Bạn đang xem bài viết Phác Đồ Điều Trị Hạ Canxi Máu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phác đồ điều trị hạ canxi máu phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây hạ canxi máu là điều vô cùng cần thiết.
Hạ canxi máu có thể do nhiều nguyên nhân như:
Suy thận.
Thiểu năng tuyến cận giáp.
Hạ magie máu nặng hoặc tăng magie máu.
Viêm tụy cấp.
Thiếu hụt vitamin D.
Kháng PTH.
Một số thuốc gây hạ canxi máu: thuốc chống tăng sinh u (ciplatin, cytosin arabinossid), thuốc kháng sinh (pentamidin, ketoconazol, foscarnet), lợi tiểu quai và các thuốc điều trị tăng calci máu.
Canxi máu có thể bị giảm ở người bệnh ốm nặng có rối loạn hấp thu gây giảm albumin huyết tương. Đôi khi tình trạng hạ canxi máu không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.
Như đã nói ở trên, việc điều trị hạ canxi máu phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, sự hiện diện và mức độ phát triển của các triệu chứng.
Hạ canxi máu thường là kết quả của một quá trình bệnh lý khác. Nhận thức về các bệnh gây hạ canxi máu là rất quan trọng để có thể xác định và xử trí sớm nguyên nhân.
Hầu hết các trường hợp hạ canxi máu là nhẹ và chỉ cần điều trị hỗ trợ hoặc theo dõi thêm. Nhưng đôi khi, chúng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến co giật, hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
1. Trước khi điều trịTrước khi thực hiện phác đồ điều trị hạ canxi, bác sĩ cần:
Kiểm tra nồng độ magie trong huyết thanh vì nếu có tình trạng giảm magie máu có thể gây ra hạ canxi máu.
Đánh giá khí máu động mạch vì tình trạng kiềm hóa máu có thể gây hạ canxi máu tăng canxi ở dạng liên kết với protein.
2. Phác đồ điều trị hạ canxi máu cấpHạ canxi máu cấp thường phải điều trị hỗ trợ. Tức là phải bù dịch qua đường tĩnh mạch, thở oxy, theo dõi trước khi chỉ định điều trị hạ canxi. Cần lưu ý rằng hạ canxi máu cấp có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần kiểm tra canxi ion hóa và các xét nghiệm sàng lọc thích hợp khác.
Tiêm canxi đường tĩnh mạch được khuyến cáo trong trường hợp hạ canxi máu có triệu chứng hoặc kèm theo rối loạn nhịp tim. Liều dùng đường tĩnh mạch trong phác đồ điều trị hạ canxi máu cấp là 100 – 300 mg canxi. Có thể truyền 10 mL canxi gluconat (chứa 90 mg canxi) + 10 mL canxi clorua (chứa 272 mg canxi) pha trong 50 – 100 mL dextrose 5% trong vòng 5-10 phút. Liều lượng này làm tăng mức độ ion hóa lên 0,5 – 1,5 mmol và sẽ kéo dài 1 – 2 giờ.
Thận trọng khi truyền tĩnh mạch canxi clorid. Vì dung dịch canxi clorid 10% cung cấp lượng canxi cao hơn nên có thể điều chỉnh mức canxi nhanh chóng. Nhưng nó nên được sử dụng qua đường tĩnh mạch trung tâm. Đo canxi huyết thanh sau mỗi 4 – 6 giờ để duy trì nồng độ canxi ở mức 8 – 9 mg/dL. Nếu bệnh nhân có giảm albumin, cần theo dõi canxi ion hóa.
Bệnh nhân rối loạn nhịp tim hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng digoxin cần theo dõi điện tâm đồ (ECG) liên tục trong quá trình truyền canxi. Vì canxi làm tăng độc tính của digitalis. Ở trẻ nhỏ, cần cho uống canxi loại 10%, 15 ml mỗi lần, 3 – 4 lần/ngày hoặc hỗn dịch calcilactat 6% mỗi lần 5 ml, 3 – 4 lần/ngày trong mọi trường hợp.
3. Phác đồ điều trị hạ canxi máu mãn tínhPhác đồ điều trị hạ canxi máu mãn tính tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Bệnh nhân suy tuyến cận giáp có thể bổ sung canxi đường uống.
Ở những bệnh nhân suy cận giáp nặng, có thể phải điều trị bằng vitamin D. Cách điều trị hiệu quả nhất là bổ sung 0,5 – 2 mcg calcitriol hoặc 1-alpha-hydroxyvitamin D3.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có tăng canxi máu thì nên bổ sung canxi qua đường uống. Chẳng hạn là hoạt chất vitamin D (calcitriol). Lưu ý là uống giữa các bữa ăn, nếu không, canxi sẽ chủ yếu liên kết với phosphat.
Trường hợp thiếu vitamin D có thể cho uống 400 – 1000 đơn vị /ngày.
Hầu hết tình trạng hạ canxi máu là nhẹ và không có triệu chứng. Nhưng đôi khi chúng cũng có thể gây nghiêm trọng như co giật, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Bài viết trên chỉ mang tính truyền tải thông tin, không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ. Do đó, không khuyến cáo người đọc tự ý điều trị tại nhà.
Bị Hạ Canxi Máu Nên Làm Gì? Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Tụt Canxi
Hạ canxi máu là gì?
Hạ canxi máu hay thiếu canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu của người bệnh thấp hơn mức cho phép. Thường thì phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc trẻ em là những đối tượng cần lượng canxi lớn, nên nếu không chú ý bổ sung canxi hằng ngày thì sẽ dễ dẫn đến hạ canxi.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:
Bệnh nhân đang điều trị hoá trị
Sử dụng thuốc lợi tiểu
Suy tuyến cận giáp
Suy thận
Suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin D và magie
Nghiện rượu
Người bị bệnh bạch cầu
Sử dụng quá nhiều caffeine làm giảm khả năng hấp thụ canxi
Làm gì khi bị hạ canxi máu? Dấu hiệu nhận biết người bị hạ canxi máuNhững dấu hiệu để nhận biết người bị hạ canxi máu đó là kích thích, hoảng hốt, thở gấp, tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, ngón chân,.
Một vài trường hợp nặng hơn thì sẽ xuất hiện triệu chứng co thắt cơ hô hấp gây khó thở, co thắt cơ mặt, cơ toàn thân dẫn đến đau đớn, hoặc hơn nữa có thể là co thắt cơ thanh môn khiến người bệnh bị suy hô hấp và loạn nhịp tim.
Sơ cứu người bị hạ canxi máuĐiều quan trọng nhất cần làm trước tiên khi gặp người bị hạ canxi máu đó là giữ bình tĩnh, sau đó đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu bệnh nhân ngất đi lâu thì bạn hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng.
Kiểm tra xem những đồ vật bệnh nhân mang theo có viên canxi dạng sủi hay không. Nếu có thì lấy 1 viên pha với 1 cốc nước, đợi thuốc tan thì cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không tự uống được thì có thể dùng thìa đút hoặc vỗ mạnh 2 bên má cho bệnh nhân tỉnh lại và uống thuốc.
Trường hợp bệnh nhân không mang theo canxi thì cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất một cách nhanh chóng, để được xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa hạ canxi máu Nên ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?Để tránh bị hạ canxi máu, bạn nên bổ sung canxi trong các bữa ăn hằng ngày thông qua các thực phẩm sau:
Các loại cá nhỏ ăn được cả xương, tôm, cua, ốc,…
Các loại hạt, socola đen, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, trái cây,…
Các thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng, gan, dầu cá, phô mai, sữa đậu nành,…
Các loại rau xanh như rau cải thìa, rau cải xoăn, cải bó xôi,…
Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng
Sữa và các sản phẩm từ sữa ở mức độ phù hợp
Ngoài ra, bạn nên tắm nắng thường xuyên từ 15-20 phút mỗi ngày vào sáng và chiều để cơ thể có thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh sáng mặt trời.
Nên kiêng ăn gì, làm gì để tránh hạ canxi máu?
Thực phẩm có tính axit như thực phẩm đóng hộp, hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa có thể làm suy giảm canxi.
Thực phẩm chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có thể dẫn tới tình trạng mất nước do tiểu tiện nhiều, làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể và có thể dẫn đến hạ canxi máu. Nếu bạn đang trong chế độ ăn cần sử dụng caffein thì nên uống nhiều nước.
Thực phẩm giàu natri như muối ăn, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn sẽ gây ra tình giảm aldosterone
Advertisement
Nguồn: Vinmec
Chẩn Đoán Và Dùng Thuốc Trong Điều Trị Viêm Loét Đại Trực Tràng Chảy Máu
Thói quen ăn uống sinh hoạt chưa khoa học là nguyên nhân chính lý giải cho vấn đề ngày nay có rất nhiều người bị viêm loét đại tràng. Viêm loét đại trực tràng có nhiều biểu hiện khác nhau, mức độ gây đau đớn nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào vị trí viêm loét. Vậy dấu hiệu bị viêm loét đại trực tràng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh cũng như chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu.
1. Đại trực tràng nằm ở đâu? Chức năng của đại trực tràngĐại trực tràng còn được gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại trực tràng có chức năng tiếp nhận và bài biết các thức ăn không tiêu hóa được (phân)
Bạn đang đọc: Chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
2. Viêm loét đại trực tràng là gì? Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu?Viêm loét đại-trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn. Bệnh gây ra tình trạng bị loét và chảy máu tại khu vực đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.
3. Triệu chứng, dấu hiệu mắc viêm loét đại trực tràng?Dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu người bệnh hoàn toàn có thể nhận thấy trong quy trình hoạt động và sinh hoạt hằng ngày :
Đau bụng, ruột thấy khó chịu, không thoải mái, đầy bụng, chướng bụng
Hoạt động ruột thay đổi liên tục gây ra tình trạng bị rối loạn phân: Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, thấy có nhày máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu) nhiều lần trong ngày, phân màu đỏ.
Sốt hiếm khi thường ở thể tiến triển nặng, thể có biến chứng.
Phân nhỏ hơn so với bình thường
Triệu chứng ngoài tiêu hóa: bị đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.
Toàn thân: gầy sút cân không rõ nguyên do, thiếu máu, đôi khi phù do thiếu dinh dưỡng
Cơ thể mệt mỏi
Dấu hiệu cận lâm sàng:
Khi thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng, thấy phạm vi tổn thương:
Viêm loét trực tràng: tổn thương chỉ ở trực tràng
Viêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràn đến giữa đại tràng sigma.
Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.
Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan.
Viêm loét đại tràng toàn bộ.
Sau khi nội soi, lấy 1 mảnh tế bào bị viêm để làm xét nghiệm (xét nghiệm mô bệnh học). Đây là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng, kết luận cuối cùng để biết mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu. Kết quả cho thấy:
Tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, không tổn thương đến lớp cơ.
Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng.
Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất song song, chia nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày.
Tương bào thâm nhập xuống lớp mô đệm.
Áp xe khe hốc.
Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết.
Làm xét nghiệm thêm thấy :
Bị thiếu máu ở các mức độ tùy vào tình trạng xảy ra sớm hay lâu
Nếu không khám, điều trị kịp thời, viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:
Thủng đại tràng: bệnh cảnh viêm phúc mạc. là cấp cứu ngoại khoa.
Xuất huyết tiêu hóa
Ung thư hóa theo dõi CEA, CA 19.9.
4. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu 5. Thuốc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máuĐể điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ nhẹ.(tổn thương ở trực tràng), điều trị bằng thuốc:
5- ASA đường uống: pentasa
5 – ASA tại chỗ : nang đặt hậu môn.
Có thể kết hợp steroid tại chỗ nang đạn đặt hoặc dung dịch thụt hoặc dạng bột: 100mg x 1-2 lần/ngày.
Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazol
Điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa ( tổn thương ở đại tràng trái )
5 – ASA đường uống: pentasa n
5 – ASA tại chỗ: dung dịch thụt hoặc bột.
Dung dịch hydrocortisone 100mg thụt vào mỗi buổi sáng
Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazol
Nếu không đáp ứng: kết hợp corticoid uống
Nếu vẫn không đáp ứng:methylprednisolon
Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa hoặc nặng ( tổn thương đại tràng phải hoặc toàn bộ đại tràng ):
5- ASA đường uống: pentasa
Prednisolon uống
Nếu không đáp ứng: corticoid liều cao tiêm TM, methylprednisolon 16-20mg/8h, hydrocortisone 100mg/8h (TM). Nếu lâm sàng cải thiện sau 7-10 ngày giảm liều dần mỗi 5mg/tuần và cắt hẳn. nếu không đáp ứng kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Kháng sinh: ciprofloxacin hoặc metronidazol
6. Lưu ý trong quá trình điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máuNgười bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩXây dựng chính sách ẩm thực ăn uống khoa học, tuân thủ chính sách nhà hàng siêu thị giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, quan tâm tránh ăn rau sống, bắp …Kiêng những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng .
Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, thoải mái đầu óc, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu đối với những người khỏe mạnh.
Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng. Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sỹ đầu ngành trình độ cao, cùng với trang thiết bị y tế tân tiến, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, bạn đọc hoàn toàn có thể tin yêu lựa chọn làm điểm đến để khám và điều trị cho bản thân và mái ấm gia đình .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
2023] Máu Nóng Và Máu Lạnh??
Phân lọai dộng vật theo quan niệm máu nóng – máu lạnh đã lổi thời rồi. Từ ngữ (expression) cold-blooded xuất hiện trong Anh ngữ ít nhất từ năm 1602. Chúng ta sắp loại côn trùng là máu lạnh, nhưng côn trùng không có “máu” (chúng chỉ cỏ huyết dịch – hemolymph và không có huyết cầu tố đ ể chuyên chở dưỡng khí và điều hành thân nhiệt.
Như ta có thể thấy từ bài viết của Nguyễn Đôn, cách xếp loại động vật trong hai nhóm đẳng nhiệt và biến nhiệt tương đối ổn thỏa hơn, dù rằng vẫn chưa toàn hảo.
Đại khái, động vật biến nhiệt đòi hỏi ít năng lượng – từ 1/10 tới 1/2 – hơn động đẳng nhiệt. Côn trùng đã hiện diện trên mặt đất lâu hơn động vật có xương sống nhiều – gián đã có mặt quanh 350 triệu năm, và điều này cùng với sự kiện rằng côn trùng là sinh vật đông đảo nhất trên thế giới cho ta biết loại “máu” nào có thể thích hợp hơn cho đời sống. Con người, với “máu nóng” phải làm việc quần quật suốt ngày và mới xuất hiện trên mặt đất chừng một triệu năm nay, loài cá sấu sống phây phây khoảng chừng 220 triệu năm.
Không có cách phân loại nào dựa trên thân nhiệt có thể hoàn hảo cả. Có ba phương diện căn bản trong sinh lý học động vật
1- Điều chỉnh thân nhiệt : a) động vật nội nhiệt (endotherms) phát nhiệt bằng cách thay đổi luồng máu, co thắt bắp thịt, hay đốt calories (qua chu trình Krebs); b) động vật ngoại nhiệt (ectotherms) hấp nhiệt bằng cách phơi nắng, tìm nơi mát, v.v… Loài ong thường được xem như ectothermic vì chúng không bay đưọc khi không khí bên ngoài lạnh quá, nhưng chúng co thắt bắp thịt cánh (shiver the flight muscles) để đưa thân nhiệt lên và giữ nhiệt độ trong tổ ở mức lý tưởng (người ta goị hiện tươing này là functional endothermy). Tôi đọc một nghiên cứu gần đây về vài loài ong bao phủ các côn trùng địch và tăng thân nhiệt lên cho đến khi địch chết vì nóng. Cá sấu hả miệng khi trời nóng (như chó) để hạ thân nhiệt. Vài loại kỳ nhông chạy trên hai chân sau để tạo ra một luồng gíó để nguội xuống.
2- Biến chuyển thân nhiệt : a) Động vật đẳng nhiệt (homeotherms) giữ thân nhiệt trong một giới hạn rất nhỏ (vài độ Celsius), thường thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài. b) Đông vật biến nhiệt (poikilotherms) có thân nhiệt gần gần giống nhiệt độ của môi trường.
3- Biến dưởng căn bản (resting metabolism) : Động vật nào giữ một mức độ biến dưởng cao khi nghỉ ngơi ( sinh vật “máu nóng”) đuợc gọi là biến dưởng nhanh (tachymetabolic). Những sinh vật hạ thấp mực biến dưởng được gọi là biến dưởng chậm ( bradymetabolic).
Bradymetabolism thường thấy ở những loài côn trùng và bò sát nhưng các bạn phải nhớ là trong giai đoạn đông miên (hibernation), biến dưởng căn bản cuả con gấu là bradymetabolic. Con gấu cũng ectothermic và homeothermic trong gain đoạn đó!
http://reptilis.net/cold-blood.html
Cách Điều Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả
Hiện nay, do thói quen trong sinh hoạt, ít vận động và ngồi lâu, ngồi nhiều mà mọi người thường rất hay gặp bệnh trĩ, bệnh gây ra nhiều khó chịu, rắc rối và trở ngại cho cuộc sống. Có 2 cách điều trị bệnh trĩ chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
– Phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ như là trĩ nội cấp I (khi đi cầu ra máu, búi trĩ – cục thịt thừa chưa sa ra ngoài) và cấp độ II (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng sau khi đi cầu xong, búi trĩ tự thụt vô).
– Điều trị nội khoa bạn cần ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần tầm 10 phút, kết hợp sử dụng thuốc đặt hậu môn trị trĩ như là: Proctolog, thuốc tăng cường chức năng thành mạch như Tottri, Viên giấp cá…, thuốc bôi trị trĩ như: Cotripro Gel
– Chế độ ăn hằng ngày nên có nhiều rau củ quả, ngũ cốc, bột mì, uống nhiều nước để bổ sung chất xơ, chất làm mềm phân cho cơ thể.
– Khi đi đại tiện nên hạn chế rặn tối đa để tránh búi trĩ sa ra ngoài.
– Lưu ý, chảy máu trực tràng – hậu môn chưa chắc là trĩ, để xác định chính xác dấu hiệu ra máu có là trĩ để áp dụng cách điều trị trên hay không, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám kỹ càng.
Sử dụng các thủ thuật1. Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ thực hiện bằng cách bơm 1 – 2 ml chất làm xơ (phenol 5%, polidocanol, urea hydrochloride, quinine) bằng kim tiêm dưới lớp niêm mạc búi trĩ để tạo xơ, ngăn cho máu không lưu thông tới vị trí này, làm cho búi trĩ teo đi và từ từ biến mất. Thủ thuật này được dùng trị trĩ nội cấp độ II, III, không sử dụng cho trường hợp máu khó đông, tiểu đường, người bị viêm đại trực tràng…
2. Áp dụng cách thắt dây chun làm rụng búi trĩ, cho bệnh trĩ nội cấp độ I và II, tuyệt đối không sử dụng cho trĩ nội cấp độ III, IV. Sau khi thắt dây chun, từ ngày thứ 6 – 10 người bệnh có thể bị chảy ít máu. Bác sĩ sẽ báo trước cho người bệnh ngày trĩ rụng, trong quá trình thắt dây chun, nếu cảm thấy bị đau, sốt, bí tiểu cần đến bệnh viên thăm khám lại vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đáy chậu.
3. Ngoài ra còn có thủ thuật quang đông hồng ngoại cũng thích hợp dùng cho trĩ nội cấp độ I, II và đốt laser búi trĩ khi điều trị trĩ nội cấp độ II.
– Dù áp dụng thủ thuật nào, bạn cũng nên điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thủ thuật tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Sử dụng cách phẫu thuật1. Phẫu thuật theo phương pháp Feguson, Miliant Morgan, White heatcắt búi trĩ trực tiếp, thường áp dụng cho trĩ nội cấp độ III (búi trĩ sa ra ngoài nhiều, đi cầu xong cần dùng tay ấn búi trĩ mới thụt vào), IV (búi trĩ ở ngoài hậu môn “thường xuyên” gây khó chịu cho người bệnh), trĩ hỗn hợp – trĩ biến chứng.
Ưu điểm: Cắt búi trĩ trực tiếp, nhanh chóng, không còn cảm giác búi trĩ “cọm, cọ” khi di chuyển, sinh hoạt ngay sau khi phẫu thuật.
Khuyết điểm: Khi sử dụng phương pháp này, phần đệm ống hậu môn sẽ bị cắt bỏ mất dễ gây ra tình trạng són phân sau này cho người bệnh. Ngoài ra còn dễ làm tổn thương đến các đầu mút thần kinh nằm ở khu vực ống hậu môn kéo dài thời gian đau đớn cho người bệnh.
2. Phẫu thuật theo phương pháp Longo được chỉ định áp dụng cho trĩ nội cấp độ II, III, trĩ vòng. Trong phương pháp này người ta dùng 1 công cụ khâu vòng cắt bỏ 1 khoanh niêm mạc búi trĩ tầm 2 – 5 cm trên đường lược rồi đặt đinh rập khâu lại niêm mạc, những mạch máu đi đến búi trĩ bị khâu cắt, mục đích là làm búi trĩ teo nhỏ, giảm kích cỡ.
Ưu điểm: Ít đau, người bệnh chỉ cần ở lại bệnh viện 1 – 2 ngày sau mổ là có thể ra về và trở lại sinh hoạt sớm.
Khuyết điểm: Giá cả cao vì giá máy bấm nối chuyên dụng cao, phương pháp này khó xử lý những trường hợp trĩ hỗn hợp có kèm theo sa niêm mạc trực tràng nhiều.
3. Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ có sự hướng dẫn của thiết bị siêu âm Doppler, dành cho trĩ nội cấp độ I – III. Phương pháp này cũng có mục đích làm teo búi trĩ và nó tập trung vào việc cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc búi trĩ. Thiết bị Doppler xác định vị trí động mạch trĩ, sau đó bác sĩ thắt động mạch trĩ bằng mũi khâu 2 – 3 cm trên đường lược, búi trĩ sa được cố định vào trong ống hậu môn bằng đường khâu vắt dọc theo ống hậu môn.
Ưu điểm: Phẩu thuật đơn giản, hiệu quả, có độ an toàn cao và ít gây đau sau mổ.
Khuyết điểm: Các mạch trĩ dễ bị bỏ sót khi phẫu thuật theo phương pháp này.
Qua những cách điều trị bệnh trĩ này, Dược An Khang mong rằng bạn đã hiểu thêm về việc trị trĩ và có định hướng cách trị trĩ phù hợp nhất với mình.
Chất Hoá Học Caso4 (Canxi Sunfat)
Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ – được gọi là hằng số Avogadro.
Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.
Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.
Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phác Đồ Điều Trị Hạ Canxi Máu trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!