Xu Hướng 9/2023 # Ngũ Gia Bì: Từ Cây Cảnh Đến Bài Thuốc Chữa Bệnh # Top 12 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngũ Gia Bì: Từ Cây Cảnh Đến Bài Thuốc Chữa Bệnh # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngũ Gia Bì: Từ Cây Cảnh Đến Bài Thuốc Chữa Bệnh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Tên gọi, danh pháp

Tên gọi khác: Xuyên gia bì, Thích gia bì, Ngũ gia bì gai.

Tên khoa học:

Acanthopanx aculeatus Seem.

Acanthopanax aculeathum Hook.

Acanthopanax trifoliatus (L) Merr.

Họ khoa học: họ Ngũ gia bì (Araliaceace).

1.2. Đặc điểm thực vật

Ngũ gia bì được trồng nhiều để làm cảnh và làm thuốc. Cây có chiều cao trung bình khoảng 2 – 8m. Lá kép hình chân vịt, mỗi lá có khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, mọc so le nhau. Quả mọng, có màu tím đen khi chín, hình cầu, đường kính từ 3 – 4mm, bên trong có khoảng 6 – 8 hạt. Hoa mọc thành chùm, màu trắng và nhỏ.

1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

1.3.1. Phân bố

Ngũ gia bì phân bố ở miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Chiết Giang, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn phân bố ở Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ.

Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.

1.3.2. Thu hái, chế biến

Thu hái những cây trên 10 năm tuổi. Thường đào cây vào mùa hạ, mùa thu. Lấy vỏ thân và vỏ rễ, bỏ lõi gỗ, đem đi phơi khô. Khi dùng, dùng sống hoặc sao vàng là được.

Vị thuốc thường là ống cuộn nhỏ, dài ngắn khác nhau, độ dày khoảng 1mm. Vỏ ngoài có màu vàng nâu nhạt, hơi bong có nếp nhăn. Mặt trong màu xám trắng, mặt phẳng, dai, có những điểm màu vàng nâu, mùi không rõ.

1.4. Bộ phận sử dụng

Vỏ của thân và rễ được dùng để làm thuốc. Ngoài ra, lá của cây cũng được tận dụng.

Ngũ gia bì có chứa khoảng 0,9 – 1% tinh dầu, saponin triterpene.

3.1. Theo y học cổ truyền

Dược liệu có vị cay, tính ôn ấm, thường quy vào 2 kinh Can và Thận.

Ngũ gia bì trong y học cổ truyền có tác dụng: mạnh khỏe gân cốt, tăng sức mạnh cơ bắp, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, đau lưng, tê chân, tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt.

3.2. Theo y học hiện đại

3.2.1. Chống viêm, giảm đau

Một khái niệm được nhiều người chấp nhận rằng tất cả các cơn đau, dù cấp tính hay mãn tính, ngoại biên hay trung ương, đều bắt nguồn từ viêm và phản ứng viêm. Ngũ gia bì giúp giảm superoxide, góp phần vào tác dụng chống viêm và giảm đau. Ngoài ra, sự hiện diện của saponin triterpen trong cây có thể ức chế mạnh mẽ hoạt động của enzym cyclooxygenase, là chất được giải phóng trong quá trình viêm. Vì vậy, nó có tác dụng trong việc giảm đau do viêm.

3.2.2. Chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa được cho là giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể. Các chiết xuất từ ​​lá Ngũ gia bì cho thấy mức độ hoạt động chống oxy hóa cao và chứa mức độ cao của cả hợp chất phenolic và flavonoid, có thể bảo vệ chống lại tổn thương tế bào mà các gốc tự do gây ra.

3.2.3. Cải thiện trí nhớ, giảm lo âu

Trí nhớ làm việc là một trong những trí nhớ ngắn hạn có thể bị suy giảm ở giai đoạn đầu của tuổi trung niên.

Chiết xuất Ngũ gia bì sử dụng để cải thiện khả năng học tập và tăng cường trí nhớ, tùy thuộc vào liều lượng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng dược liệu có tác dụng chống sa sút trí tuệ, tác dụng giảm lo âu. Ngũ gia bì có tác động lên hệ thống cholinergic trung ương, hoạt động giống như thuốc chống trầm cảm.

3.2.4. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Đã có những báo cáo đầu tiên về hoạt động chống ung thư của Ngũ gia bì trong tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở người. Đây là những nghiên cứu ban đầu trong hệ thống phòng thí nghiệm. Kết quả khả quan cho thấy đây có thể là thực vật cung cấp các hoạt chất hóa học để điều trị hoặc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Liều dùng: ngày dùng từ 6 – 12g dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm.

Cách ngâm rượu Ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 1 ly nhỏ (khoảng 30ml) trước bữa cơm tối, chữa đau nhức người, đau lưng, đau xương.

Đơn thuốc cho phụ nữ: Ngũ gia bì, Mẫu đơn bì, Xích thược, Đương quy, mỗi vị 40g. Tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g chữa những người phụ nữ bị gầy ốm, lao lực, mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống.

Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có biểu hiện nóng trong người (âm hư hỏa vượng). Một số bài thuốc từ Ngũ gia bì chứa các dược liệu phối hợp có tính nóng (Can khương – Gừng khô) có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, cần cẩn trọng trước khi áp dụng

Cây Cúc Tần Là Gì? Công Dùng, Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần

Cây cúc tần là loại dược liệu mang đến nhiều công năng trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc có sự góp mặt của dược liệu này.

Cây cúc tần không còn quá xa lạ với người Việt. Đây là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc, đặc biệt cây cúc tần còn là dược liệu quý thường được dùng trong cả Đông lẫn Tây y. Cùng tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây cúc tần qua bài viết sau.

Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea Indica (L) Less. Còn được biết đến với những cái tên như từ bi, đại bi, đại ngải, lức ấn, băng phiến ngải,… Thuộc họ Cúc (Asteraceae), cây cúc tần có xuất xứ từ Ấn Độ và Malaysia.

Cây cúc tần có dáng cây mọc thẳng đứng, thường cao tầm 1-2m. Thân được bao phủ bởi lông tơ mỏng và nhẵn. Cành mảnh, nhỏ, lá hình elip, có răng cưa, đầu lá nhọn, có thể không có cuống hoặc cuống ngắn.

Cúc tần có mùi hương thơm nhẹ, thoang thoảng trong không khí. Hoa cúc tần mọc thành chùm màu tím. Quả hình trụ có 10 cạnh, dáng nhỏ.

Cây cúc tần phân bố tại các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hoà Bình,… tại đồng bằng, sườn đồi thấp. Có thể mọc dại hoặc được trồng làm dược liệu với quy mô lớn.

Cây cúc tần có thể thu hoạch tại mọi thời điểm trong năm. Nhưng để làm dược liệu thì nên thu hoạch vào mùa hè, thu là tốt nhất. Bộ phận thường được sử dụng là rễ, lá cây và thân ngọn. Loại dược liệu này có thể dùng ở 2 dạng tươi và khô.

Cúc tần tươi: Sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất và các hóa chất còn bám lại. Tiếp theo có thể tùy ý sử dụng theo đơn thuốc. Cần bảo quản trong tủ lạnh để tăng thời gian sử dụng.

Cúc tần khô: Sau khi thu hoạch, rửa sạch và đợi ráo, cúc tần sẽ được thái nhỏ mỗi đoạn tầm 3-5cm. Dược liệu sẽ được phơi hoặc sấy khô và cho vào túi kín khí. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Theo Y học cổ truyền, cúc tần mang tính mát, thơm nhẹ, vị có chút cay và đắng. Cúc tần đóng vai trò lớn trong các bài thuốc chữa các vấn đề về bệnh tiêu hóa, xương khớp, thận, hô hấp,… Tất cả là vì cúc tần mang những công dụng như tán phong hàn, uất hỏa, tiêu độc, tiêu đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, kháng viêm, hạ áp, bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hoá,…

Còn trong Y học hiện đại, bên trong cúc tần có thành phần chính tinh dầu và acid chlorogenic. Bên cạnh đó còn có vitamin C, canxi , sắt, protid,… Loại dược liệu có có thể giúp hạ sốt, trị ho, cảm mạo, cải thiện bệnh xương khớp, đường tiết niệu, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng,…

Với vô số công năng, cúc tần góp mặt trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia giàu kinh nghiệm trước khi áp dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Bài thuốc chữa sốt cao, đau nhức đầu

Theo tỷ lệ 2:1:1 gồm cúc tần, lá sả, lá chanh. Mang nguyên liệu rửa sạch rồi sắc cùng 2 lít nước. Đun trong 15 phút sau đó lấy phần nước uống, chia thành 2 phần và uống trong ngày. Còn phần bã thì cho nước và 5g muối rồi đun sôi để xông hơi giải cảm, có thể dùng cùng hương nhu, lá bưởi, sả,…

Bài thuốc giảm đau lưng

Lá cúc tần còn cành non, mang đi rửa sạch nhằm loại bỏ tạp chất rồi để ráo. Tẩm cúc tần qua rượu trắng rồi mang sao đến khi ngả vàng thì đắp lên lưng trong 15 phút. Kiên trì đắp mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản

Nguyên liệu cần có gồm 30g cúc tần già, 50g thịt heo, gừng tươi, gạo. Mang cúc tần và thịt heo rửa sạch với nước muối pha loãng rồi băm nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ rồi dùng 2-3 lát, thái sợi. Dùng 2 nắm gạo nấu cháo cùng thịt, cúc tần và gừng, nấu chín và ăn 3 bữa trong ngày.

Bài thuốc chữa hen suyễn

Chuẩn bị cúc tần và rau muống, đợi héo bớt, nhặt lấy lá non, rồi ngâm tầm 10 phút trong nước muối pha loãng. Giã nát nguyên liệu rồi chắt lấy nước. Cho bệnh nhân uống trong 3 tháng liên tục.

Bài thuốc chữa gai cột sống

Chuẩn bị lá cúc tần, ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Giã nát lá rồi thêm 5g muối hạt và tầm 82ml bia. Dùng hỗn hợp này uống trong 1 tuần liền có thể cải thiện bệnh gai cột sống.

Bài thuốc tiêu trĩ

Chuẩn bị cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng.

Mang các loại lá rửa sạch, cho vào nồi đun với 1,5 lít nước, rồi thêm vài lát nghệ vào. Khi sôi thì cho ra thau, đợi nguội bớt rồi dùng xông hơi hậu môn trong 15 phút. Sau đó ngâm trực tiếp hậu môn trong 10 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần, với trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu trong tầm 2 tháng.

Bài thuốc chữa bí tiểu

Rửa sạch 40g lá cây cúc tần khô (hoặc 100g lá cúc tần tươi). Nấu thành nước uống rồi dùng thay nước lọc uống hằng ngày.

Hiện nay, vì công dụng thần kỳ của cúc tần trong y học nên loại dược liệu này đã được trồng với quy mô lớn. Bạn có thể tìm mua cúc tần tại các nhà thuốc, các cơ sở chuyên bán dược liệu Đông Y với giá thành khoảng 150.000 – 200.000 đồng cho 1kg cúc tần sấy khô.

Nguồn: Trung tâm Dược liệu VietFarm

Kinh Giới: Từ Cây Rau Đến Vị Thuốc Chữa Cảm Mạo

Kinh giới được biết đến như một thực phẩm trong mỗi căn bếp. Nhưng đối với giới y gia, kinh giới là một vị thuốc quý giải cảm, các vấn đề kinh nguyệt và hô hấp. Dân gian Việt Nam, từ lâu đã kết hợp giữa thực phẩm và dược liệu phát triển thành chế độ thực dưỡng độc đáo. Kinh giới là một ví dụ điển hình trong điều trị cảm mạo bằng thức ăn của dân tộc. Ngoài sử dụng là gia vị, om trà, sắc như thuốc, tán bột hoặc dùng ngoài da trên nhiều bệnh trạng khác nhau.

Kinh giới hay còn gọi là dã tô ma, khương giới. Tên khoa học là Elsholtzia ciliata. Thuộc họ bạc hà do đó chứa nhiều tinh dầu. Thân vuông cạnh, nhiều lông tơ quanh cành và mặt dưới lá. Hoa mọc đầu cành, dễ mọc lại khi cắt ngọn.

Trồng nhiều tại Việt Nam để làm rau hoặc một số khu trồng thuốc. Trị cảm lạnh, khó tiêu, giảm sưng, viêm mũi và một số bệnh khác. Ngoài chức năng là một vị thuốc còn là một loại rau phổ biến.

Kinh giới chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm. Theo y học cổ truyền, kinh giới có tác dụng giải cảm hàn, ôn ấm dạ dày và hệ tiêu hóa.

Lá có mùi thơm dễ chịu, vị cay nồng chứa 1% tinh dầu. Hoa làm ra mồ hôi mạnh hơn lá. Không có mồ hôi dùng hoa nhưng khi có mồ hôi dùng kinh giới sao. Toàn cây có thể dùng tươi hoặc sao đen, sao cháy để đạt mục đích điều trị.

Hương giới được dùng làm thuốc trị các bệnh: cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa. Khi gặp sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc có thể dùng kinh giới. Đôi lúc, dùng trong các trường hợp cấp cứu như chảy máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết.

Vân Nam bản thảo cho biết thêm tác dụng trị đau đầu say nắng, tiêu chảy vào mùa hè, đau dạ dày, ho khan mùa hè, ra mồ hôi trộm, làm ấm bụng, dễ đi đại tiện.

Theo y học hiện đại, nhà khoa học ghi nhận tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và an thần khi dùng lượng vừa đủ. Ức chế sự co thắt tự phát hồi tràng. Giúp loại bỏ gốc tự do, tham gia vào quá trình chống oxy hóa bằng các phenol trong tinh dầu thảo dược.

Tinh dầu với phương pháp khuyết tán có tác dụng ức chế của khuẩn tả và một số virus.

Sắc uống

Khi nhức đầu chảy nước mũi, hắt hơi,… sau khi đi mưa hoặc cơn gió lớn có thể đang bị cảm lạnh. Hoa hương giới 20g, bạch chỉ 20g tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g hỗn hợp trên với nước ấm cho ra mồ hôi.

Khi thức dậy, súc miệng thấy nước chảy ra một bên, không nhăn trán được có thể bị liệt VII ngoại biên. Dùng 1 nắm lá kinh giới giã vắt nước uống liền.

Khi người phát nóng, đau khắp cơ thể, đầu căng nhức. Dùng sắn dây gấp đôi lượng hương giới 12g, sắc uống.

Hoa hương giới 12g, hoa húng quế 12g, lá đơn đỏ 12g. Sắc lấy nước uống trị dị ứng và mẩn ngứa ngoài da.

Chảy máu cam dùng nước kinh giới chế sao đen 12g uống.

Hương giới, bạc hà, trúc nhự mỗi loại 5g, cây mã đề 10g, sắc uống như trà.

Nó có thể thanh nhiệt và bứt rứt, lợi tiểu, thông tâm, thích hợp cho người khó chịu, nước tiểu đỏ, miệng khô và đắng miệng.

Trà kinh giới

Hương giới 10g, trà xanh 3g pha với 200ml om nước sôi. Uống trị đau đầu, đau bụng ruột về, ho cảm nắng, giảm sưng phù.

Bạc hà 4g, kinh giới 3g, trúc nhự 3g, xa tiền thảo 3g om trà giúp thanh nhiệt.

Cháo kinh giới

Hương giới 50g nấu lấy nước bỏ xác. Thêm 50g gạo tẻ và 50g đậu xanh vào nấu nhừ. Mỗi ngày ăn 2 – 3 lần để phòng cảm mạo mùa hè, thanh nhiệt.

Xông hơi

Lá bưởi, bạc hà, sả, tía tô mỗi loại 1 nắm đun sôi trong nước. Xông đến khi tự ra mồ hôi thì dừng để trị cảm cúm.

Dùng ngoài da

Dùng nước nấu của toàn cây đã giã nát tắm cho trẻ em mọc rôm sẩy, đinh nhọt.

Đau cứng cổ gáy sau khi có gió lớn: lá già và bông sau khi rửa sạch được phơi trong bóng râm. Hong khô cho vào gối hoặc rải xuống chiếu để nằm.

Lá hương giới, lá vối tươi đun nước sôi, để cho ấm. Rửa vết loét. Dùng thuốc mỡ Hoàng liên, Hồng đơn, Hồng liên, Chu sa đặc chế thoa lên để trị chàm.

Dùng tro đốt từ lá hương giới, trộn với 1 củ hành vắt lấy nước đắp lên sang thương để trị lở loét bắp chân, bàn chân do phong độc. Dùng nước cam thảo rửa trước khi đắp hỗn hợp trên.

Người có tình trạng biểu chứng dương hư như ra mồ hôi không cầm được.

Không phải ngoại cảm. Nhức đỉnh đầu do âm hư hỏa vượng thì không được dùng.

Kinh giới là một loài thực vật với công dụng vượt trội, vừa làm thực phẩm và vừa làm thuốc. Hỗ trợ điều trị tốt trong giải cảm, trị khó tiêu, giảm sưng, giảm viêm mũi. Tuy nhiên, dùng lượng lớn hoặc sử dụng sai phương pháp đều gây những tác dụng phụ khó chịu. Do đó, nên nhờ tư vấn bác sĩ khi muốn điều trị bệnh bằng kinh giới, bất kể trong thực dưỡng hay điều trị.

Tang Bạch Bì: Vị Thuốc Từ Vỏ Rễ Cây Dâu Tằm

1.1. Danh pháp

Tên gọi khác: Vỏ rễ cây Dâu.

Tên khoa học: Cortex Mori radicis.

Thuộc họ: Dâu tằm (Moraceae).

1.2. Mô tả cây 

Cây gỗ nhỏ, cao trung bình 2 – 3 m, có thể cao tới 15 m. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt.

Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.

1.3. Phân bố

Cây Dâu tằm có nguồn gốc Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam từ lâu. Hiện nay, Dâu tằm được trồng ở khắp nơi. Cây được trồng để làm thuốc, lấy quả và lấy lá nuôi tằm.

1.4. Đặc điểm sinh trưởng

Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 5 – 6.

1.5. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây đều được sử dụng để làm thuốc. Tang bạch bì là vỏ rễ phơi sấy của cây.

1.6. Bào chế

Vào mùa xuân, thu đào lấy rễ. Các vùng phía Nam, mùa đông vẫn có thể đào lấy rễ được, rửa sạch đất cát, bỏ các rễ nhỏ. Nhân lúc còn tươi, cạo bỏ lớp vỏ thô màu vàng nâu ở ngoài, dùng dao tách lấy phần vỏ, bỏ phần lõi gỗ, đem phơi khô.

Tang bạch bì được bào chế bằng cách để nguyên rễ, cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch, để ráo, thái mỏng 2 – 3 mm, sấy khô. Loại này có tác dụng tốt trong tả phế hành thủy, thường dùng trong phù thũng tiểu ít.

Sao Tang bạch bì được bào chế bằng cách lấy lớp vỏ trắng, bỏ vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng hoặc hơi cháy, lấy ra để nguội.

Mật chích Tang bạch bì được bào chế bằng cách cho mật và nước sôi vào cùng sợi Tang bạch bì, trộn đều, cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ mỗi 10 kg Tang bạch bì dùng 3 kg mật. Loại này mạnh về giảm ho, giảm suyễn.

1.7. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

2.1. Thành phần hóa học

Moracin O, oxyresveratrol, moracin R, moracin P, mulberroside C, wittifuran E, isomulberrofuran G, mulberrofuran G, norartocarpetin, morin, morusin, sanggenon C, sanggenon D, cathayanin B…

2.2. Tác dụng dược lý

Cho thỏ uống nước sắc Tang bạch bì 2g/kg, thấy có sự gia tăng đáng kể lượng nước tiểu trong vòng 6 giờ. Từ 7 đến 24 giờ lượng nước tiểu trở lại bình thường.

Chiết xuất từ Tang bạch bì có tác dụng trị suyễn thông qua tăng cường CD4(+)CD25(+)Foxp3(+) điều tiết tế bào T và ức chế cytokine Th2 trên chuột.

Chiết xuất từ Tang bạch bì có khả năng hạ huyết áp, giảm tổn thương cơ tim, giảm phì đại và xơ hóa cơ tim do bệnh đái tháo đường.

Dịch chiết có tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ. Tang bạch bì cũng có tiềm năng trong điều trị bệnh thoái hóa thần kinh do có tác dụng phát triển sợi trục thần kinh tế bào PC12 thông qua ức chế dòng Ca++.

Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng u, kháng khuẩn, hạ đường huyết.

3.1. Tính vị

Vị ngọt, tính hàn, không độc.

3.2. Quy kinh

Quy kinh Phế.

3.3. Công hiệu

Thanh nhiệt ở phế và dịu hen, lợi tiểu giảm phù.

3.4. Chủ trị

Phế nhiệt ho đàm, ho lâu ngày, hen, ngực bụng đầy trướng, phù thũng, tiểu ít.

3.5. Liều dùng

Dùng 10 – 15 g, sắc uống.

Muốn lợi tiểu, tả phế, thanh nhiệt nên dùng loại tươi. Phế hư suy ho nhiều nên dùng loại chích mật.

3.6. Lưu ý

Không dùng Tang bạch bì cho người bị hen suyễn và ho do phế hàn (phổi nhiễm lạnh).

Bệnh nhân tiểu nhiều thận trọng khi sử dụng. 

4.1. Chữa ho ra máu

Tang bạch bì 600 g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm. Tước nhỏ. Cho thêm 250 g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 8 g chiêu bằng nước cơm.

4.2. Ho lâu năm

Tang bạch bì, vỏ rễ cây Chanh, mỗi loại 10 g, sắc uống trong ngày.

4.3. Trẻ em ho có đờm

Tang bạch bì 4 g sắc với nước cho uống.

4.4. Trong phế có nhiệt, ho nhiều, da khô nóng, lưỡi đỏ rêu vàng

Tang bạch bì 15 g, Địa cốt bì 15 g, Ngạnh mễ 15g, Cam thảo 3 g. Sắc nước uống trước bữa ăn.

4.5. Phế hư, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, ho

Nhân sâm 9 g, Hoàng kỳ (chích mật) 24 g, Ngũ vị tử 6 g, Tang bạch bì (chích mật) 12 g, Thục địa 24 g, Tử uyển 9 g. Sắc uống.

4.6. Phù toàn thân, ngực bụng đầy trướng, tiểu ít

Tang bạch bì 9 g, Trần bì 9 g, Sinh khương bì 6 g, Đại phúc bì 9 g, Phục linh bì 24 g. Sắc uống.

4.7. Rụng tóc

Lấy Tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, lấy nước đó gội đầu.

Tang bạch bì có nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, giống như các vị thuốc khác, quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về chỉ định, liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tỏi Ngâm Rượu – Bài Thuốc Quý Chữa Được Những Bệnh Gì ?

tỏi ngâm rượu

Rượu tỏi là một bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ người Ai Cập. Rượu tỏi sẽ giúp con người tăng cường sức khỏe chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên ở nơi đây. Dần dần khi những công dụng của rượu tỏi được nhiều người biết đến thì mức độ sử dụng nó cũng ngày càng phổ biến hơn có lẽ bởi những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe mà rượu tỏi mang lại.

1. Tỏi ngâm rượu chữa các bệnh về xương khớp

Trong thành phần của tỏi có chứa chất Allicin. Chất này không chỉ có tác dụng làm sạch mà còn có lợi trong việc chống oxy hóa. Ngoài ra tỏi còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất nên khi ngâm rượu với tỏi sẽ có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp, sưng khớp, thoái hóa khớp,… Đặc biệt rượu tỏi không chỉ có tác dụng qua cách uống mà còn phát huy tác dụng khi ta dùng rượu tỏi để xoa bóp, massage có khả năng giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả.

2. Tỏi ngâm rượu hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp

Tỏi vốn có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tuyệt vời. Khi thời tiết thay đổi sẽ khiến bạn dễ bị mắc những bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm xoang hay dị ứng thời tiết. Khi thấy có triệu chứng của các bệnh này bạn nên sử dụng một chút rượu tỏi vào mỗi sáng để có thể đẩy lùi và cải thiện những triệu chứng của bệnh.

Tỏi và rượu đều có tính nóng nên khi kết hợp với nhau sẽ có tác dụng chữa bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm phổi cực kỳ hiệu quả. Rượu tỏi có tính sát khuẩn cao nên nó có thể làm sạch cổ họng, xoang mũi bằng cách giảm đờm từ đó sẽ khiến đường hô hấp của chúng ta trở nên thông thoáng, dễ chịu hơn.

3. Tỏi ngâm rượu có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa

Rượu tỏi có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường miễn dịch của hệ tiêu hóa nhờ các axit amin được lên men tự nhiên có trong tỏi. Ngoài ra với tính kháng viêm của tỏi chúng còn có tác dụng ngăn ngừa những vết viêm loét trong dạ dày ngăn chặn quá trình phát triển của vi khuẩn.

4. Uống tỏi ngâm rượu thường xuyên sẽ giúp bảo vệ tim mạch

Những thành phần có trong rượu tỏi sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở mức phù hợp. Các hoạt chất có trong tôi sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu và tăng hàm lượng cholesterol tốt làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, phòng ngừa các nguy cơ tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.

5. Rượu tỏi hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Thành phần của củ tỏi có tác dụng giải phóng insulin tự do trong máu giảm lượng đường có trong mẫu đến. Khi kết hợp với rượu thì nó sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường cũng như hỗ trợ điều trị tiểu đường type II hiệu quả.

Ngoài ra thì rượu tỏi cũng khó khả năng nâng cao sức đề kháng chống lại quá trình oxy hóa giúp phòng ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, các bệnh lý về răng miệng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi đặc biệt là các bệnh viêm khoang miệng, viêm chân răng.

Lưu ý khi sử dụng tỏi ngâm rượu ta nên sử dụng điều độ không nên lạm dụng quá sẽ gây phản tác dụng, gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn dạ dày, hơi thở có mùi. Người bệnh gan hoặc tiểu đường nặng nên cân nhắc khi sử dụng rượu tỏi, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Topcachlam

Đăng bởi: Hoàng Yến

Từ khoá: Tỏi ngâm rượu – bài thuốc quý chữa được những bệnh gì ?

Cách Bài Trí Cây Xanh Giúp Gia Chủ Xua Tan Bệnh Tật

Cây cối trong nhà có thể giúp năng lượng Âm Dương được cân bằng, đồng thời góp phần tạo nên bầu không khí tạo nên bầu không khí khỏe mạnh, sinh động cho tổ ấm của bạn. Do đó, bạn đừng quên chú ý kết hợp vị trí đặt cây, hình dạng và màu sắc của cây trong ngôi nhà.

Trong Ngũ hành thì chỉ có duy nhất là hành Mộc có yếu tố bao hàm sự sống. Mộc là cây xanh, biểu tượng của sự sinh sôi, tươi tốt. Do đó, cây xanh luôn mang sinh khí và thúc đẩy mọi vật xung quanh phát triển theo hướng tích cực.

Do đó, gia chủ nên đặt cây xanh ở phía Đông, Đông Nam của ngôi nhà hay văn phòng. Vì ở vị trí này, cây sẽ giúp nghề nghiệp của bạn thăng tiến, tăng tuổi thọ người trong nhà. Còn nếu đặt ở phía Nam thì tiếng thơm của bạn sẽ được vươn xa. Đặc biệt là không nên đặt cây xanh ở phía Bắc của ngôi nhà.

Theo quan niệm về phong thủy, những loại cây mọng nước là biểu tượng cho sự cát tường. Chẳng hạn như cây ngọc bích với lá tròn, dày, xanh mướt phồng lên như viên đá cẩm thạch, được xem là loài cây tài lộc trong phong thủy. Nếu đặt ở góc Đông Nam của ngôi nhà có thể thu hút tài lộc hoặc ở cửa sổ của cửa hàng để thu hút khách đến.

Trong khi đó, những cây gai xương rồng lại tạo nên những dòng năng lượng độc hại có thể gây bệnh tật cho gia chủ. Vì thế, những loại cây này, chúng thường được trang trí bên ngoài với vai trò bảo vệ ngôi nhà của gia chủ.

Tuy nhiên, có một điều cấm kỵ đó là cấm trang trí cây xanh trong phòng ngủ. Vì ban đêm, cây thải khí carbon dioxide, rất có hại sức khỏe.

1. Trúc và các cây họ nhà trúc

Theo phong thủy, loài cây này đem lại cho gia chủ sức khỏe và tuổi thọ. Ngoài ra từ xa xưa, trúc còn giúp xua đuổi linh hồn tà ác.

Bạn có thể trồng cụm trúc phía trái, tượng trưng cho rồng, con vật đem đến điều tốt lành cho ngôi nhà. Ngoài ra, khóm trúc trước nhà còn thu hút dòng chảy của các luồng khí tốt.

2. Cây cam, quất

Trong phong thủy, cam và quất là hình ảnh của sự giàu có, may mắn nhờ cành luôn trĩu quả. Bên cạnh đó, cam, quất nếu được đặt bên ngoài hiên nhà còn giúp hấp thụ tất cả dòng khí độc rất hiệu quả.

3. Mai – lan – cúc – trúc

4 loại cây này được xem là “tứ quân tử” và thường được đề cập trong văn hóa phương Đông. Ngoài trúc đã đề cập ở trên, cúc vàng rực rỡ với hoa tròn mang đến sự may mắn, thuận lợi.

Hoa mai vàng rực thể hiện sự thuần khiết, cao sang. Hoa lan tôn lên vẻ đẹp kín đáo, nhưng rất mạnh mẽ. Bộ tứ này được các chuyên gia phong thủy luôn ưu ái sử dụng làm đẹp không gian phong thủy.

Đăng bởi: Hạnh Nguyễn

Từ khoá: Cách bài trí cây xanh giúp gia chủ xua tan bệnh tật

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngũ Gia Bì: Từ Cây Cảnh Đến Bài Thuốc Chữa Bệnh trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!