Xu Hướng 9/2023 # Tour Chùa Hương Và Những Điểm Hành Hương Nổi Tiếng Ở Miền Bắc # Top 13 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tour Chùa Hương Và Những Điểm Hành Hương Nổi Tiếng Ở Miền Bắc # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tour Chùa Hương Và Những Điểm Hành Hương Nổi Tiếng Ở Miền Bắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Hương được biết đến là địa điểm hành hương bậc nhất tại Việt Nam. Do đó, nếu có dịp đi xuyên Việt để hành hương, bạn đừng quên tham gia tour chùa Hương đến với các ngôi chùa lịnh thiêng trong quần thể thắng cảnh này, cũng như những điểm hành hương nổi tiếng khác ở miền Bắc như chùa Đồng Yên Tử, chùa Bái Đính,…

  

Chùa Thiên Trù

Ảnh: @vtr87 Đây là ngôi chùa được xem là điểm đến chính của nhiều du khách đi tour chùa Hương. Chùa được xây dựng từ thời vua Vua Lê Thánh Tông, uy nghi, tráng lệ như một lâu đài giữa núi rừng Hương Sơn. Kiểu kiến trúc của ngôi chùa có tên là “Ngũ môn tam cấp” – tức năm cửa ba bậc. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm cho du khách nghỉ ngơi trong ngày hội. Trước bảo thềm thứ nhất có đặt một đỉnh đồng cao đến 3m lúc nào cũng khói nhang nghi ngút.

Động Tiên Sơn

Một địa điểm hành hương khác trong tour chùa Hương mà bạn không nên bỏ lỡ là Động Tiên Sơn. Động được mở mang cùng thời với Chùa Thiên Trù, nhưng do bến cố của thiên nhiên động đã bị đất đá lấp đi. Mãi đến năm 1904 mới được mở lại và đồng thời mở thêm một cửa động thứ hai ở bên phải. Động Tiên Sơn tuy nhỏ nhưng có địa thế đẹp và nhiều nhũ đá với hình thù độc đáo như: bàn tay phật, ngà voi trắng,… khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng nhạc. Đặc biệt là 5 pho tượng gia đình bà Chúa Ba được tạc từ 3 phiến đá bạch thạch đào được ở trong động.

Chùa Trấn Quốc Quần thể kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan

Với các tín đồ Phật tử thì địa điểm trải nghiệm hành hương đầu năm ở miền Bắc không chỉ có tour chùa Hương là nơi quen thuộc mà còn có đỉnh thiêng Fansipan với quần thể kiến trúc tâm linh tại Sun World Fansipan Legend. Điểm đến thu hút nhất trong quần thể tâm linh này phải kể đến Kim Sơn Bảo Thắng Tự. Ngôi chùa này là nơi trưng bày 18 vị La Hán bằng gỗ mít cao 2m và Bảo tháp 11 tầng ốp đá xanh nguyên khối theo thiết kế từ ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định. Hơn nữa, ở Sun World Fansipan Legend còn có nhiều kiến trúc độc đáo khác như Bích Vân Thiền Tự, Bảo An Thiền Tự với tượng đồng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đai tượng Phật A Di Đà khoan thai sừng sững, uy nghi giữa đất trời.

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là điểm lễ chùa đầu năm ở khu vực miền Bắc được nhiều du khách lựa chọn. Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỉ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,… Sẽ thật thiếu sót nếu bạn đi tour chùa Hương mà không ghé qua địa điểm hành hương lân cận này đấy. Chùa Bái Đính thường khai hội vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch.

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Quốc Tiến

Từ khoá: Tour chùa Hương và những điểm hành hương nổi tiếng ở miền Bắc

Các Ngôi Chùa Đà Nẵng Nổi Tiếng Linh Thiêng Hút Khách Hành Hương Nhất

Du lịch tham quan các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất đà nẵng #1. Chùa linh ứng Sơn Trà đẹp nhất Đà Nẵng

Địa chỉ: Hòn Thủy Sơn, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Mở cửa: 6:30 – 21:00

Giá vé vào: Miễn phí.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng là một ngôi chùa nổi tiếng gần xa mà bất kỳ ai ghé quả thành phố này đều phải tham quan du lịch. Hiện nay, ở Đà Nẵng có 3 ngôi chùa Linh Ứng, ngôi chùa ở Sơn Trà có tên là Bãi Bụt. Đây là ngôi chùa được đánh giá và nhận xét là đẹp bậc nhất.

Chùa Linh Ứng nằm cách trung tâm thành phố 10km, tựa lưng và bán đảo Sơn Trà và hướng về phía Biển Đông. Tại đây, không gian yên bình, tĩnh lặng, với bức tượng phật Quan Âm cao nhất nước ta. Hơn nữa, không gian kiến trúc ở đây rất đặc biệt và khác lạ. Tất cả tổng quan tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.

#2. Chùa Nam Sơn Đà Nẵng kiến trúc đẹp

Địa chỉ: thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Mở cửa: 5:00 – 21:00

Giá vé vào: Miễn phí.

Chùa Nam Sơn Đà Nẵng kiến trúc đẹp

Chùa Nam Sơn là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp và độc đáo nhất ở Đà Nẵng. Ngôi chùa này hoàn toàn do trụ trì Đại Đức Thích Huệ Phong lên ý tưởng và thực hiện xây dựng. Đến nay, nó như là một nét văn hóa và một niềm tự hào của người dân nơi đây.

Chùa được chia thành nhiều khu vực riêng biệt như: Thiền Viện, Đình Vọng Nguyệt, Hồ Phóng Sanh, chính điện,… Mỗi khu vực đều rộng rãi, sạch sẽ và có không gian bình yên. Điểm nổi bật nhất ở đây chính là việc gia công tinh xảo, tỉ mỉ và rất công phu.

#3. Chùa Bát Nhã Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng

Địa chỉ: 176 Triệu Nữ Vương, Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Bát Nhã Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng

Chùa Bát Nhã là một ngôi chùa mang ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh của người dân Đà Nẵng. Vào năm 1949 chùa được xây dựng bởi trụ trì Đại Đức Thích Chơn và được trùng tu qua 5 lần. Đến nay, ngôi chùa vẫn giữ được những nét nguyên sơ cổ kính như thuở ban đầu.

Chùa có thiết kế với 2 tầng rộng để thờ tự, ngoài ra có thêm một khoảng sân vườn đặt Tượng Phật Quan Âm để mọi người đến thờ cúng. Kiến trúc và thiết kế của chùa rất tinh xảo, tỉ mỉ, tạo cảm giác thanh tịnh mỗi khi đến đây. Hàng năm, tại chùa sẽ tổ chức các buổi lễ cầu an có quy mô rất lớn, thu hút hàng nghìn phật tử và người dân.

#4. Chùa Non Nước Đà Nẵng nổi tiếng nhiều tượng phật hang động tự nhiên

Địa chỉ: làng Khái Đông, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Non Nước Đà Nẵng

Chùa Non Nước là một trong 3 ngôi chùa Linh Ứng linh thiêng và có lịch sử lâu đời bậc nhất tại Đà Nẵng. Chùa chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 8km với đường đi thuận lợi và dễ dàng. Đây là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến với Đà Nẵng.

Chùa được xây dựng vào những năm 1825 đã trải qua nhiều lần đổi tên và sửa chữa. Và đến nay được gọi là Chùa Non Nước – Chùa Linh ứng. Chùa có 4 khu vực lớn là: khu bên ngoài, chánh điện, khu sau chùa và khu tháp Xá Lợi. Phía bên ngoài, có một tượng phật ngồi màu trắng, có lưng tựa núi và mặt hướng về phía chùa. Phía sau có động Tăng Chơn là một động được xây bằng xi măng và có kiến trúc rất ấn tượng.

#5. Chùa Long Hoa Đà Nẵng phong cảnh đẹp, yên tĩnh

Địa chỉ: Phạm Hữu Nhật, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Long Hoa Đà Nẵng

Nhắc đến Chùa Đà Nẵng thì nhất định phải nhắc đến Chùa Long Hoa. Bởi đây là một công trình phật giáo đại diện cho văn hóa, tín ngưỡng khu vực này. Chùa Long Hoa nằm ở ngọn núi thổ sơn, là một trong năm danh lam thắng cảnh thuộc núi Ngũ Hành Sơn.

Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự an yên tĩnh lặng, mọi ồn ào tấp nập của thành phố như bị bỏ lại phía sau. Với không gian tràn ngập cây xanh mang đến sự mát mẻ và thanh tịnh. Ngoài ra, chùa cũng có các khu vực chánh điện, đón khách hết sức rộng rãi và được trang hoàng bắt mắt.

#6. Chùa Quan Âm Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng

Địa chỉ: 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Quan Âm Đà Nẵng

Chùa Quan Âm được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Đà Nẵng. Ngôi chùa này được xây dựng vào những năm 1957, tọa lạc trên ngọn núi Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Ngôi chùa được hình thành nhờ vào một giấc mơ kỳ lạ của hòa thượng Thích Pháp Nhãn, người đã mơ thấy Ngài Quán Thế Âm hiện về ở nơi động thiêng. Sau đó, ngài đã tìm thấy ngôi thạch động tự nhiên có tôn tượng Quan Âm.

Không gian ở đây rất rộng rãi, thoáng mát với tràn ngập cây xanh. Hằng năm, vào mỗi dịp lễ tết thì ở đây thu hút hàng nghìn phật tử và người dân đến. Đặc biệt, ở đây có hệ thống động quan âm kỳ vĩ, huyền bí và có một bức tường Bồ Tát lấp lánh, được mệnh danh như một tuyệt tác mà tạo hóa mang lại.

#7. Chùa Tam Bảo Đà Nẵng

Địa chỉ: 323, Phan Châu Trinh, P. Bình Hiên, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Tam Bảo Đà Nẵng

Chùa Tam Bảo là ngôi chùa cổ và lâu đời bậc nhất ở Đà Nẵng. Tại đây, không chỉ sở hữu kiến trúc đẹp bắt mắt và còn là một nét văn hóa tâm linh ở đây. Chùa Tam Bảo cách trung tâm thành phố khoảng 22km, nằm ở phố Phan Chu Trinh, quận Hải Châu.

Ngôi chùa này được xây dựng và những năm 1953 và được xem là tổ đình của Phật giáo Nam Tông Việt khu vực miền Trung. Chùa có 5 tòa tháp cao, mỗi tòa tháp được sơn một màu giống như ở trên lá cờ phật. Ở phía trước và sau có 2 cây bồ đề cao lớn với nhiều ý nghĩa về văn hóa. Khu chính điện là nơi đặt tượng phật Thích Ca với xung quanh là các tượng phật khác. Đi vào sâu bên trong, bạn sẽ phải choáng ngợp bởi khu vực bày sách tam tạng và là nơi diễn ra các buổi học phật tử.

#8. Chùa Bồ Đề Đà Nẵng

Địa chỉ: Đường Hoàng Thị Loan, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Bồ Đề Đà Nẵng

#9. Chùa Tĩnh Hội Đà Nẵng

Địa chỉ: 574 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Tĩnh Hội Đà Nẵng

Thêm một địa điểm mà chúng tôi muốn nhắc đến trong danh sách Chùa Đà Nẵng nữa là Chùa Tĩnh Hội Đà Nẵng. Ngôi chùa tọa lạc tại số 574 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải Châu. Là một trong những vị trí trọng yếu của Phật Giáo Đà Nẵng.

Hàng năm, nơi đây tổ chức nhiều buổi cầu nguyện và lễ lớn. Thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân địa phương đến cầu bình an. Chùa có diện tích khoảng 3000m2, mang đậm phong cách Phật Giáo Phương Đông. Khi đến đây, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, trang nghiêm toát ra từ ngôi chùa này.

#10. Chùa Nam Hải Đà Nẵng

Địa chỉ: K64/94 Nguyễn Huy Hiệu – chúng tôi Hải Đông, Quận Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Nam Hải Đà Nẵng

Các ngôi nhà trong chùa đều có kiến trúc đặc biệt với thiết kế là các mái ngói đỏ. Bên cạnh đó là không gian sân vườn thoáng mát, rộng rãi rất thích hợp để đi dạo và hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt, tại chùa cũng từng đón tiếp và trưng bày Tượng Phật Ngọc vì Hòa Bình thế giới trong một thời gian.

#11. Chùa Không Tên Đà Nẵng

Địa chỉ: khu mỏ đá Đà Sơn , quận Liên Chiểu Tp. Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Không Tên Đà Nẵng

Chùa Không Tên được mệnh danh là một trong những ngôi cổ tự linh thiêng bậc nhất ở chồn Đà Thành. Ngôi chùa chỉ cách sân bay khoảng 8.6km và bến xe trung tâm khoảng 4km nên rất thuận lợi cho việc di chuyển và đi lại.

#12. Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng

Địa chỉ: số 574 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng

Chùa Pháp Lâm Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1934 do Chi hội An Nam Phật Học vận động. Chùa tọa lạc tại số 574 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, Hải Châu. Nơi đây mang vẻ đẹp văn hóa tâm linh hấp dẫn được rất nhiều du khách.

Chùa có lối thiết kế mang đậm phong cách văn hóa đặc trưng của người Phương Đông. Mang lại một cảm giác rất uy nghiêm, thanh tịnh giữa thành phố ồn ào tấp nập. Tầng một của chùa là nơi giảng dạy, học tập cho mọi người và các sư thầy trong chùa. Tầng hai là chánh điện, được trang trí bởi những bức tượng được chạm trổ rất công phu. Phía bên ngoài là sân vườn thoáng đãng với không khí rất trong lành.

#13. Chùa Phổ Đà Đà Nẵng

Địa chỉ: 340 đường Phan Châu Trinh, P.Bình Thuận, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Mở cửa: Mở cả ngày

Giá vé vào: Miễn Phí

Chùa Phổ Đà Đà Nẵng

Chùa Phổ Đà Đà Nẵng được xây dựng vào năm 1915, tọa lạc tại 340 đường Phan Chu Trinh, quận Hải Châu. Địa chỉ này nổi tiếng là nơi đào tạo chuyên sâu về phật giáo. Đến nay, ở đây thu hút rất nhiều tăng ni phật tử đến để học tập và làm việc.

Ngoài ra, ngôi chùa này cũng có lối thiết kế khá ấn tượng, mang đậm phong cách văn hóa Việt Nam. Phía bên ngoài rộng rãi với các vườn cây và bể cá tươi mát. Khu vực chính điện là nơi thờ cúng với các tượng phật được chạm trổ tinh tế, điêu luyện.

Các ngôi chùa linh thiêng ở Cẩm Lệ Đà Nẵng #14. Chùa Nam Sơn

Địa chỉ: Nguyễn Khả Trạc – xã Hòa Châu – huyện Hòa Vang – thành phố Đà Nẵng

Chùa Nam Sơn

Chùa Nam Sơn là ngôi chùa nổi tiếng và đẹp bậc nhất ở quận Cẩm Lệ. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1962, trải qua hơn 60 năm trùng tu và phát triển. Ngôi chùa hiện nay đang là điểm đến yêu thích của người dân và khách du lịch. Ngôi chùa Nam Sơn có không gian rất bình yên, thanh tịnh giúp mọi người xóa bỏ hết muộn phiền trong cuộc sống.

#15. Chùa Hòa Thọ Đà Nẵng

Địa chỉ: QL1A, Hoà Thọ Tây, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Chùa Hòa Thọ Đà Nẵng

Chùa Hòa Thọ cũng là một ngôi chùa rất nổi tiếng ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Ở đây là một chốn linh thiêng và mang đậm văn hóa phật giáo con người dân ở đây. Nếu bạn có cơ hội ghé qua Chùa Hòa Thọ một lần thì chắc chắn sẽ cảm nhận được không khí yên bình nơi đây. Ngoài ra, qua hàng năm ngôi chùa cũng tổ chức nhiều lễ cầu an cho mọi người.

#16. Chùa Phổ Hiền Cẩm lệ

Địa chỉ: 2 Trần Huy Liệu, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Chùa Phổ Hiền Cẩm lệ

Chùa Phổ Hiền cũng là một điểm đến tâm linh nhất định không thể bỏ lỡ khi tìm kiếm Chùa Đà Nẵng. Ngoài là nơi để cầu an, học tập và tổ chức các lễ phật giáo trong năm. Thì Chùa Phổ Hiền còn rất hay tổ chức các buổi từ thiện, phát cơm, cháo cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Các ngôi chùa nổi tiếng ở quận Liên Chiểu Đà Nẵng #17. Chùa Quang Minh Liên Chiểu

Địa chỉ: 412 Tôn Đức Thắng, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Chùa Quang Minh Liên Chiểu

#17. Chùa Đà Sơn Liên chiểu Đà Nẵng

Địa chỉ: 34 Đ. Đà Sơn 2, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Chùa Đà Sơn Liên chiểu Đà Nẵng

Chùa Đà Sơn cũng là một điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn có những giây phút yên tĩnh và thanh tịnh. Chùa nằm ở 34 Đ. Đà Sơn 2, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, là nơi lui đến của rất nhiều người dân địa phương ở đây. Chùa có thiết kế theo phong cách phật giáo Phương Đông với khoảng sân vườn rộng rãi và yên tĩnh.

#18. Chùa Tịnh Quang

Địa chỉ: Nguyễn Huy Tưởng, Hòa An, Liên Chiểu, Đà Nẵng

Chùa Tịnh Quang

Chùa Tịnh Quang là một ngôi chùa nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng vậy nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn cũng đều có thể đến đây để hưởng thụ không khí thanh bình và tĩnh lặng. Chùa có không gian rộng rãi thoáng mát, đặc biệt các vị sư thầy ở đây rất nhiệt tình và xởi lởi.

Danh sách chùa ở quận Thanh Khê Đà Nẵng #19. Chùa Thạch Quang

Địa chỉ: 354 Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng

Chùa Thạch Quang

Nằm ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng, Chùa Thạch Quang là một địa điểm mang đậm văn hóa, tín ngưỡng của Phật Giáo. Chùa có kiến trúc Phương Đông, với những bức tượng điêu khắc chạm trổ tỉ mỉ. Ngôi chùa có tiếng là linh thường nên người dân trong vùng rất hay ghé qua cũng bái.

#20. Chùa Pháp Vân

Địa chỉ: 372 Hà Huy Tập, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Chùa Pháp Vân

Thêm một địa điểm mà chúng tôi gợi ý về Chùa Đà Nẵng nữa là Chùa Pháp Vân. Chùa được nhiều người đánh giá và nhận xét là có không gian trang nghiêm với thiết kế sân vườn để có thể đón được nhiều ánh sáng nhất.

#21. Chùa Kỳ Viên – Thanh Khê

Địa chỉ: 72 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng

Chùa Kỳ Viên – Thanh Khê

Chùa Kỳ Viên tọa lạc tại số 72 Lê Đình Lý, Vĩnh Trung, là một ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng ở quận Thanh Khê. Chùa có không gian khá rộng rãi, được chia ra làm nhiều khu vực riêng biệt. Mỗi khu vực sẽ có chức năng riêng như thờ cúng, làm lễ,… Vào những ngày lễ đặc biệt, chùa sẽ trang trí rất bắt mắt và cầu kỳ.

List các chùa ở quận Hải Châu Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng #22. Chùa Thanh Bình

Địa chỉ: Hải Hồ, Thanh Bình, Hải Châu, Đà Nẵng

Chùa Thanh Bình

Chùa Thanh Bình thuộc quận Hải Châu, nằm ở ngay trung tâm thành phố nên rất dễ dàng và thuận tiện cho việc tìm kiếm. Ngôi chùa này nổi tiếng rất trang nghiêm và linh thiêng. Mọi người thường đến đây vào các ngày rằm hay dịp lễ để cầu bình an.

#23. Chùa Báo Ân

Địa chỉ: 2 Đặng Thùy Trâm, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, Đà Nẵng

Chùa Báo Ân ở Đà Nẵng

#24. Chùa An Long

Địa chỉ: 4 Đ. 2 Tháng 9, Bình Hiên, Hải Châu, Đà Nẵng

Chùa An Long

Chùa An Long là ngôi chùa rất nổi tiếng ở khu vực quận Cẩm Lệ. Những ai đã một lần đi ngang đây đều phải trầm trồ bởi vẻ đẹp và sự trang nghiêm của nó. Không gian trong chùa rộng rãi với thiết kế tinh xảo, bắt mắt. Phía ngoài có rất nhiều cây mang đến không khí rất trong lành, an yên.

Ở Đà Nẵng có bao nhiêu chùa Linh Ứng?

Hiện nay, ở Đà Nẵng có 3 ngôi chùa Linh Ứng, đây là 3 ngôi chùa mang đậm văn hóa tâm linh và du lịch của thành phố này. Ba ngôi chùa linh ứng bao gồm: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Đà Nẵng hay còn được gọi là chùa Linh Ứng Sơn Trà, Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng hay còn được gọi là chùa Linh Ứng Non Nước/ chùa Ngoài, Chùa Linh Ứng Bà Nà – Núi Chúa.

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Như đã giới thiệu ở trên, Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa được xem như là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng. Đây là nơi giao thoa giữa rừng, biển và con người. Khi đến với ngôi chùa này, bạn sẽ được tận hưởng không khí yên bình, được trải nghiệm vẻ đẹp và được thực hiện các lễ cầu an hàng năm.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn là ngôi chùa cổ nhất trong ba ngôi chùa Linh Ứng. Chùa nằm trên ngọn núi Ngũ Hành Sơn, mang vẻ đẹp bình yên của núi rừng. Tại đây, đón một lượng rất lớn khách du lịch hàng năm đến tham quan và cầu bình an.

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Bà Nà

Ngôi chùa Linh Ứng cuối cùng nằm trong khu du lịch sinh thái Bà Nà Hill. Ở đây là nơi hội tụ của trời, đất, mang đến một vẻ đẹp mà không nơi nào có được. Đến năm 2023, chùa mới được hoàn thiện hoàn toàn, từng chi tiết ở đây đều được chăm chút tỉ mỉ mang đến một không gian rất trang nghiêm.

ChГ№a Linh б»Ёng б»џ BГ  NГ

Kết luận

5/5 – (1 bình chọn)

Đăng bởi: Hằng Nguyễn Thị Thúy

Từ khoá: Các ngôi chùa Đà Nẵng nổi tiếng linh thiêng hút khách hành hương nhất

Top 4 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Việt Nam Được Nhiều Du Khách Tìm Đến Để Hành Hương

Những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam sẽ là điểm đến tâm linh dành cho những ai muốn tìm đến một nơi an yên, bình lặng.

Ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam – Chùa Bửu Long, Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long còn được nhiều người gọi là Chùa Thái Lan. Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam bởi lối kiến trúc Phật Giáo vô cùng độc đáo và đặc biệt. Đây là nét kiến trúc vô cùng phổ biến của những ngôi chùa ở Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Vì thế khi vãn cảnh chùa, bạn sẽ cảm nhận được nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong các bức tượng rồng hay những chi tiết chạm trổ bắt mắt.

Chùa Bửu Long còn được nhiều người gọi là Chùa Thái Lan. Ảnh: tiemthanhxuan

Khi đến với chùa Bửu Long, ấn tượng đầu tiên dành cho bạn chính khuôn viên rộng 11 ha và được bao phủ bởi những gốc cây xanh mát. Phía trước chùa là một hồ nước bình yên. Tất cả mọi thứ ở đây kết hợp hài hòa với nhau góp phần tạo thêm cho vẻ quyến rũ của ngôi chùa và làm nổi bật thêm phần kiến trúc độc đáo của ngôi chùa nổi tiếng ở Hồ Chí Minh này.

Tất cả mọi thứ ở đây kết hợp hài hòa với nhau góp phần tạo thêm cho vẻ quyến rũ của ngôi chùa. Ảnh: dulichchat

Nằm cách xa thành phố và hòa mình vào khung cảnh bình yên của thiên nhiên, chùa Bửu Long được xem là điểm du lịch Hồ Chí Minh vô cùng hấp dẫn dành cho những ai muốn tìm đến một nơi mà không có tiềng ồn ào của xe cộ, không có những toan tính của cuộc sống, nhường chỗ cho sự bình yên trong lành. 

Chùa Bửu Long được xem là điểm du lịch Sài Gòn vô cùng hấp dẫn. Ảnh: 123didulich

Nổi bật giữa khung cảnh thanh tịnh của chốn “bồng lai tiên cảnh” chính là kiến trúc vô cùng độc đáo của tòa bảo tháp Gotama Cetiya. Bảo tháp được xây dựng với độ cao 56m gồm 4 tháp bao quanh và có sức chứa lên đến 2.000 người. Vì thế, chùa Bửu Long còn được đánh giá là ngôi chùa có bảo tháp lớn nhất Việt Nam.

Chùa Thiên Mụ, Huế

Bảo tháp được xây dựng với độ cao 56m gồm 4 tháp bao quanh. Ảnh: ivivu

So với những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam, chùa Thiên Mụ được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ kính của cố đô xưa. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi những thành đá kiên cố. Phía trước nhìn ra là hình ảnh dòng sông Hương bình yên và thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ kính của cố đô xưa. Ảnh: 2dep

Ngay từ khi bước chân vào khuôn viên ngôi chùa bạn sẽ cảm nhận được ngay khung cảnh thanh tịnh và an yên ở nơi đây. Tại đây có rất nhiều những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo để bạn có thể tự do khám phá, giúp bạn có được một kỷ niệm đáng nhớ trong tour du lịch Huế của mình.

Ngay từ khi bước chân vào khuôn viên ngôi chùa bạn sẽ cảm nhận được ngay khung cảnh thanh tịnh và an yên ở nơi đây. Ảnh: hahalolo

Tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng của chùa Thiên Mụ. Đứng từ xa bạn sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao vút vô cùng nổi bật. Tháp Phước Duyên được xây bằng gạch, mỗi tầng tháp còn được thờ những bức tượng Phật khác nhau. Đặc biệt, bên trong tháp còn có một chiếc cầu thang xoắn ốc vô cùng độc đáo.

Tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng của chùa Thiên Mụ. Ảnh: 2dep

Điện Đại Hùng là gian thờ chính của ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này. Điện là nơi thờ Phật Di Lặc có đôi tai lớn để lắng nghe những nỗi khổ cực của chúng sinh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm và có miệng to để cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.

Điện Đại Hùng là gian thờ chính của chùa Thiên Mụ. Ảnh: vietnammoi

Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Nếu như tòa điện Địa Tạng được thiết kế bằng những hoa văn tinh tế thì điện Quan Thế Âm lại nằm e ấp ở trong bóng cây, không có những hoa văn chạm trổ nổi bật. Đặc biệt, bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. 

Ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam – Chùa Bái Đính, Ninh Bình

Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Ảnh: halotravel

Chùa Bái Đính là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Ninh Bình. Chùa Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với khuôn viên lên đến 700ha cùng với đó là vô số công trình kiến trúc đặc sắc. Chính vì điều đó mà ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này đã thu hút rất đông lượng khách tham quan hằng năm.

Chùa Bái Đính là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nằm ở Ninh Bình. Ảnh: travel

Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình thì chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục Việt Nam và Đông Nam Á như: ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, có tượng Phật đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á,… Dù đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng cho đến hôm nay, ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ những dấu tích về thời kỳ phát triển của Phật Giáo qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Chùa Bái Đính hiện đang nắm giữ rất nhiều kỷ lục Việt Nam và Đông Nam Á. Ảnh: halotravel

Khi đến với khu du lịch chùa Bái Đính, bạn có thể vãn cảnh chùa, dâng hương, thờ cúng Phật, các vị thần và cầu bình an cho gia đình, người thân. Theo kinh nghiệm du lịch Ninh Bình thì nếu đến với ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này vào tháng 1 – 3 âm lịch, du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần Phật giáo.

Chùa Trấn Quốc, Hà Nội

Du khách còn có cơ hội hòa mình vào không khí lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần Phật giáo. Ảnh: baoxaydung

Trấn Quốc được biết đến là ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội với tuổi thọ lên đến 1500 năm. Ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa nét trang nghiêm cổ kính và cả sự dịu dàng, nên thơ. Chính vì thế, Trấn Quốc đã rất vinh dự khi được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, điểm đến không chỉ dành riêng cho những tín đồ Phật giáo mà cả những du khách thập phương.

Trấn Quốc được biết đến là ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội. Ảnh: yan

Kiến trúc của ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này giống như một bông sen đang nở rộ, làm người ta sẽ liên tưởng đến ngay đài sen của Phật tổ, ngôi chùa là một quần thể gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, Thượng điện và nhà Thiêu công, nối với nhau thành hình chữ Công. 

Kiến trúc của ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam này giống như một bông sen đang nở rộ. Ảnh: toplist

Trước mặt tiền chính là khoảng sân vô cùng rộng được lát gạch sạch sẽ, có lư hương lớn ở giữa để mọi người có thể đến dâng hương. Có một điều đặc biệt ở ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam này đó chính là vườn mộ tháp cổ độc đáo nằm ở phía sau chùa. Nơi đây có nhiều ngôi tháp cổ. Điểm nhấn nổi bật nhất đó là tòa tháp lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng được xây vào năm 1998.

Trước mặt tiền chính là khoảng sân vô cùng rộng được lát gạch sạch sẽ. Ảnh: yan

Hiện nay, tại chùa Trấn Quốc còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng, đây được xem là bức tượng Niết bàn đẹp nhất Việt Nam.

Hiện nay, tại chùa Trấn Quốc còn lưu giữ rất nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn. Ảnh: yan

Dạo bước trong khuôn viên rộng lớn phảng phất mùi hương trầm, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng cây bồ đề lâu đời tỏa bóng mát cả một khoảng sân lớn. Ngước nhìn mái ngói lợp chùa đã phủ kín rêu xanh, nhưng không vì thế mà làm cho Trấn Quốc mất đi vẻ đẹp của mình, mà nó còn làm tăng thêm nét hấp dẫn nhuốm màu thời gian của ngôi chùa linh thiêng ngàn năm.

Bảo Ngọc

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Hảo Hảo

Từ khoá: Top 4 ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều du khách tìm đến để hành hương

Khám Phá Chùa Hương: Địa Điểm Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Hà Nội

1. Đôi nét về Chùa Hương

Chùa Hương thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một trong số những quần thể văn hóa, tôn giáo nổi tiếng tại Việt Nam với rất nhiều đền chùa, đình thờ, cúng tín ngưỡng.

Ảnh: sưu tầm

Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chùa Hương từ lâu đã trở thành một địa điểm tâm linh quen thuộc và nổi tiếng của du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, núi rừng Hương Sơn trắng xóa màu của hoa mơ rừng nở rộ. Hàng triệu phật tử và du khách thập phương lại nô nức trẩy hội khám phá Chùa Hương, hành trình hướng về một miền đất phật nổi tiếng.

2. Nên đi du lịch khám phá Chùa Hương vào thời gian nào?

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh độc đáo được nhiều du khách thập phương tới hành hương, lễ phật và tham quan cảnh chùa. Nơi đây có thiên nhiên phong cảnh hữu tình, là sự kết hợp hài hòa giữa núi non hùng vĩ và dòng nước trong xanh khiến thời tiết quanh năm luôn mát mẻ. Bạn có thể tới du lịch khám phá Chùa Hương vào mọi thời điểm trong năm.

Nếu bạn đến đây vào khoảng từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch thì lượng khách tới Chùa Hương sẽ đông hơn rất nhiều. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng 2 âm lịch là khoảng thời thời gian hành hương đầu năm, lượng khách cực kì đông. Do đó, nếu bạn muốn tới Chùa Hương để tham quan, vãn cảnh chùa thì nên lựa chọn vào các tháng khác trong năm.

Vào những tháng cuối năm như tháng 9, 10, 11, 12 cũng là thời điểm lý tưởng để bạn hành hương lễ chùa và cảm nhận khung cảnh yên bình của nơi đây.

Một số ngôi chùa Hà Nội đẹp khác:

12 Ngôi chùa ở Hà Nội đẹp

Chùa Một Cột

3. Hướng dẫn đường đi tới Chùa Hương

Di chuyển bằng ô tô:

Lên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Để tránh tình trạng nhầm đường bạn nên sử dụng hướng dẫn chỉ đường đến Chùa Hương trên bản đồ Google Maps để di chuyển dễ dàng hơn.

Di chuyển bằng xe máy:

Bạn nên đi tới đường Nguyễn Trãi, tiếp tục di chuyển tới Hà Đông đến ngã ba Ba La thì rẽ trái sang hướng đi Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái rồi tiếp tục đi thẳng theo biển chỉ dẫn là tới nơi.

Xe bus từ Hà Nội:

Bạn tới điểm bus bắt xe bus số 103A: Bến xe Mỹ Đình – Hương Sơn là tới thẳng điểm bus chùa Hương. Giá vé xe bus chỉ 9000 VNĐ/ lượt. Thời gian đi mất khoảng 2 giờ từ bến xe Mỹ Đình.

4. Giá vé tham quan tại Chùa Hương mới nhất

Giá vé Ghi Chú

Vé vào tham quan Chùa Hương 80.000 VNĐ/người Áp dụng cho 21 điểm di tích thắng cảnh

      Vé đò Chùa Hương             (Bao gồm lượt vào và lượt ra) 50.000 VNĐ/người Áp dụng tuyến: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích.

35.000 VNĐ/người Áp dụng tuyến Tuyết Sơn, Long Vân.

Vé cáp treo Chùa Hương

Người lớn: 180.000 VNĐ/người

Trẻ em: 120.000 VNĐ/người

Vé khứ hồi

Người lớn: 120.000 VNĐ/người

Trẻ em: 90.000 VNĐ/người

Vé một chiều

Lưu ý:

Đối với những trường như: thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1 mét dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn 100%.

Du khách về Chùa Hương lễ phật, tham quan, vãn cảnh vào các ngày:  23/11 (ngày di sản), ngày 30, mùng 1, mùng 2 tết Nguyên Đán, ngày 15/4 (ngày lễ Phật Đản) sẽ được miễn phí hoàn toàn 100% vé.

Ảnh: @phuonghip

5. Những điểm tham quan hấp dẫn tại Chùa Hương Đền Trình

Đền Trình hay còn được người dân thường gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là một ngôi đền nho nhỏ nằm ngay cạnh bên phải dòng Suối Yến thơ mộng, cách khoảng 500m so với bến đò Yến Vĩ, và nơi đây thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Ảnh: @linh109

Cái tên Đền Trình khiến chúng ta liên tưởng ngay tới việc trình bày, báo cáo. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa. Ai vào Chùa đều phải tới đây trình diện trước và làm một thủ tục trước khi vào chùa.

Động Hương Tích

Từ Động Hương Tích đi tới bến Thiên Trù rơi vào khoảng 2000 mét. Động Hương Tích có độ cao 390m, đây là một trong những điểm du lịch trung tâm của chùa Hương, là đích dừng chân của mọi du khách.

Đền Cửa Võng

Từ xa xưa đây mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ do người dân tại làng xây dựng. Nơi đây được xây với mục đích là để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu rất đặc biệt, đó là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.

Ảnh: @khanhkhy93

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù được xây dựng trên thềm núi Lão. Theo một số sử ký tương truyền còn lưu lại trong lịch sử, trong một chuyến tuần thú Phương Nam, vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ đi qua vùng núi Hương Sơn. Vua cùng đoàn quân đã nghỉ lại ở thung lũng núi Lão, thổi cơm ăn tại chính nơi đây.

Trong lúc ngắm nhìn và chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tại đó, Vua Lê có xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù nên đã đặt tên luôn cho thung lũng này là Chùa Thiên Trù.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn nằm cạnh lưng chừng núi Thanh Long, đi đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng Tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như muốn bay lên trời. Khi đi qua cổng vào sâu bên trong, bạn sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nhỏ xinh tráng lệ dựa lưng vào vách núi.

Ảnh: @leungderekc

Nếu bạn muốn đi đến Động Tiên Sơn thì hãy nhớ kĩ rằng Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường đi từ Động Hương Tích, qua Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù.

Động Hinh Bồng

Nếu như ở động Hương Tích bạn có cảm giác hơi choáng ngợp thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác ngược lại, đến đây vô cùng thoải mái và thư thái. Đường đi đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù. Bạn nên lưu ý đoạn đường này rất cao và dốc., đi ngày mưa nên cẩn thận trơn trượt.

6. Thưởng thức đặc sản chùa Hương

Những đặc sản bạn không nên bỏ lỡ khi đến tham quan Chùa Hương như: Thịt ngựa, dê núi, bò rừng, nhím, tê tê… Dọc đường sẽ có có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý, bạn có thể thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu đi vào thời gian diễn ra lễ hội.

Ngoài ra còn có những món đặc sản được nhiều người săn đón khi về trẩy hội chùa Hương như: Rau sắng, mơ Chùa Hương, chè củ mài, chè lam…Bạn có thể mua những hộp bánh đặc sản nơi đây về làm quà cho mọi người.

7. Một số lưu ý khi du lịch khám phá Chùa Hương

Khi đi du lịch khám phá Chùa Hương bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

Lựa chọn trang phục lịch sự khi đến cửa chùa: 

Khi đi lễ chùa hay tham quan thắng cảnh, bạn nên mặc những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Nên chọn quần áo tối màu, có cổ, không nên mặc váy khi lên chùa. Bạn nên đi giày thể thao hay giày bệt để có thể dễ dàng di chuyển tại chùa, tuyệt đối không đi giầy cao vì bạn sẽ phải leo rất nhiều bậc thang.

Lưu ý khi mua các đồ lưu niệm làm quà: 

Tại đây có bày bán rất nhiều đặc sản, đồ lưu niệm để du khách mua về làm quà. Tuy nhiên bạn cần phải trả giá trước để tránh trường hợp chủ quán sẽ nâng giá cao, ép giá, đặc biệt trong những ngày lễ hội truyền thống.

Ảnh: @leungderekc

Bài viết bạn quan tâm:

Kinh nghiệm đi Chùa Thầy

Chùa Tam Chúc

Đăng bởi: Bích Phạm

Từ khoá: Khám phá Chùa Hương: địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội

Đặc Sản Chùa Hương

Đặc Sản Chùa Hương

Nói đến Hương Sơn, mọi người không thể không nhớ tới những đặc sản dân giã của chùa Hương như một tấm lòng thơm thảo.

Đà Lạt tháng 9 có gì đẹp?

Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Khi quả non có màu xanh, chín có màu vàng và vị chua, thơm.

Quả mơ chín được chế biến thành ô mai, mơ muối làm thuốc, thành dấm mơ, rượu mơ. Cây mơ già cỗi gọi là lão mai, lấy thân gỗ chẻ nhỏ nấu nước uống gọi là nước lão mai. Nước lão mai có vị thơm mát. Đúng như:

                            (Vũ phạm Hàm)

Ở Chùa Hương xưa, cây mơ được trồng nhiều trong các thung lũng và trên các xềnh núi tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau.

Củ mài thuộc loại dây leo, mọc ở các vùng đồi núi, dây cứng từng đốt, lá hình trái tim, hoa từng chùm cánh bướm, rể (củ) ăn sâu xuống đất. Dây củ mài tàn rụng về mùa đông, nẩy mầm về mùa xuân. Mùa xuân cũng chính là mùa thu hoạch củ mài.

Củ mài Chùa Hương có hai loại: củ mài tẻ và củ mài nếp. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm, tương đối rắn. Củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo.

Củ mài ở Hương Sơn luộc ăn rất ngon. Củ mài nấu với mật ong đã trở thành đặc sản ở địa phương, thường được dùng cúng phật. Một món ăn nữa cũng được nhiều người ưa thích đó là chè củ mài.

Rau Sắng thuộc loài cây thân gỗ, cao to có màu trắng, lá hình lưỡi mác, màu xanh, thường mọc ở khe đất trên các dãy núi đá vôi. Ra hoa và lộc non vào mùa xuân, hoa mọc thành từng chùm từ những mắt ở thân cây, được gọi là rồng rồng, lá non được gọi là Rau Sắng.

Rau Sắng Chùa Hương được đi vào thơ ca và giai thoại văn học. có một giai thoại về thi sĩ Tản Đà như sau: Tản Đà rất thích ăn Rau Sắng Chùa Hương, năm Nhâm Thân (1922), ông gặp cảnh túng quẫn, muốn đến Chùa Hương nhưng không có tiền để đi. Ở Hà Nội nhớ hội Chùa Hương, nhớ Rau Sắng Tản Đà làm bài thơ tự tình:

Cái dưa thì khú cái cà thì thâm

Rau sắng, bao gồm cả lá non và các đọt thân, thường được sử dụng để nấu canh. Trước kia, bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn thường phơi khô để dành, khi nấu canh các loại rau rừng thì cho vào nồi canh mấy ngọn rau sắng thay mì chính. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.

Rau sắng chùa Hương hiện nay trở thành thương hiệu rau sạch nổi tiếng, bán với giá khá cao tại Lễ hội chùa Hương và hệ thống các siêu thị mảnh đất này Việt Nam.

Đầu Năm Hành Hương Đến 10 Ngôi Chùa Đẹp Nhất Thế Giới

Những ngôi chùa đẹp nhất thế giới không chỉ khiến du khách choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo, tinh tế mà còn là nơi linh thiêng được nhiều người ghé đến cầu may mắn, bình an.

Từ xưa đến nay, đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa không chỉ của người Việt Nam, mà còn là phong tục tốt đẹp của người dân nhiều nước châu Á. Người ta tin rằng, hành hương đầu năm vừa là để cầu bình an, may mắn cho cả năm mới, vừa để tìm đến hòa mình vào chốn bình yên, thanh tịnh, tránh xa ồn ào, mệt mỏi.

 

Cầu bình an may mắn cho năm mới và hòa mình giữa chốn bình yên tại những ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Ảnh: expedia

Những ngôi chùa đẹp nhất thế giới từ chùa Cẩm Thạch của Thái Lan, cố đô Bagan ở Myanmar, cho đến tu viện Paro Taktsang của Bhutan sẽ là điểm đến hành hương lý tưởng nhất cho chuyến đi đầu năm của bạn.

Đi chùa lễ Phật tại 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới Chùa Wat Benchamabophit (Chùa Cẩm Thạch) – Thái Lan

 

Wat Benchamabophit hay chùa Cẩm Thạch ở Bangkok là một trong những ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới. Ảnh: wikipedia

Wat Benchamabophit ở Bangkok còn được biết đến với cái tên khác là chùa Cẩm Thạch. Đúng như cái tên ngôi chùa này được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch Carrara, hoàn thành vào năm 1911. Ngay từ khi bước vào bạn đã phải trầm trồ trước kiến trúc tinh xảo của ngôi chùa Phật giáo đẹp nhất thế giới này với cửa sổ kính màu hình vòm mang nét đặc trưng của Thái Lan, phòng trưng bày 52 bức tượng Phật thể hiện sự đa dạng của các Đức Phật từ các thời điểm và địa điểm khác nhau,…

Cố đô Bagan – Myanmar

 

Cố đô Bagan là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất với hơn 2.000 ngôi đền còn sót lại. Ảnh: nationalgeographic

Từng là nơi tọa lạc của khoảng 10.000 công trình kiến trúc Phật giáo, cố đô Bagan giờ đây là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất. Ngày nay, những lối đi bao quanh hơn 2.000 ngôi đền và chùa còn sót lại, từ Dhammayangyi, ngôi đền lớn nhất Bagan, đến Shwezigon, ngôi đền dát vàng đầu tiên ở Myanmar mà bạn sẽ được tận mắt chứng kiến trong chuyến đi đầu năm.

Seiganto-ji – Nhật Bản

 

Seiganto-ji màu đỏ nổi bật bên thác nước Nachi cao nhất Nhật Bản, xung quanh là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: amazon

Cách thác nước Nachi cao nhất ở Nhật Bản không xa, Seiganto-ji là ngôi chùa đẹp nhất thế giới có rừng bao quanh. Kiến trúc tháo chùa 3 tầng với màu đỏ nổi bật hòa hợp với môi trường thiên nhiên kỳ vĩ xung quanh dành riêng cho Tendai, một trường phái Phật giáo của Nhật. Seiganto-ji cũng là một điểm dừng trên 2 tuyến đường hành hương khác nhau: đường mòn Saigoku gồm 33 ngôi đền và Kumano Kodō cổ kính được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tu viện Paro Taktsang, Bhutan

 

Cheo leo trên đỉnh núi là tu viện Paro Taktsang linh thiêng – điểm đến cho những người mê trekking. Ảnh: earthtrekkers

Nhắn đến những kiến trúc đền chùa linh thiêng nhất thế giới, không thể bỏ qua Paro Taktsang ở Thung lũng Paro của Bhutan. Tu viện nằm cheo leo trên vách đá chỉ có thể đến được bằng chuyến đi bộ khá vất vả qua địa hình núi đá dốc, thác nước, bánh xe cầu nguyện và quán trà Tây Tạng có view tuyệt đẹp. Nơi đây còn có tên khác là Hang Cọp.

Chùa Trấn Quốc – Tây Hồ, Hà Nội

 

Chùa Trấn Quốc cổ kính giữa hồ Tây vẫn nguyên vẹn nét kiến trúc xưa nổi bật với tòa tháp 11 tầng. Ảnh: Viator

Với lịch sử gần 1500 năm, là trung tâm Phật giáo lâu đời nhất ở Thăng Long – Hà Nội, chùa Trấn Quốc xứng đáng là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa Trấn Quốc cổ kính gần như vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc từ thưở ban đầu, nổi bật với tòa tháp đỏ 11 tầng bao phủ bởi bông sen 9 tầng, bên trong là nhiều tượng Phật linh thiêng,…

 

Đây là địa điểm hành hương nổi tiếng vào dịp Tết, mùng 1 hay ngày rằm. Ảnh: chúng tôi lễ chùa Trấn Quốc hàng năm đã trở thành niềm tin tín ngưỡng của nhiều người Việt, bởi vậy cứ dịp lễ Tết hay mùng 1, 15 hàng tháng ngôi chùa lại tấp nập người dân địa phương và khách thập phương. Đến đây, bạn còn có thể kết hợp tham quan vui chơi tại hồ Tây, hồ Trúc Bạch.

Chùa Mahabodhi – Ấn Độ

 

Chùa Mahabodhi ở bang Bihar, Ấn Độ có niên đại hơn 2.000 năm được xây hoàn toàn bằng gạch cổ. Ảnh: Tripsavvy

Chùa Mahabodhi ở bang Bihar, Ấn Độ là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất thế giới, có niên đại hơn 2.000 năm. Đây là ngôi chùa bằng gạch hiếm hoi còn sót lại, được xây dựng trên mảnh đất mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được Bồ đề, cạnh cây bồ đề cao 52 m với bốn mặt tháp được chạm trổ rất tinh vi. Đến đây bạn còn được chiêm ngưỡng tảng đá to hình tròn đặt phía bên trái sân, trên mặt đá có hai dấu chân rất to của Đức Phật.

Đền Angkor Wat – Campuchia

 

Angkor Wat – công trình mang tính biểu tượng của đất nước Campuchia. Ảnh: chúng tôi danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới có kiến trúc cổ kính không thể nào thiếu Angkor Wat – công trình mang tính biểu tượng của đất nước Campuchia. Trải dài hơn 400km2, quần thể Angkor Wat có đến 1.000 ngôi đền với các kích cỡ hình dáng khác nhau nhưng đều mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang đều làm từ đá tảng, họa tiết trang trí hình tượng Phật, hoa sen, chiến bình,… tinh tế thu hút du khách khắp nơi đổ xô đến tham quan hàng năm.

Chùa Thiên Hậu – Malaysia

 

Chùa Thiên Hậu hay chùa Bà Thiên Hậu mang đậm phong cách Trung Hoa. Ảnh: theworldtravelguy

Chùa Thiên Hậu hay chùa Bà Thiên Hậu nhìn xuống Kuala Lumpur dưới bóng mát của một cây bồ đề linh thiêng là ngôi chùa linh thiêng nhất thế giới ở Malaysia. Chùa được xây dựng theo phong cách Trung Hoa độc đáo với những họa tiết nhiều màu sắc, mái vòm cong vút, ngói xếp kiểu âm dương.

 

Đây là một trong những địa điểm được check in nhiều nhất tại Malaysia. Ảnh: @helengorkava

Kiến trúc có 4 tầng chính, góc nào cũng được trang trí công phu với vô số hàng đèn lồng vàng, đỏ bắt mắt, còn có khoảng sân đặt tượng 12 con giáp đọc đáo. Chính vì thế không chỉ là địa điểm hành hương cầu bình an, may mắn trong tour du lịch Malaysia đầu năm ngôi chùa còn là nơi cho ra đời những bức ảnh check in đẹp tuyệt vời dành cho du khách.

Cung điện Gyeongbokgung – Hàn Quốc

 

Cung điện Gyeongbokgung nằm trong một khu vườn thiên đường tươi tốt giữa dãy núi Bukansan. Ảnh: nationalgeographic

Nép mình trong một khu vườn thiên đường tươi tốt giữa dãy núi Bukansan và những tòa nhà chọc trời của Seoul, Cung điện Gyeongbokgung hay cung Cảnh Phúc của triều đại Joseon luôn thuộc top kiến trúc đền chùa đẹp nhất thế giới. Từng bao gồm hơn 500 tòa nhà, giờ đây một số gian trong, nhà yến, đình, miếu, ao sen, vườn tược của kiến trúc hoàng gia lớn nhất Hàn Quốc vẫn còn đến ngày nay. Đến tham quan cung điện, đừng quên thuê trang phục hanbok truyền thống để mang về những pose hình đậm chất Hàn Quốc xưa.

Datsan Gunzechoinei – Saint Petersburg, Nga

 

Datsan Gunzechoinei với kiến trúc độc đáo nằm giữa thành phố St. Petersburg. Ảnh: buddhistdoor

Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng Nga là quê hương của khoảng 1,5 triệu Phật tử và giữa lòng thành phố St. Petersburg có Datsan Gunzechoinei, một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới với kiến trúc khác biệt. Ngôi chùa mang nét kiến trúc Tây Tạng được làm từ đá granite nhám, trang trí đa dạng với họa tiết bánh xe cầu nguyện, kết hợp với cửa sổ kính màu do họa sĩ nổi tiếng Nicholas Roerich tạo nên.

Mộc Nhiên

Theo Báo Thể thao Việt Nam

Đăng bởi: Phú Nguyễn

Từ khoá: Đầu năm hành hương đến 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Cập nhật thông tin chi tiết về Tour Chùa Hương Và Những Điểm Hành Hương Nổi Tiếng Ở Miền Bắc trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!