Xu Hướng 9/2023 # Thăm Quan Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài # Top 10 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thăm Quan Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thăm Quan Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Phật Cô Đơn là tên dân gian đặt cho và thường xuyên sử dụng trở thành một thói quen. Bát Bửu Phật Đài mới là tên chính thức của chùa. Ngôi chùa này toạ lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm tp Hồ Chí Minh 30km về hướng Tây Nam.

Hiện Chùa Phật Cô Đơn là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, thu hút đông đảo du khách đến du lịch tâm linh, phật tử đến cầu nguyện, thăm quan….

Bạn có điều kiện du lịch Hồ Chí Minh, khi ghé lại huyện Bình Chánh chắc chắn không thể bỏ qua địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng đó là Bát Bửu Phật Đài hay còn được gọi là Chùa Phật Cô Đơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp mọi thông tin hữu ích về địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cho quý độc giả.

1. Chùa Phật Cô Đơn ở đâu ?

Tên Chùa Phật Cô Đơn đã trở nên khá quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên không phải là ai cũng biết được địa chỉ của chùa này. Đây là ngôi chùa ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh tp Hồ Chí Minh. Chùa nằm ở huyện ngoại thành tp Hồ Chí Minh, nhưng lượng du khách đến thăm quan, hành hương không vì thế mà giảm đi.

Chùa Phật Cô Đơn nay đã trở thành điểm đến linh thiêng để cầu duyên số, sức khoẻ,… Nhất là trong những dịp lễ tình nhân 14/2 chùa lại thu hút hàng ngàn lượt du khách đến đây.

2. Làm thế nào để đi đến chùa Phật Cô Đơn.

Từ trung tâm tp Hồ Chí Minh đi về hướng tây nam tầm 30km. Tuy quãng đường không quá xa nhưng khó tìm, nên bạn cần cân nhắc về phương tiện đi lại như đi xe máy hay xe buýt để đến chùa.

Xe Máy.

Với du khách tại trung tâm Hồ Chí Minh có thể theo tuyến đường Trường Chinh – quốc lộ 1A (ngã 4 An Sương) tiếp tục rẽ trái và chạy tầm 15phút đến ngã rẽ sẽ thấy bảng chỉ dẫn và đi thêm nửa tiếng trên quốc lộ 1A vào được cổng chùa số 2.

Hướng thứ 2: đi đi Phan Văn Hớn – Hóc Môn – Đài tưởng niệm liệt sỹ ngã Ba Giòng tiếp tục 200m rẽ trái dọc theo con kênh, đi tầm 30 phút là cổng số 1 của chùa.

Xe Buýt:

Đây là giải pháp tiết kiệm tối ưu nhất mà không sợ lạc đường. Du khách chỉ cần đón tuyến xe buýt số 71 có chiều từ bến xe An Sương, đến chùa Phật Cô Đơn đây là tuyến xe buýt được tp Hồ Chí Minh mở ra để phục vụ cho du khách đi lễ chùa.

3. Sự Tích Về Chùa Phật Cô Đơn.

Từ xa xưa, ngôi chùa này vẫn chưa được xây dựng khang trang. Lúc đó trên một tảng đá lớn trên núi xuất hiện bức tượng phật tổ. Xung quanh tượng có những tiểu đồng, hộ pháp hầu, người dân đã gọi là phật Cô Đơn.

Theo lời truyền tụng của người xưa, nơi đây trong thời kỳ chiến tranh đã chịu nhiều tổn thất lớn về xương máu, một người đã cho xây dựng chùa để tích công đức. Sau đó người này đã cho xây dựng một bức tượng phật thích ca với chiều cao và trọng lượng lớn đặt tại vị trí trung tâm của chùa. Trong lúc đó phong trào Đồng Khởi nổ ra người dân đã li tán khắp nơi, lúc này giữa vùng đồng bằng hoang vu chỉ còn lại một bức tượng phật Thích Ca. Nhiều năm liền chùa không được người hương khói, các công trình còn dang dở. Chính vì điều này mà chùa được đặt tên là chùa phật Cô Đơn.

4. Kiến Trúc Chùa Phật Cô Đơn.

Chùa phật Cô Đơn được khởi công xây dựng vào năm 1959 và hoàn thành năm 1961, công trình kiến trúc có hình chữ bát cao 3m, trên có bức tượng thích Ca Mâu Ni cao 7m, nặng 4 tấn do giáo Hội phật học Việt nam chủ trương tôn tạo. Qua năm tháng chiến tranh ác liệt, cả vùng đất xung quanh bị bon đạn cày xéo, ngôi phật đài được giữ nguyên giữa vùng đất hoang tàn.

Tuy được trùng tu nhiều lần nhưng chùa vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, cổ kính, lấp ló trong những khu rừng bạch đàn xanh mướt tạo nên vẻ yên tĩnh, trầm mặc, đặc trưng không thể có ở ngôi chùa khác.

Khi thăm quan chùa Phật Cô Đơn, qua cổng Tam Quan, du khách sẽ thấy cánh rừng bạch đàn xanh mát, hoà lẫn vào đó là mùi hương và xen lẫn với tiếng chuông ngân vang. Cổng chùa được xây dựng rất cao, những đường chạm trỗ với nét uông lượn tinh xảo, thể hiện sự trang nghiêm nơi cửa phật.

Tiếp đến là khu chánh điện chùa thờ tượng phật Di Đà, kế bên là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Sau đó là khu điện thờ tượng phật Bồ Tát chẩn Đề, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, phật Di Lặc, tượng địa Tạng,….

Đăng bởi: Lệ Hồng Quyên Nguyễn

Từ khoá: Thăm Quan Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài

Chùa Thiền Lâm: Chùa Phật Đứng – Phật Nằm

Chùa Thiên Lâm được thành lập bởi Hòa thượng Hồ Nhân năm 1960. Lý do là vào năm 1958, Giáo hội đã bổ nhiệm ngài từ Tam Bảo lên đầu chùa Đường Quang; Sau một thời gian ngắn, anh ta nhận ra rằng thiền định và cuộc đời của nhà sư, bát thức ăn của Tam Đà Nhất không phù hợp ở đây, nên năm 1960, anh ta đến làng Thượng II, xã Thủy Xuân, xây một ngôi nhà nhỏ. ở đồi Quảng Tế (ngày nay là làng Thượng Thượng, xã Thúy Xuân, thành phố Huế) để luyện tập.

Chùa Thiên Lâm (còn gọi là “Phật đứng – Phật”) được xây dựng vào năm 1960 bởi nhà sư Hồ Nhân với hình thức ban đầu là một chiếc cốc nhỏ. Cho đến nay, chùa là một quần thể gồm nhiều công trình kiến ​​trúc như tượng, lăng mộ, tháp Phật, nhà của các nhà sư … ở nhiều vị trí khác nhau.

Tư thế và khuôn mặt của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho thấy sự hạnh phúc và giải thoát của Thế Tôn.

Khác với bất kỳ ngôi chùa nào của Phật giáo Bắc Tông với cổng ba cửa dẫn vào lối vào của vườn Thiền, chùa Thiên Lâm mở cửa bằng một cổng chào với phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng.

Bước vào chùa, cuối khuôn viên bên trái là đỉnh vàng trắng cao chót vót, hùng vĩ nhưng thanh bình trên bầu trời. Bảo tháp có 2 phần: tầng dưới là sảnh chính; các tầng trên của xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị sư.

Là một ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy, chất lượng thiền định vẫn còn thể hiện rõ trong không gian và các công trình kiến ​​trúc của chùa. Không mang theo độ dày của chùa Bắc Tống ở đất Huế, chùa “Phật đứng – Phật nằm” gợi lên cảm giác “lạ”, nhẹ nhàng và yên bình toát ra từ chính ngôi chùa. .Một số hình ảnh đẹp tại chùa Thiên Lâm “Phật đứng – Phật nằm”:

Cổng chùa Thiên Lâm

Bên ngoài ngôi đền, có một bức tượng “Đức phật xin ăn” cao khoảng 8 mét, rất long trọng và yêu thương

Tượng phật đang thiền định, hướng về phương Đông. Bức tượng và tháp sen cao 5,2 mét, được trang trí trên một tượng đài cao 9 mét

Tháp mộ của Hòa thượng Hồ Nhân – người sáng lập và xây dựng chùa Thiên Lâm

Cụm cam bảo vệ Phật vừa được xây dựng ở phía bên trái của sân chùa

Hình ảnh tượng phật hùng vĩ trong một phòng giam đối diện cổng

Màu vàng của tượng và tháp hòa quyện với màu xanh của cây

Bảo tháp hùng vĩ và hùng vĩ được tô điểm bởi hình ảnh của một con trâu

Chi tiết kiến ​​trúc 4 con sư tử nhìn 4 hướng trong tháp lăng mộ gợi nhớ đến những cột trụ Ashoka ở Ấn Độ

Sảnh chính đơn giản nhưng không kém phần trang trọng

Bức tượng của những chiếc nhẫn đáng kính nhất của Nhẫn Nhẫn cũng được trang trí ở phía bên trái của sảnh chính sau khi ông qua đời

Hình: Nguyễn Văn Liêm

Đăng bởi: Têrêsa Nhỏ

Từ khoá: [Review] Chùa Thiền Lâm: chùa Phật đứng – Phật nằm

Chùa Giáng – Linh Thiêng Đất Phật

Chùa Giáng (Tường Vân tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Lê Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân ra cướp phá quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quan quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. Đêm hôm đó, vua nằm mộng thấy có một đám mây vàng tựa như dải lụa cứ ẩn hiện trông rất kỳ lạ.

Vua bàng hoàng tỉnh dậy biết mình nằm mộng, đem chuyện kể cho quân tướng nghe, mọi người đều cho là chuyện khác thường, là điểm linh hiển hiện giúp nhà vua trừ giặc. Hôm sau, vua sai quan làm đàn tế tạ trời đất rồi đem quân đi thảo phạt giặc. Hai lần đại chiến một trận, trong lúc thế trận không phân thắng bại, đột nhiên trời đất bỗng tối sầm, mây mù kéo đến, sấm chớp nổi lên làm lay động cả vùng đất. Trong không trung xuất hiện một đám mây vàng tựa như đám mây vua nằm mộng trước đó. Mây chao đảo trước quân giặc, quân Chiêm thấy thế hoảng loạn. Nhà vua thừa thắng thúc quân xông lên đánh cho quân Chiêm tan rã. Khải hoàn trở về, vua mở yến tiệc khao thắng trận, luận công thưởng phạt, sai quần thần về núi Đốn Sơn lễ tạ. Sắc lệnh cho bản dân lập một ngôi chùa nhỏ ở ngay khu vực tế lễ năm xưa, đồng thời đặt tên chùa theo ý nghĩa đám mây mà vua nằm mộng trước đây, đó là Tường Vân tự hay còn có tên là chùa Giáng (Chùa ghi nhớ về điềm mây lành).

Cổng tam quan chùa Giáng

Qua Tam Quan là đến thế giới linh thiêng nhà Phật, cổng chùa Giáng gồm hai tầng mái với chiều cao 13,7m, hai cầu thang được xây dựng vững chắc. Tầng hai có năm cửa cuốn vòm, cửa giữa cao 3,7m với 8 vòm cuốn cong, tổng cộng có 14 đòn đao theo thứ tự từ thấp lên cao dần, làm tăng vẻ bề thế cho ngôi chùa. Hai cột nanh hình khối vuông xây ốp vào bên hông cổng. Những mảnh chạm khắc ở Tam Quan mang hình rồng mẫu tử, linh thú.

Khoá tu Phật giáo với Tuổi trẻ lần  VI

Phía sau, lưng chừng núi Đốn Sơn là Phật điện, nhà mẫu, đây là khu chính của chùa. Nhà Phật điện được trùng tu năm Bảo Đại thứ 14, kết cấu kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, bao gồm tiền điện 5 gian, thượng điện 2 gian. Nhà tiền điện có 13 pho tượng được tạc bằng gỗ, sơn son, thếp vàng. Tượng được bố trí thành 6 lớp theo trật tự từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao. Hàng tượng dưới cùng chính giữa là tượng Thích Ca sơ sinh, bao quanh có 9 rồng uốn khúc châu đầu vào nhau phun nước thơm tắm cho đức Phật…

Tường Vân tự hay còn có tên là chùa Giáng

Khuôn viên chùa Giáng được giới hạn bởi cây đa sum suê, cây mít lá xanh đế, gỗ vàng đều mang linh khí của thần, là cây đại hút sinh lực của trời truyền cho đất, cây sung kết trái từng chùm, những rặng tre vươn cao tầm không đức độ, hàng cây thẳng tắp tỏa tán, những bông hoa hồng ngan ngát hương thơm, tất cả tạo nên một thế giới tâm linh. Chùa Giáng với tất cả nét đẹp cổ truyền của văn hóa Việt đã tô thêm cho một vùng địa linh nhân kiệt, là một tiếng gọi về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc.

Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, kỳ thú, ngày nay chùa là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu phật. Do có những giá trị quan trọng của di tích, năm 2009, Bộ VHTTDL đã xếp hạng chùa Giáng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Giáng được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Ni sư Thích Đàm Hòa – đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa các khóa XIII, XIV, XV là người trụ trì ngôi chùa được nhân dân kính trọng, sư thầy sống tốt đạo, đẹp đời, luôn giành phúc đức cho mọi người. Sư thầy là người có công rất lớn để xây dựng tu bổ, tôn tạo ngôi chùa ngày một hoàn thiện và có sức hấp dẫn.

Lớp trẻ được bồi dưỡng thêm kiến thức về  Phật pháp

Ngoài ra, với tư cách là Phó Ban trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Thanh Hóa, ni sư Thích Đàm Hòa đã cùng với Ban chấp hành Tỉnh Hội đẩy mạnh công tác từ thiện có nhiều hiệu quả như đã hỗ trợ tiền cho các đối tượng là các cháu mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, học sinh nghèo vượt khó, đồng bào bị thiên tai bão lụt và nhất là đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn ở xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hưng, Vĩnh Phúc và một số xã ở huyện Thạch Thành, Yên Định. Từ những việc làm cao cả trên, ni sư Thích Đàm Hòa đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của TƯGHPGVN; Tỉnh Hội Phật giáo; UBND tỉnh Thanh Hóa, UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ Việt Nam, Huy chương “Vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL); cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

  Kinhnghiemditour – Nguồn tổng hợp

Đăng bởi: Trùng Dương

Từ khoá: Chùa Giáng – linh thiêng đất Phật

Viếng Chùa – Lễ Phật Đầu Năm Tại Thái

Chùa Wat Yannawa

Chùa Wat Yannawa hay còn gọi là chùa Thuyền, nằm tại BangKok, ấn tượng với kiến trúc độc nhất hình con thuyền được xây dựng từ thời Rama III, cùng với kiến trúc Thái là các mái cao vút mang đậm phong cách thời Ayuthaya. Điều các Phật tử thỏa lòng nhất có lẽ là xin tịnh về một viên xá lị để cầu bình an và thể hiện lòng thành kính của mình. Sau khi chiêm bái, du khách có thể xin nhà sư niệm kinh xá tội và ban nước thơm bình an. Một số hoạt động khác như chạm tay xin sức mạnh từ đức phật, thử linh ứng của thỉnh cầu khi dùng tay nâng đe sắt nặng qua đỉnh đầu…Đây là một trong những ngôi chùa không thể bỏ qua khi bạn đang có ý định du lịch Thái Lan

Chùa Wat Traimit

Chùa Phật Vàng hay tên tiếng Thái là Wat Traimit, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Bangkok, nhờ vẻ đẹp độc đáo và pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối lớn nhất thế giới.

Tượng Phật Vàng là bức tượng Phật ngồi cao 3 mét đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng bức tượng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Trong số tất cả bức tượng Phật mà du khách có thể nhìn thấy ở Bangkok, từ tượng Phật Emerald tại Wat Phra đến tượng Phật nằm tại Wat Pho thì tượng Phật Vàng là một trong những bức tượng được điêu khắc đẹp nhất. Tượng Phật Vàng đã giúp Wat Traimit trở thành một trong những điểm đến hàng đầu nằm trong lịch trình tham quan Bangkok của du khách.

Ngôi chùa nổi tiếng đang được khai thác là một điểm đến quan trọng trong lịch trình thăm quan của sản phẩm Bangkok – Pattaya 5 ngày, khởi hành 15, 22, 29/ 10 & 4, 12, 26/11 & 3, 17, 24/12 do công ty du lịch Vietrantour cung cấp với giá khuyến mãi chỉ 6,599 triệu đồng.

Chùa Wat Phra Kaew

Còn được biết với tên Chùa Phật Ngọc, Wat Phra Kaew tọa lạc tại thủ đô Bangkok. Ngôi chùa này nằm bên trong Cung điện Hoàng Gia và là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Thái Lan. Một bức tượng phật ngọc nhỏ ngồi trên bàn thờ bằng vàng lớn là biểu tượng linh thiêng nhất của đất nước này. Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo và lộng lẫy. Chỉ cần cư trú tại một căn hộ hoặc một khách sạn trong thành phố, bạn sẽ dễ dàng đến thăm chùa Phật Ngọc.

Chùa Wat Chalong

Phuket là quê hương của 29 ngôi chùa Phật giáo khác nhau, nhưng Wat Chalong là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất. Ngôi chùa này được dành riêng cho 2 nhà sư đáng kính, Luang Pho Chuang và Luang Pho Chaem. Các bức tường được trang trí bằng những bức tranh kể về cuộc đời của Đức Phật. Vietrantour cung cấp sản phẩm tour Phuket trọn gói 4 ngày giá chỉ từ 13,99 triệu đồng. Khi tham gia tour, du khách có thể tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng ở top 10 hòn đảo đẹp nhất thế giới này và không quên tranh thủ thăm quan ngôi chùa nổi tiếng Wat Chalong.

Ngoài ra, theo hành trình này, du khách sẽ được thám hiểm vịnh Phang Nga được mệnh danh là “Tiểu Quế Lâm” với sơn thủy giáp thiên hạ, đảo Ko Tapu hay còn gọi là đảo James Bond. Đây là nơi được các nhà làm phim của Hollywood quyết định chọn để cho ra đời bộ phim nổi tiếng Điệp Viên 007. Nơi này còn có những hòn đảo nhỏ xinh đẹp như Khao Hua Chang, Khao Kratay, Khao Camel, Khao Maiu, Ko Khao Ping Kan, công viên Quốc Gia. Du khách có thể đầm mình ở các bãi tắm hoang sơ với làn nước xanh như ngọc, cũng như tham gia các trò giải trí trên biển như thuyền chuối, nhảy dù, Jet Ski, lặn biển… tại đảo Ko Hei.

Chùa Wat Arun

Một ngôi chùa nổi tiếng khác của Bangkok, Wat Arun rất gần với trung tâm của thành phố. Ngôi chùa này được biết đến với tên gọi “Ngôi chùa Bình Minh” và có bức tượng nổi tiếng Phra Phrom, đại diện Thái Lan của thần Hindu Brahma. Ngôi chùa có 260 bậc thang và là nới có thể nhìn thấy toàn cảnh Bangkok đẹp nhất.

Đăng bởi: Ngân Lương

Từ khoá: Viếng Chùa – Lễ Phật đầu Năm Tại Thái

Làm Gì Khi Bị Thất Tình Theo Quan Điểm Phật Giáo?

Không có gì tồi tệ hơn bị thất tình, đau khổ, khủng hoảng có thể áp đảo vượt quá sự chịu đựng của một người bình thường. Thật may Phật giáo có rất nhiều lời khuyên bổ ích cho những ai đang bị thất tình.

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Yêu có thể không bao giờ được bình an mà có khi ngược lại. Giây phút mà bạn tưởng là nó an toàn thì tình yêu phai nhạt. Tình yêu là có thể tiên đoán, mở rộng và chấp nhận được khi bạn tìm ra người phù hợp với những chuẩn mực của bạn hơn là chỉ cho phép người ấy là chính họ. Nếu bạn chỉ biết cầu chúc cho người đó mãi là chính họ thì đó không phải là tình yêu.

Phật Giáo khuyên mọi người là “Cảm nhận cảm giác. Từ bỏ câu chuyện.” Điều này có nghĩa là bạn hãy cố gắng cảm nhận những gì xảy ra không cần phải giải thích, không cần phải trách móc ai cả. Bạn như một chiến binh vậy. Bạn càng cho phép cảm giác đốt cháy sạch con đường này, bạn sẽ ít bị lầm lẫn.

1. Hãy phát triển mối quan hệ đáng giá với tâm của bạn. Điều này có thể làm được thông qua thiền định. Khi bạn đang bị chao đảo vì những cảm giác mạnh, bạn cần tiếp xúc với trạng thái cân bằng. Hãy bỏ thời gian mỗi ngày nghĩ về những gì tốt đẹp mà bạn muốn, đơn giản chỉ là xem ti vi hay giải trí bạn có thể lấy lại thăng bằng.

Tâm của người bị thất tình như con ngựa hoang. Bạn không thể nhảy và không đi. Nó sẽ đánh đập bạn liên hồi. Vì thế bạn cứ theo chúng một lúc cho đến khi cảm giác chân thật phát triển. Thiền tập có thể giúp cho bạn đạt được điều này.

Yêu người, nâng được thì buông được

2. Ổn định trái tim của bạn với trạng thái mở. Khi bạn giành được một ít cảm giác bất mãn như chơi domino trong tâm, bạn sẽ cảm giác sự chú tâm của bạn chuyển vào những điều tồi tệ ấy, la hét, tìm những thứ trong lồng ngực và trong trái tim. Vì thế, cách nhìn nhận vấn đề thất tình là có một tình yêu vô bờ với một thứ gì đó.Bạn hãy mở rộng tâm mình để cảm nhận và trạng thái mở tâm là vô cùng quý giá.

Phật Giáo không khuyến khích bạn đóng tâm mình. Thay vào đó, hãy nhận biết trạng thái rộng mở của lòng từ bi, yêu thương, khả năng có thể kết nối sâu rộng sẽ giúp cho bạn thoát khỏi tình trạng thất tình và lấy lại thăng bằng. Vâng, không còn thất tình. Cách tốt nhất để làm được điều này thay vì ngồi đó than khóc là hãy thực tập thiền yêu thương bi ái. Bằng cách này, bnaj bắt đầu chuyển sự tìm kiếm tình yêu dần dần từ việc “tôi muốn tìm một người yêu tôi” bằng “tôi muốn tìm cách cho tình yêu đi.”Với sự thay đổi dần dần như thế, cả thế giới sẽ thay đổi.

Khi hầu hết mọi người nói rằng họ đang tìm kiếm tình yếu, điều họ mong muốn là tìm người có thể yêu họ và họ sẽ yêu trở lại. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi công thức này trước là bạn có tình yêu mỗi ngày và muốn trao tặng nó đi. Bằng cách này, bằng cách mang tình thương đến cho người khác, là con đường bí mật nhưng đảm bảo giúp bạn chữa lành trái tim bị vỡ của mình. Hãy cố gắng thử xem.

3. Nhìn nhận cả cuộc sống của mình như một con đường. Với cảm giác trong sạch trong tâm và bình ổn trong trái tim, giai đoạn thứ ba trở thành một thứ gì đó khác biệt. Không có phương cách tu tập nào liên hệ đến điều này. Với tâm rõ ràng và cảm xúc bình yên sẽ cho bạn có khả năng cảm thấy cả cuộc sống của mình như một con đường. Bạn có thể tạo ra nền tảng cho cả cuộc sống, cả vui sướng lẫn khổ đau, gặp gỡ và chia tay, cho đi và nhận lại rất sâu sắc. Năng lượng đen tối của thất tình đưa bạn đến điều này.

Để cuộc sống an lạc, hạnh phúc hãy nên buông bỏ những điều sau

Với sự rộng mở, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình là một câu chuyện. Với trái tim bị tổn thương, bạn có thể thấy tình yêu rộng lớn biết nhường nào và khó có thể làm cho tình yêu an toàn. Đây là điều không thể. Vậy bạn sẽ làm gì với hai sự thật này? Đó là con đường của bạn. Không ai có thể cho bạn biết làm cách nào kết hợp chúng. Nơi bắt đầu là chú tâm bằng cách nuôi dưỡng nhận biết về bản thân mình, về người khác và dòng chảy của cuộc sống. Khi bạn làm như vậy, bạn bắt đầu chú ý rằng mỗi ngày bạn đang tiếp tục xoay chuyển chu kỳ vào và ra với những giây phút yêu thương và thất tình. Cả hai đều hiện hữu, đến với bạn và đi ra khỏi bạn. Mỗi điều nhỏ bé như vậy là một bài học để bạn có thể sống đầy thức tỉnh.

Chùa Phật Tích Và Bức Tượng Bằng Đá Xanh Lớn Nhất Việt Nam

Chùa Phật Tích ở đâu ?

Chùa Phật Tích (hay còn gọi là chùa Vạn Phúc) nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, có vị trí tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km. Để di chuyển từ trung tâm thành phố Bắc Ninh đến chùa Phật Tích, bạn có thể đi theo lộ trình: Lý Thái Tổ – Nguyễn Trãi – Quốc Lộ 38 – đường 295 – đi thêm 7km nữa sẽ tới chùa Phật Tích.

Nếu đi xe cá nhân bạn có thể đi theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Lịch sử hình thành

Khởi đầu đây là chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mô hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý.

Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn.

Năm 1057 – 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa.

Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc.

Theo bia Vạn phúc đại thiền tự bi (niên Chính Hòa thứ 7) chùa tọa lạc ở một vị trí khá đẹp “núi Phật Tích thiên ứng thế ở phương Nam, núi Phương Lĩnh bọc vào. Sông Ngưu Giang áng đỏ ngưng lại vuông tròn, nước trong leo lẻo huyền hư, núi cao vời vợi sáng lòa. Bên trái mạch nước rồng xanh chảy vòng quanh, bên phải núi hổ trắng chầu vào”.

Sang đời Trần (1228 – 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 – 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm.

Chùa cũng là nơi ghi nhận dấu ấn một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng – thiền sư Chuyết Chuyết. Từ năm 1635 – 1644, Thiền sư Chuyết Công đến hành đạo tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu đều kính trọng. Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật giáo để lưu hành trong nước nên thiền sư đã cho đệ tử Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về, một số được khắc để phổ biến, số còn lại và các bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích.

Đến thời Lê Trung Hưng (1686), chùa bị xuống cấp, các vua Lê đã cho tu bổ lại như quy mô cũ, gọi là chùa Phật Tích (tên chữ là Vạn Phúc).

Thời Nguyễn, chùa Phật Tích được tu bổ lần cuối.

Từ năm 1949 – 1952, Pháp chiếm chùa Phật Tích và phá hủy hoàn toàn ngôi quốc tự này, chỉ còn nền gạch và một số pho tượng Tổ, và một vài Pháp khí khác.

Khi hòa bình lập lại từ 1954 đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử – văn hoá.

Năm 2008, khởi công xây dựng mới một số công trình, trong đó có công trình tạo tác tượng Phật bằng đá(tính cả bệ) cao 30m trên núi Phật Tích. Tượng Phật A Di Đà mới dựng theo tượng Phật do vua Lý Thánh Tông cho tạc năm 1057, nay được tôn thờ tại Chánh điện.

Sự tích tên chùa Phật Tích

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) cho xây dựng tòa bảo tháp kì vĩ, cao khoảng 40m bên sườn núi. Tương truyền, khi tòa tháp đổ, bên trong lộ ra một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng đá xanh nguyên khối. Trước sự kiện này, xóm Hỏa Kê cạnh chùa đã đổi tên thành thôn Phật Tích

Kiến Trúc chùa Phật Tích

Bức tượng Phật A di đà cao 27m nằm trên đỉnh núi Phật Tích. Đây là phiên bản được lấy nguyên mẫu từ tượng Phật A di đà trong chùa. Trên bệ được điêu. khắc những cánh hoa sen, hình rồng phượng và hoa lá – những nét đặc trưng dưới thời nhà Lý. Đặc biệt, bức tượng được xây dựng nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

tháp Phổ Quang

Chùa  có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ và 7 gian nhà thờ Mẫu. Chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc.

Chùa được kiến trúc theo kiểu Nội công ngoại quốc, bậc nền thứ nhất là sân chùa Phật Tích Bắc Ninh với vườn hoa mẫu đơn lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”. Bên phải là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).

Hàng tượng linh thú ngàn năm tuổi

Hàng tượng linh thú ngàn năm tuổi được bố trí án ngữ tại sân chùa, trước tòa Tam Bảo. Mười linh thú, bao gồm 5 đôi: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử.  Mỗi linh thú lại được khắc họa vô cùng sinh động với tư thế, biểu cảm độc đáo khác nhau. Các linh thú này đều gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Đến năm 2023, bộ tượng 10 linh thú tại chùa Phật Tích được công nhận là Bảo vật Quốc Gia.

Lễ hội chùa Phật tích 1. Lễ hội Khán hoa mẫu đơn

là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc Ninh, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm theo ngôi chùa Phật Tích cùng với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên.

2. Lễ hội chùa Phật Tích Lưu ý khi đi chùa

Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.

Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Đăng bởi: Đàm Thị Quỳnh Trang

Từ khoá: Chùa Phật Tích và bức tượng bằng đá xanh lớn nhất Việt Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Thăm Quan Chùa Phật Cô Đơn – Bát Bửu Phật Đài trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!