Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Đường Tiết Niệu: Những Điều Cần Biết # Top 12 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Đường Tiết Niệu: Những Điều Cần Biết # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Đường Tiết Niệu: Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm tọng cho người bệnh.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới

Vi khuẩn chúng tôi cũng là thủ phạm gây nên tình trạng viêm ở nam giới

Do nam giới vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương … gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Chị em có thói quen vệ sinh từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ…vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phụ nữ quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm

Các trường hợp viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh

Có nhiều nhóm kháng sinh có thể được lựa chọn trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân vi sinh gây bệnh mà lựa chọn nhóm kháng sinh phù hợp.

Kháng sinh beta lactam Đây là nhóm kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Kháng sinh nhóm này an toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Trẻ em, phụ nữ mang thai và người già ưu tiên sử dụng nhóm kháng sinh này.

Một số loại kháng sinh và liều sử dụng:

Penicillin G, tiêm bắp, liều 2-5 triệu đơn vị/ngày trong khoảng 7-14 ngày. Nếu uống 4-5 triệu đơn vị/ngày trong vòng 7-14 ngày.

Ampicillin, liều uống 2-6g/ngày trong vòng 7-14 ngày.

Cloxacillin, uống 1-3g/ngày trong 7-14 ngày.

Nhóm cephalosporin: Là nhóm kháng sinh khá an toàn và được chỉ định cho nhiều đối tượng. Tác dụng của nhóm này là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn khi không còn vách tế bào sẽ bị tiêu diệt

Một số thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu gồm

Sulfamid, uống 2-4g/ngày x 10-14 ngày.

Sulfamethoxazole (bactrim), uống 1g/ngày x 7-14 ngày.

Khi lựa chọn kháng sinh để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cần cân nhắc các yếu tố bệnh lý hay tình trạng cơ thể để hạn chế những tác động xấu tới cơ thể. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh mạn tính cần được dùng đúng loại kháng sinh phù hợp.

Kháng sinh thường được sử dụng tốt nhất theo kết quả kháng sinh đồ.

Lựa chọn kháng sinh phù hợp với tuổi, tình trạng bệnh tật khác của người bệnh, phụ nữ mang thai.

Thời gian và liều lượng kháng sinh sử dụng tùy thuộc vào mức độ bệnh. Thường không sử dụng kéo dài quá 14 ngày.

Cần chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận.

Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, tần suất sử dụng thuốc vì bất cứ lý do gì. Nếu muốn thay đổi đơn thuốc.

Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng kháng thuốc và tái phát bệnh.

Không quan hệ tình dục trong thời gian sử dụng thuốc điều trị.

Ngoài điều trị bằng kháng sinh thì cần phải điều trị các dấu hiệu khác như: Tăng huyết áp, suy thận nặng thì cần điều trị suy thận, lọc máu hoặc ghép thận.

Vì vậy, để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả khi có dấu hiện về bệnh Viêm đường tiết niệu, người bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều được kê, kể cả khi đã cảm thấy khỏe và không được chia sẻ kháng sinh với người khác

Cách Chữa Trầm Cảm Sau Sinh Hiệu Quả Cần Biết

Các triệu chứng của trầm sảm sau sinh bao gồm:1

Chán nản, buồn chán.

Mất hứng thú, không vui vẻ.

Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Dễ bị kích động dẫn đến: cáu gắt, phiền muộn.

Giảm khả năng tập trung và thiếu quyết đoán.

Có suy nghĩ tự sát hoặc nghĩ đến cái chết.

Thay đổi cân nặng và cảm giác thèm ăn.

Chữa trầm cảm sau sinh bằng thuốc1 2

Thuốc là một trong những biện pháp đầu tiên được áp dụng để chữa trầm cảm sau sinh. Chúng giúp khắc phục nhanh chóng các triệu chứng của căn bệnh như: mất ngủ, chán ăn,…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng bởi lúc này người bệnh đang trong thời gian cho con bú.

Một số loại thuốc có thể tiết ra một phần qua đường sữa mẹ. Do vậy, bạn cần nói chuyện với bác sĩ điều trị để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Nếu được dùng thuốc, bạn cần dùng trong ít nhất 6 tháng đến 1 năm để tránh tái phát. Ngoài ra, nếu có tiền sử bị trầm cảm, bạn có thể nói với bác sĩ để uống thuốc phòng ngừa ngay từ khi còn mang thai hoặc mới sinh.

Cách chữa trầm cảm sau sinh bằng liệu pháp tâm lý1 2

Bên cạnh thuốc thì các liệu pháp tâm lý cũng là biện pháp hữu ích để quản lý căn bệnh trầm cảm sau sinh. Chúng thường được dùng kết hợp với thuốc hoặc dùng riêng biệt tùy theo tình trạng của người bệnh.

Các liệu pháp tâm lý được dùng nhiều nhất hiện nay bao gồm trị liệu nhận thức hành vi và trị liệu nhóm. Khi tiến hành, người bệnh sẽ được gặp người tư vấn có chuyên môn về tâm lý để trò chuyện. Từ đó xác định và thay đổi những nhận thức, hành vi có hại cho sức khỏe tâm thần của bản thân. Với liệu pháp nhóm, người bệnh trước hết sẽ được đồng cảm bởi những người có cùng hoàn cảnh. Từ đó, bạn sẽ hiểu được cách cư xử trong các mối quan hệ và cách giải quyết vấn đề.

Các biện pháp chữa trầm cảm sau sinh khác1

Bên cạnh thuốc và tâm lý trị liệu, chúng ta còn có thể áp dụng một số biện pháp khác để chữa bệnh trầm cảm sau sinh. Các biện pháp như sốc điện sẽ được xem xét sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm nặng, sinh ảo giác hoặc luôn có ý nghĩ tự tử.

Dù áp dụng hình thức trị liệu nào, người bệnh cũng cần được thăm khám sớm và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Việc được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tăng khả năng hồi phục và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Trong thực tế một số loại thức ăn có thể ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng của bạn. Do đó, để vượt qua trầm cảm sau sinh, bạn hãy chú ý chế độ ăn của mình. Những người phụ nữ sau sinh được khuyến khích nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng. Đặc biệt, những thực phẩm giàu omega 3 như cá trích, cá hồi là rất cần thiết. Việc ăn những thực phẩm này được cho là làm giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Chúng cũng có thể là một biện pháp điều trị trầm cảm tiềm năng.

Tập thể dục

Một cách chữa trầm cảm sau sinh tại nhà nữa cũng rất được khuyến khích là tập thể dục. Phụ nữ sau sinh sẽ không thể tập thể dục ngay nhưng bạn có thể chọn những hình thức vận động nhẹ nhàng. Yoga, đi dạo bộ,… là những bài tập phù hợp.

Ngủ đủ giấc Massage và thư giãn

Để các cách chữa trầm cảm sau sinh hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với các liệu pháp massage và thư giãn. Các nghiên cứu đã cho thấy việc xoa bóp làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, thực hành kỹ thuật hít thở sâu hay thiền theo các hình ảnh với sự hướng dẫn cũng sẽ khiến bạn thấy dễ chịu hơn.

Một số biện pháp tại nhà có thể hữu ích với việc đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm. Tuy vậy, nếu muốn hồi phục, người bệnh cần đến những nơi điều trị có chuyên môn.

Các phòng khám tâm lý, bệnh viện tâm thần hay khoa tâm lý tại các bệnh viện lớn là những nơi đáp ứng được yêu cầu này. Cần nhớ rằng, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến nhưng không thể xem thường. Chúng ta cũng có thể điều trị thành công nếu áp dụng đúng cách. Các cách chữa trầm cảm sau sinh cũng cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ. Do đó, chúng ta không nên chủ quan và chỉ áp dụng các biện pháp tự chữa tại nhà.

Nguy Cơ Trẻ Bị Kháng Thuốc Khi Tự Điều Trị Cúm

Bé Hà My (9 tuổi, Hà Nội) bị ho, sổ mũi kéo dài không dứt, dịch mũi có màu vàng xanh, ù tai. Gia đình đưa bé đến khám tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, được chẩn đoán bị bội nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm tai giữa.

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ kê đơn kháng sinh cho bé uống 10 ngày. Tuy nhiên, sau 7 ngày uống thuốc, tình trạng vẫn không đỡ, gia đình đưa bé đến bệnh viện khám lại. Hỏi kỹ tiền sử, người nhà cho biết trước thường tự mua thuốc cho bé uống, trong đó có kháng sinh, đến khi bệnh không đỡ thì mới đến bệnh viện.

Bác sĩ điều trị cho rằng bé My đã bị kháng kháng sinh do đã điều trị đúng phác đồ song bệnh không thuyên giảm. Bé phải điều trị kháng sinh đường tiêm, hấp thu qua đường tĩnh mạch để có tác dụng nhanh và mạnh hơn, mới cho kết quả tích cực. Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe bé Hà My đã ổn định.

Theo BS Nguyễn Thị Phương Thảo, khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, tình trạng kháng kháng sinh khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, dùng thuốc uống ít có tác dụng mà thường phải chuyển qua tiêm hoặc sử dụng đến các loại kháng sinh liều cao, có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Trong trường hợp của bé My, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian tới, bé vẫn có thể sử dụng kháng sinh đường uống, phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và sự đáp ứng của cơ thể đối với loại kháng sinh đó. Nếu gia đình tiếp tục tự mua thuốc cho bé uống, tình trạng kháng thuốc sẽ tăng lên.

Trẻ khám viêm tai giữa tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội. Ảnh: Nguyễn An

Bác sĩ Thảo cho biết, hiện nay nhiều phụ huynh cho rằng sử dụng kháng sinh ngay khi bị cúm là để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm về sau. Tuy nhiên, virus cúm không chịu tác động của thuốc kháng sinh mà tấn công đường hô hấp và tạo điều kiện gây bội nhiễm. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh điều trị cúm có thể gây tiêu chảy, dị ứng.

“Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn và phải được bác sĩ kê đơn, không sử dụng khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp thông thường”, bác sĩ Thảo khẳng định cho biết.

Ngoài thuốc kháng sinh, nhiều gia đình cũng có thói quen tự sử dụng thuốc tamiflu để kháng virus khi trẻ bị cúm. Tuy nhiên, đây cũng là cách làm chưa đúng. Tamiflu là thuốc chỉ định với những bệnh nhân có nguy cơ như mắc bệnh tim, phổi, thận mạn tính, biến chứng viêm phổi. Nếu mắc cúm thông thường, người bệnh không cần dùng đến Tamiflu, gây lãng phí, nếu lạm dụng cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.

Do đó, khi bé mắc cúm, gia đình không tự ý mua thuốc cho bé uống do bệnh có thể tự khỏi khi được chăm sóc tốt. Người nhà nên cho bé uống đủ nước, làm sạch mũi nếu bé bị nghẹt mũi, mặc quần áo thoáng mát, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nhà cửa, phòng ngủ cần được đảm bảo thông thoáng, nên giặt sạch chăn, ga, vỏ gối. Đồng thời, trẻ cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Khi trẻ bị cúm, gia đình không nên kiêng gió bằng cách đóng kín cửa, trùm chăn kín người để toát mồ hôi. Những cách này đều có thể khiến bệnh nặng hơn do khi đóng kín cửa, không khí không thể lưu thông khiến cho virus tiếp tục gây bệnh. Việc khiến cho mồ hôi thoát ra nhiều dễ gây mất nước, người mệt mỏi và suy nhược. Trẻ cũng không nên chỉ nằm, cần vận động nhẹ nhàng để cơ thể dễ chịu hơn.

Tiêm vaccine phòng cúm và các loại vaccine giúp trẻ ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ảnh: Nguyễn An

Để phòng bệnh cúm, gia đình cần hạn chế cho bé dùng chung dụng cụ, đồ chơi của người khác, tránh nơi tập trung đông người, không tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Đặc biệt, cho bé tiêm vaccine cúm đúng độ tuổi để đảm bảo phòng bệnh.

Advertisement

Theo BS CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, việc chủ động tiêm ngừa vaccine cho bé và gia đình là biện pháp hữu hiệu nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm virus và vi khuẩn. Vaccine cúm, phế cầu, não mô cầu… là những loại vaccine cần thiết giúp phòng ngừa cúm và nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm phòng có thể giảm tỷ lệ tử vong do cúm 70-80%. Tuy nhiên hiệu lực bảo vệ của vaccine cúm chỉ kéo dài trong khoảng một năm do virus cúm có khả năng thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục. Vì vậy, trẻ em và người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine cúm mỗi năm một lần nhằm tăng cường đề kháng, phòng ngừa kịp thời chủng virus cúm đang lưu hành.

Chi Lê

Hệ thống tiêm chủng VNVC với 107 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, đang cung ứng đầy đủ vaccine phòng bệnh cho cả trẻ em và người lớn. Hiện VNVC ưu đãi vaccine cúm tứ giá thế hệ mới (Pháp, Hà Lan), giá gốc 356.000 đồng nay chỉ còn 299.000 đồng; ưu đãi 199.000 đồng một liều cho cơ quan hoặc doanh nghiệp đăng ký số lượng lớn.

Những Điều Cần Biết Về Vitamin A Cho Trẻ

Vitamin A là một vitamin trong những vitamin tan trong dầu. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin này. Do đó, chúng ta cần phải được cung cấp chúng qua thức ăn hoặc thuốc bổ sung.

Có 2 dạng  chính:

Tiền chất của carotenoid (beta – carotene) có trong thực vật: các loại rau xanh, trái cây có màu xanh đậm, vàng đậm, đỏ đậm (cà rốt, cà chua, bí đỏ, khoai lang, rau bina…).

Có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, gan, lòng đỏ trứng, sữa, bơ…) dưới dạng Retinol.

Vitamin A có công dụng trong điều hòa hệ miễn dịch và các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra vitamin này cũng giúp cải thiện tầm nhìn.

Là vitamin hỗ trợ cho quá trình phát triển và tăng trưởng ở trẻ. Nó rất quan trọng với sự phát triển thể chất của trẻ. Vitamin này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp các tế bào trong cơ thể phát triển và thực hiện chức năng của chúng.

Tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể của trẻ. Hiện nay vitamin A vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị quan trọng của nó đối với sức khỏe trẻ.

Chức năng thị giác: Tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu.Vì vậy khi thiếu vitamin này, khả năng nhìn của trẻ lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm. Hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là “Quáng gà”.

Bảo vệ biểu mô: cần thiết cho biểu mô dưới da, biểu mô giác mạc, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn…Lớp bề mặt trên cùng của các cơ quan này dễ bị khô (sừng hóa), bong vảy và tróc ra làm phá vỡ hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện cho nhiễm trùng tại chỗ. Biểu hiện này thường xảy ra ở mắt. Ban đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sức đề kháng đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy trẻ bị thiếu sẽ dễ bị nhiễm trùng ở da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu.

Khẩu phần thiếu hụt vitamin A

Cơ thể của trẻ không tự tổng hợp được vitamin A mà phải cần cung cấp từ bên ngoài. Nên đây chính là nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A ở trẻ em.

Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, là nguồn cung cấp trong những tháng đầu đời của trẻ. Trong thời kì cho trẻ bú, nếu mẹ thiếu vitamin A thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

Ở giai đoạn ăn dặm, cháo, bột là các chất không có đạm và vitamin A. Nếu trẻ chỉ được nuôi đơn thuần bằng tinh bột thì sẽ suy dinh dưỡng.

Vì vitamin A là vitamin tan trong dầu, nên bữa ăn thiếu chất béo (dầu, mỡ) sẽ làm trẻ không hấp thu được vitamin A.

Beta – carotene (có nguồn gốc thực vật) có độ hấp thu kém hơn vitamin A có nguồn gốc động vật. Vì vậy nếu thiếu thức ăn từ nguồn thực vật thì sẽ rất dễ thiếu vitamin A, nhất là ở trẻ nhỏ chưa thể ăn quá nhiều rau.

Các bệnh nhiễm khuẩn

Trẻ bị bệnh sởi, tiêu chảy và nhiễm giun dễ bị thiếu vitamin A.

Suy dinh dưỡng

Trẻ ăn thiếu đạm kéo dài gây suy dinh dưỡng cũng thường kèm theo thiếu vitamin A. Bởi vì đạm giữ vai trò chuyển hóa và vận chuyển vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu kẽm cũng làm ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin A.

Cung cấp đủ vitamin A cho trẻ bằng thực phẩm

Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ.

Bảo đảm ăn uống hợp lý, cân đối các chất dinh dưỡng và đủ vitamin A. Chú trọng nguồn thực phẩm giàu đạm, mỡ và vitamin A cho bữa ăn hàng ngày. Đây là giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề thiếu vitamin A. Bên cạnh đó cần bảo đảm sức khỏe cho trẻ, giữ gìn vệ sinh và tiêm chủng đầy đủ để phòng các viêm nhiễm và ký sinh trùng đường ruột.

Tăng cường vitamin A vào thực phẩm: đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như đường, sữa, dầu ăn…

Bổ sung vitamin A: Cho các đối tượng nguy cơ (trẻ em và bà mẹ) uống vitamin A liều cao định kỳ.

Lịch uống vitamin a cho trẻ: Cứ mỗi 6 tháng một lần, các phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương để được uống vitamin A định kỳ. Nhằm phòng chống tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm nhà nước đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A miễn phí, cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ hay trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A, theo lịch sau:

Ngày 1 – 2 tháng 6

Ngày 1 – 2 tháng 12

Qua bài viết này, hy vọng cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về vai trò cũng như lợi ích của vitamin A cho trẻ. Đừng quên lịch uống vitamin a cho trẻ để bé yêu của mình được bổ sung vitamin A định kỳ.

Cấy Ghép Implant: Quy Trình Và Những Điều Cần Biết

Cấy ghép implant là giải pháp trồng răng mới khá hoàn hảo, giúp khắc phục tình trạng bị mất một răng, nhiều răng hoặc cả hàm răng. Để thực hiện phương pháp này, Nha sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt trụ implant vào xương hàm, nhằm thay thế cho phần chân răng cũ. Một khoảng thời gian sau, khi trụ implant dính chặt vào xương hàm, một mão răng sứ sẽ được tiếp tục gắn lên trên để tạo ra một chiếc răng giống hệt như thật.

Các giai đoạn của Cấy ghép Implant

1. Loại bỏ răng hư hoặc bị tổn thương  2. Đặt implant  3. Gắn abutment  4. Gắn mão cố định

 Bất kì ai đã đến tuổi trưởng thành( từ 18 tuổi), có sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh mãn tính.

 Người bị mất 1 răng hoặc nhiều răng vĩnh viễn.

 Không bị bệnh tiểu đường.

 Người có các bệnh lý như huyết áp cao hay có vấn đề về nha chu phải được điều trị ổn định trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

1. Tư vấn và điều trị sơ bộ

Lần hẹn đầu tiên, Nha sĩ thực hiện khám và tư vấn ban đầu, bao gồm như kiểm tra răng miệng toàn diện, chụp X-quang, chụp phim 3D và sau đó lấy dấu răng sơ khởi.

Lần hẹn thứ hai, Nha sĩ trao đổi và thống nhất với bệnh nhân về kế hoạch điều trị, quy trình thực hiện. Cũng như thông báo thời gian tối thiểu cho quá trình cấy ghép Implant.

Những lần hẹn tiếp theo, Nha sĩ tiến hành một số điều trị ban đầu cho các trường hợp sau:

Nha sĩ nhổ bỏ răng bị hư hoặc bị tổn thương. Nguyên nhân do sâu răng hay vẫn còn mảnh vỡ sót lại do tai nạn làm gãy răng…

Bệnh nhân không có đủ xương hàm (do tiêu xương hay các bệnh lý khác) để đặt trụ Implant. Nha sĩ cấy ghép xương hàm từ xương cằm hoặc xương hông của bệnh nhân. Điều này là cần thiết vì trụ Implant cần một lượng xương nhất định giúp cố định và neo giữ.

Trường hợp bệnh nhân có các bệnh về nha chu, được điều trị trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

2. Đặt Implant

Sau khi xương hàm đã ổn định( nếu có ghép xương), Nha sĩ tiến hành khoan một lỗ vừa với bán kính của trụ Implant. Loại Implant đã được lựa chọn phù hợp kích thước và khả năng tích hợp với xương hàm. Sau đó, đặt trụ Implant vào. Trụ Implant lúc này đóng vai trò như một cái chân răng giả.

Quá trình này có thể mất 1-2 giờ. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tê tại vùng cấy Implant để cảm thấy thoải mái, không có cảm giác khó chịu. Điều này giúp Nha sĩ thực hiện nhanh chóng và thuận lợi.

Quá trình lành thương, thời gian để xương hàm và trụ Implant tích hợp với nhau có thể mất tới 5 tháng cho hàm dưới và tối đa 7 tháng cho hàm trên.

3. Đặt Abutment và gắn mão tạm

Tiếp đến là gắn abutment vào trụ Implant bằng vít. Abutment có vai trò như cùi răng, giúp nâng đỡ và lưu trữ mão răng. Một mão tạm được gắn trên abutment trong khi đợi mô mềm tiếp tục lành lại và hình thành xung quanh răng giả như với răng tự nhiên.

4. Đặt mão sau cùng

Giai đoạn cuối cùng là gắn mão cố định sau cùng. Mão cố định được gắn vào abutment theo 2 cách, gắn bằng vít hoặc bằng chất dán (cement). Cách thứ hai thường được lựa chọn nhiều hơn vì có tính thẩm mĩ và chắc chắn hơn.       

Làm răng sứ là giai đoạn làm mão cuối cùng của cấy ghép implant. Tìm hiểu ngay: Làm răng sứ: Tất tần tật những điều cần biết

1. Chăm sóc sau cấy ghép

Về cơ bản, bạn nên chăm sóc cho implant giống như cách bạn chăm sóc răng tự nhiên. Bạn nên đánh răng 2-3 lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hằng ngày và súc miệng bằng nước súc miệng không cồn. Ngoài ra, điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên với Nha sĩ 6 tháng một lần.

2. Tái khám định kỳ

Nha sĩ có thể chụp X-quang nhiều hơn trong các lần tái khám định kỳ. Họ sẽ xem xét trụ implant, abutment và mão có khít sát với nhau không, để kịp thời điều chỉnh.

3. Biến chứng có thể xảy ra

Cũng giống như bất kỳ tiểu phẫu hay phẫu thuật nào khác, có những rủi ro có thể xảy ra. Cấy ghép Implant cũng có khả năng thất bại, cho dù đó là do nhiễm trùng, cắn hay nghiến răng.

Trường hợp bệnh nhân cần cấy ghép Implant ở hàm dưới. Có khả năng một dây thần kinh chạy dưới hàm dưới có thể bị tổn thương trong quá trình khoan hoặc đặt implant. Nó có thể gây tê hoặc ngứa ran. Tuy nhiên điều này có thể chỉ là tạm thời cho đến khi dây thần kinh lành lại. Nhưng cũng có trường hợp dây thần kinh không khôi phục được như lúc đầu.

Khi cấy ghép Implant ở hàm trên. Có trường hợp mũi khoan có thể xuyên qua các xoang phía trên răng hàm trên, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Để tránh điều này xảy ra, Nha sĩ sẽ chụp X-quang trước khi phẫu thuật. Nhằm xác định chính xác vị trí của bất kỳ dây thần kinh hoặc xoang nào gần đó.

Nếu bạn có đủ điều kiện về kinh tế lẫn sức khỏe thì cấy ghép Implant là một phương án tốt cho phục hình răng. Mặc dù cấy ghép Implant tốn nhiều thời gian và công sức. Nhưng nói về sự ổn định và độ bền có thể lên tới 25 năm, nếu tuân thủ đúng quy trình chăm sóc và tái khám của Nha sĩ.

Takoyaki Là Gì Vậy? Những Điều Cần Biết Về Takoyaki

Pin

0

Shares

Takoyaki là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng ở Nhật Bản nói riêng và thị trường châu Á nói chung. Trong bài viết này, Kilala sẽ giới thiệu cho bạn đọc tất tần tật những điều cần biết về món bánh bạch tuộc đình đám này.

1. Takoyaki Là gì vậy?

“Tako” là bạch tuộc, và “Yaki” là nướng. Như vậy “Takoyaki” nghĩa là bánh bạch tuộc nướng. Bánh có hình dạng tròn như trái bóng nhỏ, rất dễ cầm và ăn chỉ với một cây tăm. Thông thường, người ta sẽ rưới lên bề mặt những chiếc bánh takoyaki một lớp nước xốt mặn ngọt hoặc Mayonnaise và dăm cá ngừ khô.

Takoyaki Là gì vậy

Bạn đang đọc: Takoyaki Là gì vậy? Những điều cần biết về Takoyaki

2. Nguồn gốc của Takoyaki

Quê hương của món bánh bạch tuộc này là Osaka – thành phố cung cấp wifi miễn phí cho du khách và là ngôi nhà của 2,6 triệu người yêu bạch tuộc. Nằm trên vùng Biển nội địa Seto, Vịnh Osaka đóng vai trò là thương cảng chính cho những cuộc giao thương nội địa, đồng thời là cánh cửa thông vùng Biển Seto với Thái Bình Dương.

Với vị trí địa lý như vậy, Osaka dễ dàng trở thành trung tâm công nghiệp và hải cảng chính của Nhật Bản. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi những ẩm thực từ những vùng miền khác trên Nhật Bản có cơ hội du nhập vào Osaka. Và một người bán hàng rong tên Tomekichi Endo đã thấy món Akashiyaki, một loại bánh bao làm từ bột trứng nổi tiếng ờ quận Hyogo vào năm 1935. Ông đã thử cải biến công thức làm món Akashiyaki, thay bột trứng thành bột mì và chọn bạch tuộc làm nhân bánh vì vùng Biển nội địa Seto là nguồn cung cấp bạch tuộc rất dồi dào.

3. Tại sao Takoyaki được mọi người yêu thích như vậy?

Từ quê hương Osaka, Takoyaki nhanh chóng chiếm được sự yêu mến của mọi người trên khắp đất nước và thế giới. Sự hiện diện của bánh bạch tuộc nướng tràn ngập trên mọi con phố, nẻo đường, từ những quầy hàng lưu động ở vỉa hè, lễ hội, cửa hàng lưu niệm cho đến những khu vực nghỉ ngơi ngoài đường cao tốc. Thậm chí ở Osaka có hẳn một bảo tàng Takoyaki nằm ở bên ngoài Universal Studios, nơi cung cấp bộ sưu tập takoyaki của năm nhà hàng.

Vậy tại sao Takoyaki được mọi người yêu thích như vậy? Ta có thể kể đến một vài lý do sau:

Takoyaki rất dễ ăn. Bánh có kích thước nhỏ, chỉ với một cây tăm và 2 lần cắn là xong một bánh.Takoyaki phù hợp với mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Ai ai cũng đều có thể quây quần bên nhau cùng thưởng thức món bánh bạch tuộc này.Takoyaki dễ làm. Hiện tại nhiều gia đình có thể làm Takoyaki tại nhà bằng khuôn bánh hoặc chảo điện Takoyaki.Takoyaki dễ sáng tạo thành nhiều loại khác nhau bằng việc thay đổi nghiên liệu. Có người cho thịt nguội, phô mai, tôm, thậm chí sô cô la làm nhân bánh chế biến thành món tráng miệng kiểu Takoyaki.

4. cách làm Takoyaki tại nhà

Nguyên liệu làm takoyaki đơn giản:

Khuôn bánh hoặc chảo điệnCây xiên trở bánh TakoyakiBột làm bánh TakoyakiNước sử dụng dashiNước, và trứng, sữaNguyên liệu làm nhân bánh (đã được cắt nhỏ) như: bạch tuộc, và thịt, tôm, rong biển rắc, và cá ngừ bào…Nước xốt Takoyaki, Mayonnaise

cách làm Takoyaki:

*Tất cả hình ảnh bên dưới lấy từ website: Tsunagu Japan

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu.Bước 2: Cho bột làm bánh Takoyaki, trứng, sữa, nước vào bát.Bước 3: Trộn đều cho đến khi thành hỗn hợp bột có độ đặc sánh.

Bước 4: Lấy khuôn nướng ra rồi phết dầu lên từng khuôn.

Bước 5: Đổ hỗn hợp bột khi nãy vào khoảng một nửa khuôn.

Bước 6: Tiếp theo bạn cho bạch tuộc và những nguyên liệu khác vào như tôm, thịt, gừng, hành lá… tùy ý.

Bước 7: Sau khi cho đủ nguyên liệu vào, bạn đổ thêm bột. Nên đổ đầy tràn để đảm bảo phủ hết những nguyên liệu bên trong khuôn.

Bước 8: Cứ một phút trôi qua, bạn loại bỏ phần bột thừa, sử dụng cây xiên cho hết mọi thứ vào bên trong khuôn.

Bước 9: Khi phần đáy bánh đã trở nên giòn, bạn hãy thử lật 90 độ.

Bước 10: Bạn nướng cho đến khi bánh ngả màu vàng nâu là đã chín hẳn.

Bước 11: Bạn cho bánh ra đĩa, rưới xốt Takoyaki, Mayonnaise. Sau đó rắc cá ngừ bào, rong biển lên. Thế là xong món Takoyaki nóng hổi thơm ngon tròn vị.

Bật mí 3 tips làm món Takoyaki thật hoàn hảo:

Tip 1: Sử dụng thật nhiều dầuĐừng tiết kiệm dầu khi nướng Takoyaki. Vì dầu hỗ trợ vỏ bánh trở nên giòn hơn và bạn có thể dễ dàng lật bánh mà không bị dính bột trong thành chảo.Tip 2: Đổ thật nhiều bộtĐừng tiết kiệm bột khi làm bánh Takoyaki. Khi bạn thấy khói bốc ra từ vỉ nướng, hãy đổ đầy bột vào tất cả lỗ. Điều này để đảm bảo bột phủ hết bạch tuộc và toàn bộ nguyên liệu trong lỗ.Tip 3: Lật bánh 90 độNgay khi phần đáy bánh takoyaki đã giòn, bạn hãy lật 90 độ để phần bột chưa chín chảy vào lỗ để cả bề mặt bánh trở nên giòn đều và chín kỹ.

chúng tôi

Giới thiệu: Admin

Kênh thông tin học đấu thầu, kiến thức tổng hợp, công nghệ, đời sống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Đường Tiết Niệu: Những Điều Cần Biết trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!