Bạn đang xem bài viết Thăm Thú 4 Quốc Gia Còn Vẹn Nguyên Bản Sắc Văn Hóa Thuở Xưa được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu như từng tìm hiểu về các phong tục tập quán của các quốc gia từ thuở xa xưa, bạn sẽ thấy hầu như chúng đã bị mai một để theo kịp với tốc độ phát triển của nhịp sống hiện đại. Có những nền văn hóa độc đáo, những dòng chữ còn khắc trên vách núi, các hoạt động truyền thống kỳ lạ cũng như ẩm thực có một không hai… Tất cả các yếu tố đó đều trở thành di sản nếu biết gìn giữ cẩn thận. Và 4 quốc gia sau đây đã làm rất tốt điều đó, nhất là khi bạn tham gia tìm hiểu lịch sử và đời sống ẩm thực của họ.
Tìm hiểu những quốc gia gìn giữ tốt nhất truyền thống của họ – Ảnh: Lifehack
1. ICELAND – VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG NGƯỜI VIKINGQua nhiều thế kỷ, Iceland vẫn được biết đến với sự bình đẳng giới, cảnh quan đẹp tự nhiên và những truyền thống tuyệt vời. Iceland (hay Ice-land – cách gọi của người Scandinavi và cộng đồng Trung Âu) là một vùng đất mang cho bạn cuộc sống thật sự tốt đẹp, gắn liền với nữ quyền và các vùng đất của người Viking.
Vùng đất của những người Viking – Ảnh: demilked
Iceland cùng với các nước láng giềng như Thụy Điển, Na Uy đều cùng một nguồn gốc di sản. Bầu không khí và tình yêu duy nhất dành cho ẩm thực là một điều khá thú vị ở Iceland. Tuy nhiên, Iceland rất coi trọng những kỷ niệm trong quá khứ, những ngày lễ truyền thống hướng về tổ tiên luôn được đặt lên hàng đầu và người Iceland coi đó là những dịp quan trọng nhất trong năm.
Cảnh quan Iceland – Ảnh: iceland24blog
Từ thời của những người Viking, những món ăn phổ biến được làm từ thịt cá mập – loài vật có lớp mỡ biểu bì để chống lại cái lạnh. Tuy nhiên lớp mỡ này cũng là một dạng chất độc mà dù có được lên men để giải phóng các chất độc thì người ăn cũng cần hết sức thận trọng. Ngày nay, những bữa tiệc truyền thống của người Iceland vẫn xuất hiện thịt cá mập như một cách tưởng nhớ tổ tiên của họ.
Trẻ em Iceland – Ảnh: icelandmag
Món ăn truyền thống Iceland – Ảnh: freshpatrol
2. MÔNG CỔ – VÙNG ĐẤT CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃNMông Cổ nằm sát biên giới Trung Quốc, là một đất nước tinh tế, con người tôn trọng nhau và có nền văn hóa độc đáo luôn đón chào du khách. Trong lịch sử, người Mông Cổ có xu hướng ăn mừng rất khác biệt cùng với bộ lạc của mình. Mông Cổ còn được biết đến bởi sự kiên trì, bền bỉ, vạch chiến lược và tài lãnh đạo – được gọi tên là vùng đất của Thành Cát Tư Hãn.
Thảo nguyên Mông Cổ – Ảnh: travellandtreisure
Đối với những người không hiểu rõ về Thành Cát Tư Hãn, người ta xem ông như một nhà lãnh đạo bảo thủ và tàn nhẫn, nhưng ông lại được xem là biểu tượng dẫn đầu của rất nhiều người. Văn hóa Mông Cổ là sự kết hợp và ảnh hưởng của các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Tây Tạng, còn Phật giáo cùng văn hóa du mục đã tạo nên bản sắc riêng cho người Mông Cổ. Một trong những truyền thống đặc trưng là việc kết hôn – đó là cái gì đó thiêng liêng sâu sắc của người con trai và người con gái. Do đó, người ta thường nhớ đến tục cưới xin và ẩm thực ngay khi nhắc đến đất nước Mông Cổ.
Phụ nữ Mông Cổ – Ảnh: boredpanda
Trong quá khứ, sính lễ đem đến cho nhà gái chính là những chiếc áo lông thú, chiếc áo càng đắt tiền thì người phụ nữ ấy càng đặc biệt đẳng cấp. Mặc dù truyền thống này đã thay đổi nhưng trong thâm tâm người Mông Cổ, họ vẫn xem áo lông thú là sính lễ đặc biệt không thể thiếu. Nếu có cơ hội đến Mông Cổ, hãy cố gắng tìm kiếm cơ hội để ở homestay cùng với dân bản địa, biết đâu bạn sẽ may mắn được tham dự lễ cưới đầy tính truyền thống và các món ăn ngon của họ.
Mông Cổ vẫn giữ được nét truyền thống quý giá – Ảnh: bloomberg
Lối sống du mục – Ảnh: mongoliatour
3. ARGENTINA – CẦU NỐI CỦA TRUYỀN THỐNG VỚI THẾ GIỚI HIỆN TẠIArgentina được thế giới ca ngợi về lòng hiếu khách, về tình yêu dành cho lịch sử và âm nhạc của người dân quốc gia này. Argentina ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, phẩm chất và lịch sử tốt đẹp của người Mỹ Latinh. Người Argentina trở nên nổi tiếng thế giới sau phát hiện về sự hi sinh lớn lao của người Inca ở vùng núi Argentina. Người ta tin răng, một đứa trẻ chính là sự hiện thân của lợi ích cộng đồng và là một vị thánh cứu tinh. Mặc dù sự tồn tại của người Inca đã không còn, nhưng nền văn hóa Inca vẫn được gìn giữ như một kho báu cho đến ngày nay.
Sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp – Ảnh: abercrombiekent
Sẽ tuyệt vời hơn nữa khi bạn yêu thích rượu vang và các món ăn từ thịt, đồng thời bạn còn có thể tìm hiểu lịch sử và văn hóa của Argentina cho chính dân bản địa chia sẻ, ngắm cảnh quan thiên nhiên thật đẹp. Nếu đang có kế hoạch du lịch Argentina thì đừng quên thử món bít-tết Lạt Ma – chắc chắn sẽ không uổng phí chuyến đi của bạn đâu.
Người dân Argentina thân thiện hiếu khách – Ảnh: project-abroad
Đường mòn Inca ở Argentina – Ảnh: elportaldemendoza
4. KAZAKHSTAN – VÙNG ĐẤT CỦA ĐẠI BÀNGĐược thế giới biết đến với lối sống du mục và thiên nhiên hoang sơ tuyệt vời, Kazakhstan ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Hồi giáo – một phần di sản của người Kazakhstan. Họ tin vào những điều mê tín đối với các loài động và sự cân bằng của vũ trụ, do đó họ có một điều luật nghiêm ngặt bảo vệ thế giới không gian vũ trụ đến tận ngày nay.
Kazakhstan tươi đẹp – Ảnh: aboutkazakhstan
Vùng đất hoang sơ – Ảnh: remotelands
Món ăn truyền thống của Kazakhstan là thịt ngựa, và một bữa ăn tuyệt vời với người Kazakhstan là có mặt gia đình và bạn bè. Đàn ông là người bắt đầu bữa ăn, còn phụ nữ lại thích ăn nội tạng động vật với suy nghĩ giữ gìn tuổi trẻ và tăng khả năng có con. Người dân làm việc chăm chỉ để bảo tồn văn hóa của họ bất chấp những trở ngại của thế giới hiện đại. Huấn luyện chim đại bàng trở thành kẻ săn mồi là một trong những hoạt động thú vị ở Kazakhstan, từ đó bạn sẽ hiểu tại sao đại bàng là biểu tượng của Kazakhstan.
Chim đại bàng biểu tượng của Kazakhstan – Ảnh: macleans
Món bánh mỳ ở Kazakhstan – Ảnh: silphiumfood
Du lịch là cách tuyệt vời để khám phá thế giới, và tuyệt vời hơn cả là được tìm hiểu truyền thống văn hóa, cội nguồn của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, giúp bạn có tầm nhìn bao quát hơn về con người, cuộc sống và trải nghiệm tất cả những điều thú vị ở nơi bạn đến.
Đăng bởi: Nguyên Đình
Từ khoá: Thăm thú 4 quốc gia còn vẹn nguyên bản sắc văn hóa thuở xưa
Khái Niệm, Biểu Hiện Và Ý Nghĩa Của Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.
2. Bản sắc văn hóa dân tộc trong tiếng Anh là gì?
Bản sắc văn hóa dân tộc trong tiếng Anh là National cultural identity.
Bản sắc văn hóa cơ bản nó là bản chất, là màu sắc, sắc thái, là đặc trưng nhất của một sự vật hiện tượng nào đó. Bản sắc văn hóa là nét đặc trưng của nền văn hóa nào đó. Bản sắc văn hóa thể hiện nét riêng của mình, thông qua đó có thể so sánh và phân biệt với các bản sắc văn hóa khác. Bản sắc văn hóa là một phạm vi nhỏ thuộc nền văn hóa rộng lớn của một địa phương, một vùng hay thậm chí là một quốc gia. Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm hay dân tộc đó mới dó, và là nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến là nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó, hoặc dân tộc nào đó.
3. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc:
Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.
Biểu hiện 1
Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa.
Biểu hiện 3
Ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
– Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian.
– Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách…
– Bản sắc văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú.
4. Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam:
Ngoài hiểu rõ về khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc là gì, chúng tối xin cung cấp thêm thông tin về đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam như sau:
– Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.
– Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…
– Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác.
– Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.
5. Một số nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo ra nền văn hóa đó. Bản sắc văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ấy.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng một khi hệ tư tưởng tiến bộ được vận dụng đúng đắn, gắn kết với giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc thì nó phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, giai cấp và dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau: Hệ tư tưởng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc. Ngược lại khi hệ tư tưởng phản động, lạc hậu, hoặc là vận dụng không phù hợp các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì lập tức sẽ gây ra những đổ vỡ khó lường.
Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử, như dòng phù sa bồi tụ những gì tinh túy nhất làm nên sức sống trường tồn của dân tộc. Tất cả các quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dân tộc mình, họ ý thức được rằng nếu không đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thì tính đa đạng của văn hóa thế giới sẽ bị cạn kiệt do sự lai căng, pha tạp của các nền văn hóa.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy trong văn hóa dân tộc có nhiều yếu tố bảo thủ, níu kéo văn hóa trở về với quá khứ, làm cho văn hóa dân tộc khó thích nghi với thời đại mới. Xu hướng bảo thủ có mặt tích cực là tạo ra khả năng tự vệ, rào chắn có hiệu quả các cuộc xâm lăng văn hóa, nhưng bảo thủ sẽ dẫn tới loại trừ các yếu tố tích cực, hiện đại của văn hóa từ bên ngoài tác động vào.
Ghé Thăm Văn Miếu Huế – Nền Kiến Trúc Cổ Xưa Độc Đáo
Nếu tại Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám – trường Đại học đầu tiên tại Việt Nam. Thì tại xứ Huế mộng mơ cũng sở hữu Văn Miếu Huế. Một địa điểm đã trải qua hàng trăm năm với dấu ấn cổ kính đã in sâu trong từng phiến đá, từng ngóc ngách kiến trúc. Và đây cũng là địa danh được các bạn trẻ ghé tới vào mỗi dịp thi cử. Với mong muốn đỗ đạt với thành tích cao và được lưu danh trên bảng Vàng. Cùng Digi tìm hiểu về địa danh này.
Nội dung chính
1. Giới thiệu đôi nét về Văn Miếu HuếVăn Miếu Huế hay còn được biết đến với tên gọi khác là Văn Thánh Huế hay Văn Thánh Miếu. Được chính thức xây dựng vào năm 1808 dưới triều vua Gia Long tại Thừa Thiên – Huế. Văn Miếu được biết đến như là nơi ghi danh của 293 bậc tiến sĩ. Được khắc rõ ràng tên, tuổi và quê quán lên hơn 30 tấm bia đá được đặt ngay gần cổng.
Trong đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có những tên tuổi nổi tiếng và có công lớn với đất nước. Phải kể đến những cái tên như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thượng Hiền, Tống Duy Tân. Ngoài ra, Văn Miếu còn là nơi thờ cúng linh thiêng của Khổng Tử và các vị hiền triết khác là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử và Mạnh Tử, Thập Nhị Triết. Đây đều là các bậc thánh hiền tài có công trong việc xây dựng và phát triển đạo Nho thời bấy giờ.
Ảnh: @whereizhanhan
2. Di chuyển đến Văn Miếu như thế nào?Văn Miếu Huế toạ lạc tại đường Văn Thánh, huyện Hương Hồ, xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Với vị trí đặc địa nằm ngay bên dòng sông Hương Giang thơ mộng, đầy nét trữ tình, mềm mại. Và chỉ cách trung tâm thành phố Huế có hơn 5 km nên khá thuận tiện và dễ dàng trong việc đi lại.
Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển đến Văn Miếu. Có thể chọn di chuyển bằng xe máy khá thuận tiện và làm chủ về mặt thời gian. Ngoài ra, dễ dàng dừng chân và thăm thú các địa điểm trên quãng đường đến Văn Miếu Huế. Hoặc thuê ô tô sẽ phù hợp với nhóm bạn bè hay gia đình đông đúc.
Ảnh: @nguoitotbungxinhdep_
Và cung đường nhanh nhất để di chuyển từ trung tâm thành phố đến Văn Miếu là chạy dọc theo hướng con đường Đặng Thái Thân. Sau đó, du khách đi hết đường rồi rẽ trái vào Yết Kiêu, chạy xe thêm một đoạn rồi rẽ trái vào Lê Duẩn. Cuối cùng, đi dọc theo con sông Hương và dừng chân tại Văn Miếu.
Ảnh: @hueprivatecars
3. Lịch sử hình thành Văn Miếu Huế từ xa xưaVăn Miếu Huế đã trải qua lịch sử hàng trăm năm với nhiều lần di dời. Đầu tiên, khi các chúa Nguyễn bắt đầu tiến hành khai phá phương Nam thì lúc này, Văn Miếu đã được xây dựng tại làng Triều Sơn, xã Phú Xuân. Sau đó, năm 1770, Định Vương Nguyễn Phúc Khoát quyết định dời Văn Miếu đễn xã Long Hồ. Đến thời nhà Nguyễn, vua Gia Long xây dựng miếu mới tại xã Hương Trà. Còn ngôi miếu cũ thì được giữ lại làm Khải Thánh Từ – nơi thờ cúng cha mẹ của Khổng Tử.
Ảnh: @duyhoa_vonguyen
Trải qua những biến cố lịch sử cũng như thời gian, Văn Miếu Huế đã nhiều lần tu sửa và xây dựng các công trình mới. Các lần tu sửa rơi vào các năm: 1818, 1820, 1840, 1895 và năm 1903.
Ảnh: @lakki_
4. Nét kiến trúc Văn Miếu có gì đặc sắc?Nhiều người lựa chọn du lịch Huế vì những công trình kiến trúc đầy cổ kính. Và Văn Miếu chắc chắn cũng không phải là một ngoại lệ. Ngoài vẻ cổ kính, Văn Miếu còn nổi bật lên đó là vẻ hoang sơ, đầy dấu ấn của thời gian.
Đặt chân vào bên trong sân của Văn Miếu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 32 bia rùa. Đây đều là những minh chứng cho tên tuổi của những người thi đỗ tiễn sĩ thời xưa. Để bảo quản và lưu giữ những bia rùa, nhân dân ta đã xây dựng lên các mái hiên đầy chắc chắn.
Tảng đá lịch sửVà đi dọc xuống cuối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hai bia đá có ý nghĩa to lớn. Đó là bia của vua Minh Mạng viết về việc Thái Giám không được liệt vào hàng quan lại. Bia đá thứ hai là của Hiền Tổ Chương Hoàng Đế (tức vua Thiệu Trị) nhắc về việc họ hàng bên ngoại của nhà Vua không được tham gia vào việc hành chính.
Ảnh: @huge.beetle
Tại Văn Miếu Huế, bạn có thể thăm quan nhiều công trình kiến trúc lớn với phong cách thiết kế độc đáo và mới lạ. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến Cổng Đại Thành Môn. Đây là công trình còn sót lại và vẫn giữ nguyên được những nét nổi bật của kiến trúc cung đình ngày xưa.
Với cách thiết kế đầy hoành tráng đã thể hiện được sự khéo léo và mới lạ của cách xây dựng thời xưa. Những hàng rêu mọc kín cổng là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện được vẻ cổ kính. Và là một phần để khẳng định sự tồn tại lâu đời, hiên ngang của Cổng Đại Thành Môn.
Ảnh: Sưu tầm
Điện thờ Khổng TửVà một địa điểm thăm quan nữa mà du khách không thể bỏ qua chính là ngôi điện thờ Khổng Tử. Được biết đến với tên gọi là Đại Thành Điện. Một ngôi điện đầy nguy nga với chiều dài lên đến khoảng 32m và chiều rộng 25m. Đặc biệt, ngôi điện được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống mang đậm vẻ đẹp của Huế lúc bấy giờ. Đó là nét kiến trúc trùng thiềm điệp ốc của Huế.
Tại đây, du khách có thể nhìn ngắm dòng sông Hương đầy thơ mộng, trữ tình từ Cửa Linh Tinh Môn. Được xây dựng đầy chắc chắn với 4 trụ được xây bằng gạch. Trên tấm biển tại Cửa, du khách sẽ trông thấy dòng chữ Đạo Tại Lưỡng Gian mang ý nghĩa là đạo giữa trời đất, mặt bên trong có 4 chữ Trác Việt Thiên Cổ có nghĩa là vượt cao ngàn xưa. Đây như là một lời gửi gắm, nhắc nhở và muốn dân chúng luôn lưu giữ đạo lý này qua nhiều thế hệ. Bước vào bên trong, ngước nhìn phía trên, du khách sẽ phải ngỡ ngàng với cách trang trí pháp lam vô cùng nổi bật.
Ảnh: @lqa92
5. Những lưu ý khi du lịch Văn Miếu HuếVăn Miếu Huế là một công trình kiến trúc còn sót lại và được người dân nơi đây dốc sức gìn giữ. Thế nên, khi thăm quan nơi đây, bạn không nên có những hành động làm ảnh hưởng hay gây tổn hại đến những công trình kiến trúc còn sót lại. Và lưu ý không nên khắc lên bia đá vì sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như giá trị lịch sử.
Nơi đây cũng là điểm thăm quan cổ kính nên bạn cũng cần phải chú ý đến vấn đề ăn mặc, không nên mặc những bộ đồ quá nổi bật. Ngoài ra, dù đến bất cứ địa điểm thăm quan nào nhất là các điểm mang tính lịch sử thì bạn nên chú ý đến vấn đề môi trường. Tránh xả rác bừa bãi gây ảnh hưởng đến mỹ quan.
Ảnh: @smlxl.hue
Đăng bởi: Chư Sê
Từ khoá: Ghé thăm Văn Miếu Huế – nền kiến trúc cổ xưa độc đáo
Nghề Dệt Lụa Nha Xá – Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
Nghề dệt lụa Nha Xá – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Vẻ đẹp ở làng nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên. Ảnh tư liệu
Phương ngôn có câu: “Lụa Nha Xá, cá sông Lảnh”. Câu ca này được lưu truyền khắp nơi, bởi sản phẩm lụa ở đây đẹp mịn màng và bền nổi tiếng. Còn sông Lảnh – đoạn sông Hồng chảy qua địa phương, xưa kia vốn rất nhiều cá béo và ngon. Quy trình kỹ thuật của nghề dệt lụa Nha Xá trước đây trải qua các bước từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tuy vậy, trải qua quá trình thăng trầm, nghề dệt lụa Nha Xá đã cải tiến một số các công đoạn kỹ thuật nên công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đã không còn. Nghề dệt lụa ở Nha Xá ngày nay nhập nguyên liệu từ nơi khác, chuyên tâm dệt lụa. Làng lụa vì thế có nhiều mặt hàng mới ra đời như: lụa, đũi, tơ xe, lụa hoa, lanh… với chất lượng, mẫu mã sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Điều đặc biệt của lụa Nha Xá là nơi đầu tiên dùng những chất liệu từ thiên nhiên như củ nâu, cánh kiến, lá bàng, lá trầu không… để nhuộm lụa tơ tằm. Chính vì vậy, sản phẩm lụa của Nha Xá có những nét đặc trưng riêng với sự mộc mạc, trang nhã về màu sắc và bền đẹp với thời gian.
Bạn đang đọc: Nghề dệt lụa Nha Xá – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Quy trình dệt lụa ở Nha Xá đã được nâng cấp cải tiến bằng những máy móc sửa chữa thay thế sức người, nhưng người thợ ở đây vẫn duy trì kĩ thuật dệt lụa trơn và dệt lụa hoa theo những bước cơ bản của truyền thống cuội nguồn trải qua những quy trình như : quay tơ, mắc cửi, nối cửi, dệt, tẩy chuội, nhuộm, hấp, làm nguội, phơi lụa … Gần đây, làng nghề dệt lụa Nha Xá cũng đã chú ý quan tâm đến may những loại sản phẩm từ lụa để Giao hàng khách du lịch, như : Áo dài, khăn quàng cổ, cà vạt, khăn lụa đũi dâu, chăn và gối lụa tơ tằm thêu hoa, chăn và gối lụa tơ tằm thêu bóng, túi, ví, balo làm từ lụa … Giao hàng nhu yếu phong phú của người mua .
Trải qua gần 700 năm tồn tại và phát triển, nghề thủ công truyền thống dệt lụa Nha Xá đã gắn bó với người dân và mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Nghề dệt lụa và sản phẩm vải lụa Nha Xá luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi, sản phẩm lụa của làng nghề Nha Xá là một sản phẩm đặc biệt với nhiều công năng sử dụng khác nhau, lụa được coi là một sản phẩm có thứ hạng cao cấp trong những nguyên liệu may mặc của người Việt từ xưa đến nay. Lụa là kết tinh của các nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đó là sự hội tụ tinh hoa của chất xám, sức lao động và truyền thống làm nông nghiệp của người Việt. Các nghệ nhân làng nghề vẫn giữ gìn, trao truyền những kỹ thuật dệt độc đáo để làm ra những tấm lụa thượng hạng trong ngành tơ lụa của Việt Nam.
Với lịch sử dân tộc sống sót và được lưu giữ qua nhiều thế hệ, làng nghề dệt lụa Nha Xá chẳng những làm cho bộ mặt kinh tế tài chính – xã hội phồn vinh, tăng trưởng, lôi cuốn mọi lứa tuổi lao động nghề nghiệp mà còn có sự kết nối từng mái ấm gia đình với dòng họ, với xóm giềng. Làng nghề dệt lụa Nha Xá có vị tổ nghề Trần Khánh Dư, người có công truyền nghề cho dân được dân tôn vinh lập đền thờ thành hoàng, công tích được lưu giữ trên văn bia, văn chỉ, được ghi chép trong gia phả của dòng họ, hoặc những dòng sang chảnh trong bản hương ước của làng. Đây đều là những nét đẹp văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn thiêng liêng, bền vững và kiên cố với thời hạn .
Lụa và nghề dệt lụa ở Nha Xá còn gắn liền với quá trình hình thành làng xã của người Việt vùng châu thổ sông Hồng. Vì vậy, nghề dệt lụa ở Nha Xá còn có giá trị khoa học nhất định về sự hình thành cộng đồng làng xã Việt Nam. Làng lụa Nha Xá hiện giờ là một vùng quê vừa mang nét phồn vinh cũ với những ngôi biệt thự cổ, lại vừa mang nét sang trọng hiện tại với nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Đời sống nhân dân nơi đây được nâng cao, văn hóa – xã hội phát triển mạnh, nhiều công trình phúc lợi được xây dựng mới, di tích lịch sử, văn hóa được tôn tạo.
Vừa qua, nghề dệt lụa Nha Xá đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa truyền thống phi vật thể cấp vương quốc. Đây là động lực để nghề dệt truyền thống cuội nguồn Nha Xá liên tục phát huy những giá trị của mình và hứa hẹn là điểm đến du lịch mê hoặc trong tương lai .
Chu Bình
Văn Hóa Giao Thông Nhật Bản – Một Nền Văn Hóa Giao Thông Khác Biệt
Văn hóa giao thông Nhật Bản – những quy tắc chung
Tay lái bên phải, di chuyển bên trái
Không được phép rẽ khi có đèn đỏ: Ở Việt Nam khi có tín hiệu đèn đỏ, các phương tiện được phép rẽ phải. Ở Nhật thì ngược lại, việc rẽ trái/ rẽ phải khi có đèn đỏ là vi phạm luật giao thông.
Bắt buộc nháy đèn xi nhan khi muốn thay đổi làn đường: ở Nhật có quy định khắt khe về việc khi bạn muốn thay đổi làn đường/nhập làn đường mới. Tất cả các phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải nháy xi nhan trước 3 giây khi muốn nhập làn cùng các xe khác.
Người Nhật luôn quan niệm khi tham gia giao thông, không bấm còi, xe lớn phải ưu tiên xe nhỏ, và người đi bộ là được quyền ưu tiên nhất
Tất cả mọi người đều phải sử dụng dây an toàn: Thiết kế xe ở Nhật luôn có lắp dây an toàn cho cả người ngồi sau xe. Cần chú ý rằng việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe là bắt buộc, kể cả khi bạn đi taxi.
Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: ở Nhật, các phương tiện giao thông xe cộ sẽ đi bên trái, người đi bộ đi bên phải. Để phù hợp với hướng di chuyển thì ghế ngồi của tài xế ở bên Nhật sẽ được thiết kế ở bên phải, điều này trái ngược với Việt Nam.
Văn hóa giao thông Nhật Bản – hệ thống những biến báo chínhỞ Nhật có một hệ thống biển báo rất chi tiết hướng dẫn cho người tham gia giao thông và yêu cầu tất cả phải tuân theo hệ thống đèn tín hiệu và biển báo. Hệ thống biển báo bao gồm:
Biển báo cấm và biển hiệu lệnh
Biển chỉ dẫn
Biển báo nguy hiểm
Văn hóa giao thông Nhật Bản
Văn hóa giao thông Nhật Bản – Những quy tắc riêng cho từng nhóm phương tiện Dành cho người đi bộQuy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản
Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải tuyệt đối tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi bạn đang vội.
Với những nơi có vỉa hè, người đi bộ phải đi lên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải đường.
Không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu lại
Tất cả các phương tiện giao thông đều phải nhường đường cho người đi bộ, phải luôn đảm bảo rằng người đi bộ đã đi lên vỉa hè an toàn rồi mới di chuyển tiếp.
Văn hóa giao thông dành cho người đi xe đạpLuật giao thông cho người đi xe đạp ở Nhật
Luôn luôn tuân thủ hệ thống biển báo, đèn tín hiệu
Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, bạn chỉ được phép đi 1 mình, tuyệt đối không được chở thêm người khác.
Người đi xe đạp phải đi bên phải đường,không đi song song cùng các phương tiện khác
Hạn chế đi xe đạp vào buổi tối, nếu có bắt buộc phải bật đèn/ gắn thiết bị phản quang để cảnh báo các phương tiện khác, tránh nguy hiểm
Văn hóa giao thông dành cho người lái xe máy/ô tôLuôn luôn tuân thủ hệ thống đèn tín hiệu và biển báo
Người chưa lấy bằng lái xe/ người uống rượu bia thì tuyệt đối không được điều khiển phương tiện. Ở Nhật, lỗi lái xe khi trong tình trạng say xỉn bị xử phạt rất nặng. Dù chỉ một lần bị phát hiện bạn có thể bị tước bằng vĩnh viễn, đồng nghĩa với việc sẽ không thể lái xe, và không có cơ hội hối lỗi.
Khi lên xe hơi, tất cả người lái xe, người ngồi sau xe đều phải thắt dây an toàn
Với người điều khiển xe máy, không được phép chở thêm người khác, chỉ được đi một mình.
Khi lái xe ô tô, không được sử dụng điện thoại.
Luôn chú ý nhường đường cho người đi bộ. Đặc biệt, gần đây tai nạn của người già ngày càng nhiều do đó, khi lái xe gặp người cao tuổi phải đặc biệt lưu tâm, chú ý an toàn.
Văn hóa giao thông công cộng: tàu điện, xe bus, thang cuốnVăn hóa giao thông ở Nhật Bản không chỉ được thể hiện ở cách các chủ phương tiện trực tiếp lái xe. Những nét văn hóa giao thông ấy còn được thể hiện khi họ tham gia các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, hay là đi thang cuốn…
Tàu điệnNhật Bản vốn rất nổi tiếng với hệ thống tàu điện ngầm dày đặc, hiện đại và cực kỳ đúng giờ. Bên cạnh đó, thường khi nhắc đến hệ thống tàu điện ngầm của Nhật người ta sẽ luôn nghĩ đến cụm từ “văn hóa tàu điện ngầm” đầu tiên. Đó là ý thức, sự văn minh của cả người đi tàu, người lái tàu, nhân viên nhà ga….
Các chuyến tàu điện ở Nhật được chia làm hai loại: tuyến thông thường và tuyến cao tốc (tuyến tàu nhanh)
Tuyến tàu cao tốc chỉ dành cho loại tàu nhanh và dừng ở các ga lớn để tiết kiệm thời gian. Hình ảnh tàu cao tốc Shinkansen- chạy dưới chân núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết trắng luôn là niềm tự hào của nước Nhật hiện đại.
Xếp hàng mua vé tự động
Tùy vào từng loại tàu mà loại vé sử dụng cũng khác nhau.
Ví dụ: Khi lên tàu Futsu và tàu Kaisoku thì chỉ cần mua vé thường ( vé Futsu ), nhưng với tàu Kyuukou, Tokkyuu, Shinkansen thì ngoài vé thường còn phải mua thêm vé tương ứng cho loại tàu đó. Ở Nhật, hệ thống kiểm soát vé ở nhà ga là hoàn toàn tự động.
Ở bất kì ga tàu nào của Nhật cũng có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Trên mọi con đường ở ga đều có một vệt sơn vàng, ký hiệu nổi, người khiếm thị có thể phân biệt đâu là đường dành cho mình,đi tàu mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Khi tàu đến, người xuống tàu sẽ xuống trước. Người xếp hàng chờ tàu sẽ giãn rộng quanh cửa và xếp hàng chờ tàu, khi mọi người xuống hết thì mới lên tàu theo trật tự xếp hàng.
Chỗ ngồi trên tàu theo quy định “ ai đến sớm ngồi trước” tuy nhiên luôn có ghế ưu tiên cho người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người khuyết tật…Chú ý không để hành lý lên ghế ngồi, hãy để hành lý lên giá để đồ.
Trong trường hợp để quên hành lý, bạn có thể liên hệ với nhà ga để cung cấp thông tin. Thông thường, gần như bạn sẽ nhận lại được hành lý của mình một cách nguyên vẹn
Trang điểm trên tàu điểm sẽ bị cho là bất lịch sự
Trên tàu điện: cấm hút thuốc, cấm vứt rác, trang điểm… hạn chế ăn uống, nói chuyện. Có những nhà ga còn để biển đề nghị hành khách để điện thoại ở chế độ im lặng cho đến khi xuống tàu.
Thông thường trên tàu điện ngầm ở Nhật, mọi người sẽ hạn chết nói chuyện, giữ trật tự chung. Phần lớn là tranh thủ ngủ, đọc sách báo…
Có bất kỳ thắc mắc câu hỏi gì chứ rõ về giá vé,lịch trình, thời gian… bạn hoàn toàn có thể hỏi trực tiếp nhân viên nhà ga, họ luôn thân thiện và hướng dẫn hành khách chu đáo.
Tàu điện ngầm ở Nhật cực kỳ đúng giờ theo lịch trình đã được công bố trước. Trong những trường hợp bất khả kháng, khi tàu đến trễ quá 5 phút, nhóm lài tàu sẽ trực tiếp đến từng toa xin lỗi khách. Họ nhận lỗi về mình và phát cho mỗi hành khác một vé đi muộn “ Chien shoumeisho”. Trên vé in số ngày tàu chạy, thời gian tàu tới trễ để trong những trường hợp cần thiết hành khách có thể chứng minh lỗi đi muộn là do đoàn tàu.
Xe busXe bus cũng là một phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến ở Nhật
Có thể bạn sẽ thốt lên ? Ôi thế thì chán quá!”. nhưng không, có thể lặng lẽ nhưng bạn chẳng cảm thấy cô đơn, ngược lại là cảm giác an toàn, sự văn minh, tự do cá nhân được tôn trọng
Tất cả tài xế taxi, hay xe bus ở Nhật đều là người lớn tuổi. ở Nhật quy định, chỉ những người trên 38 tuổi mới được lái xe chở khách nhằm đảm bảo tài xế đủ kinh nghiệm và trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.
Tài xế lái xe mà uống rượu bia sẽ bị phạt rất nặng, nhiều lái xe bus ở Nhật trước khi đoàn khởi hành đều phải trải qua bộ phận kiểm tra nồng độ cồn để đảm bảo sự an toàn cao nhất trên đường đi.
Thang cuốnCũng là một phần nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng văn hóa đi thang cuốn của người Nhật cũng thể hiện phần nào văn hóa giao thông của nước Nhật hiện đại. Có những quy định khi đi thang cuốn ở Nhật, bạn có thể tham khảo như sau:
Không đứng dàn hai hàng
Không tụ tập ở hai đầu thang máy
Xếp hàng khi lên thang
Đứng gọn về một phía thang
Cách đi thang cuốn ở Nhật
Ở Nhật, thang cuốn được chia thành hai bên, một bên đứng yên và một bên còn lại có thể di chuyển lên/ xuống như thang bộ bình thường. Đặc biệt, nếu bạn ở Tokyo, khi đi thang cuốn bạn sẽ đứng ở bên trái, phía bên phải dành cho người có việc gấp đi lên/ xuống. Ở Osaka thì ngược lại, bạn sẽ đứng ở phía bên phải, phía bên trái dành cho người đi lên./ xuống. Chi tiết sự khác biệt này đã được đề cập đến trong Những nét khác biệt giữa Tokyo và Osaka.
Những chia sẻ trên của chúng mình hi vọng giúp bạn tìm hiểu thêm được về những nét đặc biệt của văn hóa giao thông Nhật Bản. Qua đó mỗi chúng ta đều nhận ra được những điều làm nên một Nhật Bản hiện đại đông đúc nhưng không hề lộn xộn. Đó là: ý thức xếp hàng, mọi thứ luôn có trật tự và luôn luôn tôn trọng sự riêng tư của người khác…
Đăng bởi: Lê Nhật Tuấn
Từ khoá: Văn hóa giao thông Nhật Bản – Một nền văn hóa giao thông khác biệt
Kinh Nghiệm Phượt Vườn Quốc Gia Bạch Mã 1 Ngày Trọn Vẹn
Kinh nghiệm phượt vườn quốc gia Bạch Mã 2023
Vườn Quốc gia Bạch Mã là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Huế
Bạn đã biết gì về vườn quốc gia Bạch Mã?Vườn quốc gia Bạch Mã là một trong 30 khu bảo tồn động – thực vật đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Lí do đây là điểm đến “hút khách” của ngành du lịch Huế đó chính là sự đa dạng và phong phú về hệ động, thực vật. Đến đây, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và khó quên khi du lịch mảnh đất Cố đô. 😍
Lộ trình tới Bạch Mã/ đường đi phượt VQG Bạch MãTừ Huế hoặc Đà Nẵng, bạn nên thuê một chiếc xe máy để di chuyển đến Bạch Mã. Địa điểm thuê xe máy ở Đà Nẵng thì mình không rành nhưng ở Huế thì nên ra đường Hùng Vương (cầu Trường Tiền đi thẳng) mình thấy ở Huế thì chỉ có chổ này cho thuê xe, bạn ra đó chọn 1 chiếc chắc chắn rồi thuê. 🏍🏍🏍🏍
Cách đi đối với những bạn ở Huế:
Đường đi khá đơn giản, bạn chỉ cần chạy thẳng đường đi Đà Nẵng, ra tới quốc lộ 1A thì hỏi người dân tới xã Phú Lộc, chạy xe và nhìn bên tay phải sẽ có một biển báo màu xanh rất to chỉ hướng đi Bạch Mã, bạn rẽ vào đó chạy thẳng một mạch là tới.
Cách đi đối với những bạn ở Đà Nẵng:
Các bạn qua đèo Hải Vân (qua hầm hoặc leo đèo) rồi chạy thẳng hướng quốc lộ 1A cũng vừa đi vừa hỏi người dân, họ sẽ chỉ đường chính xác hơn, hoặc các bạn có thể tham khảo google map. 😛
Tới Bạch Mã đi tiếp như thế nào?Đường đi đến Bạch Mã
– Kinh nghiệm đi phượt vườn quốc gia Bạch Mã an toàn, bạn chạy thẳng vào thì sẽ có 1 khu bán vé, nhà biên phòng rất nhiều và có biển Vườn Quốc gia Bạch Mã.
– Bạn vào mua vé qua cổng, (giá 40.000 đồng/vé). Để lên tới đỉnh Bạch Mã chỉ có 2 cách duy nhất:
+ Cách 1: Đi bộ 19km đường dốc nếu đủ sức và đủ thời gian có thể đi, mình có ý định này nhưng khi tới nơi thì bỏ cuộc chọn cách 2.
+ Cách 2: Thuê xe 12 chỗ chở lên đỉnh, 1 chuyến vừa lên vừa xuống 900.000 đồng, nếu bạn đi đông thì tiết kiệm, còn nếu đi ít thì ráng chạy ra Bạch Mã sớm để đợi, có đoàn nào đi không xin ghép vào cho đỡ tốn chi phí.
Nên đi đâu, chơi gì ở VQG Bạch Mã? Điểm tham quan ở VQG Bạch MãNếu bạn đi mà không có người hướng dẫn thì nên mua 1 cái bản đồ, có hướng dẫn chi tiết đường đi tới các điểm đẹp của Bạch Mã. 👍
Những danh lam thắng cảnh nên khám phá tại Bạch Mã:
Trong tour khám phá Vườn Quốc gia Bạch Mã, ngoài khám phá các danh lam thắng cảnh thiên nhiên nơi đây thì bạn đừng bỏ qua cơ hội tham quan động thực vật ở trong rừng, tắm suối, thưởng thức các món ăn vùng cao. 😄
Hải Vọng Đài
Hải Vọng Đài
Lên đến dãy Bach Mã thì Hải Vọng Đài chính là địa điểm bạn không nên bỏ qua. Từ đây, bạn có thể quan sát toàn bộ cảnh quan môi trường, thậm chí là ngắm được cả biển Lăng Cô, biển Cảnh Dương…Bạn sẽ phải choáng ngợp trước sự mênh mông và hùng vĩ của đất trời nơi đây. Không chỉ ngắm cảnh, bạn còn được rung lên những hồi chuông tại đài chuông để phá vỡ sự tĩnh lặng của không gian nơi này.
Khám phá Ngũ Hồ
Khám phá Ngũ Hồ
Phượt VQG Bạch Mã có gì vui? Từ đỉnh núi Bạch Mã đi xuống dốc khoảng 2km là sẽ đến khu biệt thự Đỗ Quyên. Tại đây, bạn sẽ được khám phá danh thắng tiếp theo với tên gọi là Ngũ Hồ. Bạn có biết gì sao lại có tên gọi như thế này hay không? Đó chính là việc có 5 hồ nước nằm nối tiếp nhau được hình thành từ một con suối lớn. Tùy vào từng thời điểm bạn đi du lịch Bạch Mã trong năm mà nước ở những nơi này nhiều hay ít. Vì hồ trên cao và nằm sâu trong rừng nên nước rất lạnh và trong. Đâu đó lại có những thác nước nhỏ với chiều cao chỉ khoảng 4-5m chảy hiền hòa và tung bọt trắng xóa vào những phiến đá phía dưới.
Khám phá thác Đỗ Quyên
Khám phá thác Đỗ Quyên- nàng tiên ngủ trong rừng
Thêm một địa điểm du lịch nổi tiếng tại VQG Bạch Mã bạn không nên bỏ qua. Nếu đến Bạch Mã mà không chiêm ngưỡng, ngằm nhìn thác Đỗ Quyên thì chứng tỏ bạn chưa từng đến đây. Dòng thác được lấy theo tên một loài hoa đẹp nhất ở nơi đây- Đỗ Quyên. Đây là niềm tự hào của Bạch Mã và là một tuyệt tác hùng vĩ của thiên nhiên bới độ cao của nó lên tới 300m. Từ Ngũ Hồ, du khách sẽ men theo con đường rừng dài khoảng 2-3 km được làm cẩn thận và chắc chắn để đến được đỉnh thác Đỗ Quyên quanh năm tung bọt trắng xóa. Nếu muốn xuống dưới chân thác để chiêm ngưỡng toàn cảnh sự hùng vĩ của nó thì du khách sẽ phải đi xuống khoảng 600 bậc cầu thang.
Khám phá những con đường mòn trong khuôn viên của Vườn
Khám phá những con đường mòn trong khuôn viên của Vườn
Dự trù chi phí đi phượt VQG Bạch Mã– Xuất phát : Đà Nẵng hoặc Huế.
– Phương tiện : Xe máy
– Chi phí: Vào cổng 40.000 đồng, thuê xe lên xuống 900.000 đồng.
– Nhà nghỉ nểu ở lại: 300.000 đồng – 500.000 đồng (villa giữa rừng)
– Sau khi xuống Bạch Mã thì bạn có thể đi tiếp Hồ Truồi, Thiền Viện Trúc Lâm (giá tàu khoảng 200.000 đồng thì phải, mình không đi nên không biết)
Ngoài vườn quốc gia Bạch Mã thì tại Huế còn rất nhiều, rất nhiều địa điểm du lịch thú vị và mới mẻ: Tổng hợp những địa chỉ quán ăn ngon, đông khách nhất ở Huế, List các quán cà phê đẹp, nổi tiếng ở Huế không nên bỏ qua, Nên mua gì làm quà khi du lịch Huế đẹp, độc, giá rẻ nhất?
Đăng bởi: Nguyễn Tuấn Sơn
Từ khoá: Kinh nghiệm phượt vườn quốc gia Bạch Mã 1 ngày trọn vẹn
Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Thú 4 Quốc Gia Còn Vẹn Nguyên Bản Sắc Văn Hóa Thuở Xưa trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!