người thân.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: [email protected].
How to Pack a Suitcase More Efficiently
Are You a Travel Insider?
Đăng bởi: Lâm Văn Phước
Từ khoá: Mẹo chuẩn bị đồ đi du lịch để có được chuyến đi an toàn, hấp dẫn
Dtl Là Đất Gì? Đất Thủy Lợi Có Được Xây Nhà Không?
Ký hiệu đất DTL trên sổ đỏ là gì? Đất DTL có được xây nhà không? Và mục đích sử dụng đất DTL là gì? Cùng INVERT tìm hiểu chi tiết các khái niệm này.
Theo pháp luật tại Điều 10 Luật đất đai 2013, phân loại đất thành 3 nhóm lớn là:
– Nhóm đất nông nghiệp
– Nhóm đất phi nông nghiệp
– Nhóm đất chưa sử dụng
Ký hiệu đất DTL là gì?
Đất DTL là ký hiệu của loại Đất thủy lợi được sử dụng để xây dựng các công trình thủy lợi, phục vụ lao động sản xuất, nhu cầu sinh của người dân. Đất DTL không bao gồm đất xây dựng các công trình hoạt động dưới lòng đất, trên không, không sử dụng đến đất bề mặt.
Trước khi thi công trên đất thủy lợi, người dân cần làm thủ tục, xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền, cấp tỉnh/huyện/xã. Chỉ được xây dựng khi có sự cho phép, đồng thuận của cơ quan quản lý. Hồ sơ nhà đất, hồ sơ xin cấp phép xây dựng phải đầy đủ, đúng trình tự.
Các công trình bao gồm:
Hệ thống dẫn nước để cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ.
Các công trình như bể chứa nước, giếng nước sinh hoạt của cộng đồng, hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi cần thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Các công trình thuỷ lợi đầu mối như nhà máy nước, trạm bơm, trạm điều hành, trạm xử lý nước thải.
Khu nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất – sửa chữa – bảo dưỡng công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi công trình đầu mối.
Hệ thống đê, kè, cống, đập và hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi.
Bảng Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính
Theo Luật đất đai năm 2013, đất được phân loại chia làm 3 nhóm chính. Cụ thể gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính nhất định phải biết năm 2023
STT
Loại đất
Mã
I
NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
2
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
3
Đất lúa nương
LUN
4
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
BHK
5
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
NHK
6
Đất trồng cây lâu năm
CLN
7
Đất rừng sản xuất
RSX
8
Đất rừng phòng hộ
RPH
9
Đất rừng đặc dụng
RDD
10
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
11
Đất làm muối
LMU
12
Đất nông nghiệp khác
NKH
II
NHÓM ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1
Đất ở tại nông thôn
ONT
2
Đất ở tại đô thị
ODT
3
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
4
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
5
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
6
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
7
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
8
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
9
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
DKH
10
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
11
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
12
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
DSK
13
Đất quốc phòng
CQP
14
Đất an ninh
CAN
15
Đất khu công nghiệp
SKK
16
Đất khu chế xuất
SKT
17
Đất cụm công nghiệp
SKN
18
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
19
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
20
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
21
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
22
Đất giao thông
DGT
23.
Đất thủy lợi
DTL
24
Đất công trình năng lượng
DNL
25
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
26
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
27
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
28
Đất chợ
DCH
29
Đất có di tích lịch sử – văn hóa
DDT
30
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
31
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
32
Đất công trình công cộng khác
DCK
33
Đất cơ sở tôn giáo
TON
34
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
35
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
36
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
37
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
38
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
III
NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Xương Thủy Tinh Có Thể Tự Đi Được Không? trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!