Xu Hướng 9/2023 # Ngô Thù Du: Công Dụng Gì Từ Một Vị Thuốc Cay Nóng? # Top 10 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ngô Thù Du: Công Dụng Gì Từ Một Vị Thuốc Cay Nóng? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ngô Thù Du: Công Dụng Gì Từ Một Vị Thuốc Cay Nóng? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngô thù du còn gọi là Ngô thù, hay Thù du. Nó có tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth., thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).

Đặc điểm thực vật

Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, với chiều cao trung bình khoảng 2 – 5m. Cành cây ngả màu nâu, hay nâu sẫm. Khi còn non thì trên cành có lông mềm, nhưng sau đó lông rụng dần đi, để lại những điểm bì khổng trên cành cây.

Lá cây mọc đối, lá khá lớn với kích thước lá mang cuống có thể dài tới hơn 30cm. có 2 – 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5-5cm. Đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên. Trên lá có gân hình xương cá hiện rõ. Trên lá mang lông mịn màu nâu, mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Khi soi lá dưới ánh sáng ta sẽ thấy những điểm tinh dầu.

Hoa Ngô thù du là dạng hoa đơn tính khác gốc, gồm những hoa nhỏ tụ thành chùm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái sẽ lớn hơn hoa đực.

Quả của cây khi chín màu đỏ thẫm, tụ thành từng chùm. Nó có hình cầu hơi dẹp, dài khoảng 3mm. Trên mặt quả có những điểm tinh dầu. Mỗi ô quả sẽ có 1 hình trứng dài khoảng 5 – 6mm và đường kính độ 4mm màu đen bóng. Cây ra hoa tháng 6 – 8 và cho quả tháng 9 – 10. Toàn cây đều có tinh dầu với mùi thơm hơi hắc.

Ngô thù du với những chùm quả chín đỏ đặc trưng Phân bố

Cây mọc nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Nam, Triết Giang,…

Ở nước ta, cây cũng mọc hoang ở một số tỉnh vùng cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… Nhưng số lượng không nhiều, và đa phần vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Chúng ta thường dùng quả chưa chín của cây mường chương (con gọi là đinh trưởng) cũng thuộc họ Cam quýt để thay thế.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng

Quả chưa chín. Chọn những quả sắc xám, nhỏ, rắn, thơm hắc là tốt. Ngoài ra cũng có thể dùng cả cây (rễ, thân, hoa, quả) cũng tốt để chữa hàn nhập vào trong cơ thể. Vỏ lụa cây có thể trị độc nhiệt.

Thu hái

Vào tháng 9 – 10, khi cây Ngô thù du ra quả. Chọn những quả còn xanh hoặc hơi vàng xanh, chưa tách vỏ. Hái đem về phơi hoặc sấy khô.

Chế biến

Theo Trung y: Nấu nước sôi 7 lần để lại vị đắng, nồng rồi sấy khô dùng dần.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 – 70 độ C), đổ Ngô thù du vào quấy nhẹ đến khi nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm như trên 2 – 3 lần, sau đó sấy khô, giã dập (dùng sống).

Bảo quản

Cất giữ dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt. Lưu ý đậy kín để giữ hương vị.

Dược liệu Ngô thù du khô Thành phần hóa học trong dược liệu

Theo nghiên cứu, trong dược liệu chứa 0,4% tinh dầu. Trong tinh dầu có 11% evoden, 26% evodin, oximen và 3 alkaloid evodiamin, rutaecacpin và wuchuyin.

Tác dụng theo Y học hiện đại

Vị thuốc có một số tác dụng dược lý sau:

Chống nôn: sẽ mạnh hơn nếu phối hợp với gừng sống (theo Nhật Bản dược lý học tạp chí, 49(3):73,1953)

Co bóp tử cung: Rutamin có trong Ngô thù du có tác dụng co bóp tử cung. (theo Trung Hoa y học tạp chí, 22(6): 397-413, 1936)

Kháng khuẩn: Dược liệu này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của một số vi khuẩn ngoài da (theo Trung Hoa y học tạp chí, 38 (4): 315-318), 1952)

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Vị thuốc này cau, đắng, tính rất nóng. Nó giúp làm ấm cơ thể trừ hàn, cắt cơn đau, thường được ứng dụng để chữa:

Các cơn đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm tinh hoàn, cước khí,…

Chữa nôn mửa do lạnh

Cầm tiêu chảy mãn tính

Trị băng huyết, rong huyết, kinh nguyệt sau kỳ.

Liều lượng: 2 – 3g/ 1 ngày. Nếu dùng để chữa cơn đau thì tăng liều 4 – 12g/ 1 ngày.

Dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc chữa ăn không tiêu

Ngô thù du 2g, Mộc hương 2g, Hoàng liên 1g. Tất cả tán thành bột, trộn đều. Chia 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa nôn mửa

Ngô thù du 5g, Can khương 2g. Cho vào 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Do tính quá cay, nóng nên không nên dùng quá nhiều dược liệu này một lần.

Cây Địa Liền: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Công Dụng

Địa liền còn được gọi là Sơn nại, Tam nại, Sa khương. Tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nó có tên Địa liền là vì lá mọc sát mặt đất. Thân rễ thái mỏng phơi khô gọi là Sơn nại. 

1.1. Nhận biết dược liệu

Đây là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài độ 1 – 2cm. Mặt trên màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Cả hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa. 

1.2. Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong cả nước.

Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về. Cần chọn những cây đã trên 2 năm. Rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh 1 ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.

1.3. Bộ phận dùng

Thân rễ, thu hái vào mùa đông xuân, rửa sạch phơi khô, không được sấy bằng than.

1.4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học gồm có tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p. cumari axit atyl este, xinamic andehyt và xineola. 

2.1. Tác dụng giảm đau

Trên mô hình gây đau nội tạng bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn. Địa liền dùng với liều 5g/kg thể trọng, bằng đường uống, 1 giờ sau khi dùng thuốc làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau (P < 0,02). Còn trên mô hình gây đau bằng sức nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin.

2.2. Tác dụng chống viêm

Trên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, thảo dược có tác dụng chống viêm rõ rệt. Dạng cao cồn với liều 10g/kg thể trọng ức chế viêm 63,8%, dạng cao nước với liều 10g/kg thể trọng cũng ức chế viêm 60% (P < 0,02). Tinh dầu và dạng tinh thể chiết từ Địa liền cũng có tác dụng chống viêm tương tự.

2.3. Các tác dụng khác

Nước chiết từ Địa liền có nhiều tác dụng như hạ sốt, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm thường gây bệnh ngoài da. Ngoài ra, cao chiết từ Địa liền có tác dụng độc đối với tế bào carcinom cổ tử cung. 

Địa liền được dùng trong phạm vi nhân dân. Theo Đông y, Địa liền vị cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị.

Dược liệu có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp. Có tác dụng chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng. Nó thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm cho ăn ngon, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp đau nhức đầu.

Liều dùng: ngày 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc thuốc hãm.

Viên bạch – địa – can gồm Địa liền (0,03g), Bạch chỉ (0,1g), Cát căn (0,2g) do Viện Dược liệu Nghiên cứu Sản xuất đã được ứng dụng trong điều trị trên lâm sàng ở Bệnh viện Saint Paul – Hà Nội, đạt kết quả tốt. Thuốc có tác dụng hạ sốt rõ rệt, giảm đau, kháng khuẩn, ít gây tác dụng phụ nên được dùng an toàn cho người lớn và trẻ em.

Dùng ngoài: rượu ngâm riêng Địa liền hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như Huyết giác, Thiên niên kiện, Đại hồi, Quế chi, Long não dùng xoa bóp, chữa đau nhức, tê phù, hoặc ngâm chữa đau nhức răng (không được uống).

4.1. Dùng chữa đầy bụng, đau dạ dày, đau thần kinh

Địa liền 2g, Quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong 1 ngày, mỗi lần 0,5g hay 1g bột. 

4.2. Chữa ngực bụng lạnh đau

Địa liền, Đinh hương, Đương quy, Cam thảo với lượng bằng nhau. Tán nhỏ trộn bột, trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên.

Không dùng Địa liền cho người thiếu máu, nóng trong người. 

Địa liền với tác dụng chống viêm, giảm đau, hiệu quả trong điều trị các bệnh tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, nó còn có thể ngâm rượu giúp giảm đau do bệnh phong thấp gây ra. Với nhiều công dụng như vậy, người dùng nên sử dụng hợp lý dưới sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn để mang lại kết quả tốt nhất.

Agiosmin 500Mg Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Thuốc Agiosmin 500mg có công dụng là gì? Thuốc được dùng trong những trường hợp nào? Bạn cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc Agiosmin 500mg? Hãy cùng Dược sĩ Phan Tiểu Long phân tích chi tiết ở bài viết dưới đây.

Hoạt chất: Diosmin và hesperidin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Daflon, Daflavon, DilodinDHG, SaViDimin, Bosflon, Veneflon.

Thuốc Agiosmin 500mg được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm. Thuốc ở dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là diosmin và hesperidin. Thuốc được dùng để điều trị suy tĩnh mạch mạn tính với các triệu chứng như phù, đau chân, nặng chân, chuột rút về đêm và hội chứng chân không yên. Thuốc còn dùng để điều trị triệu chứng trong bệnh trĩ.

Mỗi viên nén bao phim chứa:1

Diosmin 450 mg.

Hesperidin 50 mg.

Tá dược vừa đủ (Lactose, povidon, natri starch glycolat, talc, magnesi stearat, hydroxypropyl methylcellulose, titan dioxyd, polyethylenglycol 6000, polysorbat 80, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt vàng).

Diosmin và hesperidin là các flavonoid có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt. Các chất này có tác dụng giảm viêm, chống oxy hoá và khôi phục lưu lượng máu bình thường ở những người bị suy tĩnh mạch. Diosmin và hesperidin thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch, loét chân và các vấn đề tuần hoàn khác.2 3

Thuốc Agiosmin 500mg được chỉ định dùng để:1

Điều trị triệu chứng trong bệnh trĩ.

Cách dùng

Uống thuốc trong bữa ăn.

Liều dùng cho từng đối tượng1 Người lớn

Điều trị triệu chứng trong bệnh trĩ: uống 6 viên/ngày trong 4 ngày đầu, sau đó uống 4 viên/ngày trong 3 ngày tiếp theo.

Trẻ em và người dưới 18 tuổi

Tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay thuốc Agiosmin 500mg được bán với giá tham khảo 90.000 – 100.000 VNĐ cho hộp 4 vỉ x 15 viên. Giá thành của thuốc có thể chênh lệch tùy thuộc vào thời điểm mua thuốc và các nhà thuốc, cửa hàng khác nhau.

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Agiosmin 500mg là tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn.1

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như:1

Viêm đại tràng.

Chóng mặt, nhức đầu, khó chịu.

Phát ban, ngứa, nổi mề đay.

Phù mặt, mí mắt, môi.

Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thành phần Hesperidin trong thuốc Agiosmin 500mg có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadin.1

Để tránh tương tác thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ các thuốc bạn đang dùng hoặc đã dùng gần đây, kể các thuốc không kê đơn.

Thuốc Agiosmin 500mg chống chỉ định đối với người quá mẫn với diosmin, hesperidin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.

Thời kỳ có thai

Thuốc chưa được ghi nhận là có tác dụng xấu trên thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng thuốc trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thời kỳ cho con bú

Các dữ liệu về việc thuốc có tiết qua sữa mẹ hay không chưa được báo cáo. Do đó, bệnh nhân nên tránh cho con bú trong khi dùng thuốc.

Thành phần tá dược của thuốc có chứa lactose. Do đó, không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như:

Không dung nạp galactose.

Thiếu enzym Lapp lactase.

Kém hấp thu glucose-galactose.

Các triệu chứng thường gặp khi dùng quá liều là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ngứa, phát ban. Biện pháp xử trí quá liều là điều trị triệu chứng.

Nếu bạn quên uống thuốc, hãy bổ sung liều càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với thời gian uống liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không nên dùng gấp đôi liều đã quy định để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Khi sử dụng thuốc Agiosmin 500mg bạn cần lưu ý một số điều sau:1

Khi dùng thuốc để giảm triệu chứng của cơn trĩ cấp: Nên dùng thuốc để chữa bệnh trong một thời gian ngắn. Nếu uống thuốc trong vòng 2 tuần nhưng không thấy mang lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để thay đổi phương pháp điều trị. Thuốc không có tác dụng điều trị các bệnh hậu môn khác.

Khi dùng thuốc để điều trị các rối loạn do suy tĩnh mạch, bạn nên kết hợp với cách sống lành mạnh và điều độ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Tránh ra nắng, nóng, tránh đứng lâu và nên giảm cân. Đi bộ và mang vớ đặc biệt trong một số trường hợp sẽ giúp cải thiện tuần hoàn.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C.

Để thuốc trong bao bì kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Aticef Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng

Aticef là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy thành phần của thuốc là gì? Thuốc được chỉ định trong những bệnh cảnh nào? Cách bảo quản thuốc ra sao? Phụ nữ mang thai và cho con bú có được sử dụng? Tất cả sẽ được Dược sĩ Trần Việt Linh bật mí trong bài viết sau.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Cefadroxil 250 mg, DrocefVPC 500, Droxistad Kid 250 mg, Droxicef 500 mg, Mekocefal 250.

Aticef là thuốc điều trị nhiễm khuẩn bào chế dưới dạng viên nang cứng.  Thuốc do Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chịu trách nhiệm sản xuất.

Thành phần của thuốc bao gồm:

Cefadroxil (dưới dạng cefadroxil monohydrat) 500 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: magnesi stearat, sodium starch glyconat, aerosil, talc.

Cefadroxil có công dụng dược lý là kháng sinh bán tổng hợp. Cefadroxil thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Vì vậy, chúng có khả năng diệt khuẩn, ngăn sự nhân lên của vi khuẩn nhờ vào sự ức chế thành tế bào vi khuẩn.

Cefadroxil còn hiệu quả ở các vi khuẩn Gram dương cụ thể là: Staphylococus (sinh và không sinh penicillinase), các chủng Streptococcus tán huyết, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Bên cạnh đó, các vi khuẩn Gram âm bị bất hoạt bởi Cefadroxil bao gồm: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và moraxella. Hiện nay, Cefadroxil thường giảm hiệu quả với Haemophilus influenzae.

Thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn còn nhạy cảm từ nhẹ đến vừa. Vì thế, Aticef được chỉ định ở những tình huống sau:

Cách dùng

Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 được hấp thu tốt ở đường tiêu hoá. Vì vậy, bạn cần nuốt cả viên hoặc nuốt cùng với một chất lỏng thích hợp như nước lọc để thuốc được hấp thu tối đa.

Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, bạn nên uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn. 

Liều dùng cho từng đối tượng

Đối với người bệnh trên 40kg: 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên 500mg) x 2 lần/ngày.

Đối với những tình trạng nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nhẹ đến trung bình: 500mg (tương đương 1 viên) x 2 lần/ngày.

Đối với những tình trạng nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nặng: Có thể cần liều dùng tới 1000mg (2 viên) x 2 lần/ngày.

Đối với những tình trạng nhiễm trùng tại da và mô mềm: 1000mg (tương đương 2 viên) x 1 lần/ngày.

Liều dùng đối với trẻ em trên 6 tuổi 500mg (tương đương 1 viên) x 2 lần/ngày.

Đối với người có chức năng thận bị suy giảm: Khuyến nghị chỉnh liều đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin giảm dưới 50ml/phút. Liều khởi đầu nên là: 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên).

Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh như sau:

Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 36 giờ.

Độ thanh thải creatinin dưới 25ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 24 giờ.

Độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 12 giờ.

Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 – 10 ngày hoặc đúng chỉ định của chuyên gia y tế.

Thuốc có 2 dạng đóng gói: hộp hoặc lọ thuốc. Gía bán của lọ thuốc 200 viên Aticef khoảng 2.625 đồng/viên. Giá kê khai của hộp bao gồm 2 vỉ x 7 viên/ vỉ là 2.730 đồng/viên.

Khi dùng thuốc, người sử dụng có thể gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn:

Một số thuốc khi kết hợp với Aticef có thể làm cho sinh khả dụng và dược lực giảm đáng kể:

Cholestyramin dùng phối hợp với Aticef làm chậm sự hấp thu của Aticef. 

Probenecid kết hợp với Aticef có thể làm giảm khả năng làm giảm bài tiết Aticef.

Dùng đồng thời Aticef với thuốc aminoglycosid hoặc furosemid có thể làm tăng độc tính cho thận.

Chống chỉ định với những đối tượng có tiền căn dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Aticef?

Đối tượng thận trọng khi dùng Aticef

Người bệnh có tiền căn mẫn cảm với Penicilin

Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm với độ thanh thải creatinin < 50m² /phút.

Sử dụng thuốc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng của các chủng không nhạy cảm. Người dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu bị bội nhiễm, bệnh nhân phải ngừng sử dụng ngay.

Thực tế ghi nhận có trường hợp viêm đại tràng giả mạc do các kháng sinh phổ rộng. Vì vậy,  cần nghĩ ngay tới chẩn đoán này khi người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nặng sau khi dùng thuốc. Nên thận trọng đối với bệnh nhân đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.

Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và sinh non vì chưa có ghi nhận hiệu quả cụ thể.

Các dấu hiệu quá liều cấp tính cần lưu ý: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Đôi khi xảy ra hiện tượng quá mẫn thần kinh cơ, dẫn đến co giật, đặc biệt trên những bệnh nhân mắc bệnh suy thận.

Bảo quản ở khu vực cao ráo, khô thoáng, nhiệt độ không vượt quá 30°C và tránh ánh nắng từ mặt trời.

Bonzacim Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Dùng

Hoạt chất trong Bonzacim: Rosuvastatin

Thuốc chứa thành phần tương tự: Rosuvastatin STELLA, Rosuvastatin Savi, Rosuvastatin STADA…

Bonzacim là sản phẩm thuốc kê đơn của công ty Ceologen Pharma PVT LTD. Thuốc được chỉ định để điều trị cholesterol trong máu cao và ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ.

Hiện tại, Bonzacim có mặt trên thị trường dược phẩm với 2 hàm lượng tương ứng với 2 màu sắc bao bì khác nhau: là 10mg (bao bì màu đỏ) và 20mg (bao bì xanh – vàng).

Thành phần chính trong Bonzacim là Rosuvastatin. Hoạt chất này có tác dụng sau:

Qua tác dụng ức chế enzyme tạo cholesterol ở gan, Rosuvastatin giúp giảm tạo cholesterol.

Tăng tiêu thụ, phân hủy cholesterol.

Theo nhà sản xuất, Bonacim có tác dụng sau:

Điều trị rối loạn mỡ máu. Giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. Giảm mức độ chất béo trong máu.

Giảm nguy cơ biến cố tim mạch. Bonzacim hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của triệu chứng xơ vữa động mạch do làm chậm quá trình tích tụ mỡ.

Thuốc phải uống đúng chỉ định của bác sĩ, 1 lần/ngày.

Lưu ý, nuốt cả viên, không nhai không nghiền không bẻ. Hỏi ý kiến nhân viên y tế khi dùng thuốc với các trường hợp như đang ăn kiêng, sử dụng thuốc đau dạ dày nhóm antacid. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc và tái khám đúng thời hạn để điều chỉnh liều dùng phù hợp.

Liều dùng Bonzacim được điều chỉnh cho từng đối tượng với sự hướng dẫn của bác sĩ:

Trẻ em: 5-20mg mỗi ngày tùy độ tuổi.

Người lớn: liều khởi đầu thông thường 10- 20mg mỗi ngày một lần. Liều tối đa 40mg mỗi ngày một lần.

Lưu ý: liều dùng Bonzacim chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ và không tự điều chỉnh liều dùng.

Bonzacim hộp 3 vỉ x 10 viên nén có giá 254.000 VNĐ/hộp. Giá sản phẩm chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào thời điểm hoặc đơn vị bán lẻ mà mức giá có thể thay đổi.

Hoạt chất chính Rosuvastatin có thể gây ra các phản ứng phụ sau đây:

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của Rosuvastatin có thể gặp phải như:

Đau cơ, yếu cơ và các vấn đề về cơ. Liên hệ ngay nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời khi gặp tình trạng đau cơ hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân. Ngay cả trường hợp đau cơ không biến mất khi ngừng dùng thuốc.

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Gan có thể gặp vấn đề trong thời gian dùng thuốc. Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khi cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon hoặc đau bụng trên, nước tiểu đậm, vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.

Hoạt chất Rosuvastatin trong Bonzacim có thể gây tương tác với một số nhóm thuốc:

Thuốc điều hòa miễn dịch (Cyclosporine).

Các thuốc điều trị mỡ máu khác (Gemfibrozil,…).

Thuốc điều trị ung thư.

Thuốc kháng virus.

Thuốc kháng nấm (Ketoconazole, Fluconazole,…).

Thuốc chống đông máu (Warfarin, Coumarin,…).

Thuốc điều trị gout.

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng thuốc, trình bày tất cả các thuốc đang điều trị để tránh tương tác thuốc

Không dùng thuốc chứa Rosuvastatin khi:

Dị ứng với Rosuvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Có vấn đề về gan.

Phụ nữ cho con bú. Thuốc có thể vào sữa mẹ và gây tác dụng phụ cho trẻ bú mẹ.

Phụ nữ có thai, chưa có nhiều dữ liệu về an toàn khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây hại cho thai nhi trong thời gian mang thai. Nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến nhân viên y tế trong trường hợp phát hiện mang thai. Nên sử dụng biện pháp tránh thai thích hợp trong quá trình điều trị với Rosuvastatin.

Khi dùng quá liều Bonzacim, liên hệ bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Trong trường hợp quên liều Bonzacim , hãy uống ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều khi cách liều tiếp theo 12 giờ.

Trước khi dùng thuốc, trao đổi với bác sĩ về một số tình trạng như:

Bị đau cơ hoặc yếu cơ.

Gan, thận có hoặc đã từng có vấn đề.

Uống nhiều hơn 2 ly rượu hàng ngày.

Có vấn đề về tuyến giáp.

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ vận động phù hợp thể trạng để đạt hiệu quả trong điều trị rối loạn lipid máu cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch.

Tập thể dục tăng hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu.

Bonzacim là thuốc kê toa cho từng bệnh nhân, dùng đúng đơn, liều lượng bác sĩ kê toa và tái khám đúng hẹn để điều chỉnh liều phù hợp.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, từ 20°C đến 25°C.

Tránh xa tầm tay trẻ em.

Bonzacim là thuốc được chỉ định trong trường hợp rối loạn lipid máu. Ngoài ra, Bonzacim còn được chỉ định nhằm phòng ngừa bệnh tim mạch ở các đối tượng nguy cơ. Sử dụng Bonzacim cần nhiều lưu ý và có thể gặp một số tác dụng phụ. Bạn đọc và gia đình hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng cá nhân và tuân thủ điều trị đúng liều lượng để đạt hiệu quả tối ưu.

Thuốc Phenobarbital: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Thành phần hoạt chất: phenobarbital.

Thuốc có thành phần tương tự: Danotan, Gardenal, Garnotal, Lumidone…

Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc dẫn xuất của acid barbituric. 

Thuốc hoạt động bằng cách tăng cường tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric (GABA) ở não gây ức chế thần kinh trung ương.

Điều trị các cơn động kinh (trừ động kinh cơn nhỏ) như động kinh cơn lớn, động kinh rung giật cơ, động kinh cục bộ.

Ngoài ra, có thể dùng Phenobarbital trong phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.

Không những vậy, việc sử dụng Phenobarbital có thể giúp điều trị tình trạng vàng da sơ sinh, người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh. Hoặc các đối tượng không tan huyết bẩm sinh và người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.

Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác.

Các đối tượng bị suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Ngoài ra, không dùng Phenobarbital nếu bị suy gan nặng.

Cách dùng

Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm.

Không khuyến nghị thực hiện tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ.

Trường hợp tiêm tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp.

Nếu đã dùng Phenobarbital dài ngày, khi muốn ngừng thuốc phải giảm liều dần dần để tránh hội chứng cai thuốc.

Lưu ý, khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều Phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều thấp.

Liều lượng

Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh.

Lưu ý: nồng độ Phenobarbital huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở phần lớn người bệnh.

Do đó, cần lưu ý, dù ở tình trạng bệnh nào thì tổng liều dùng hằng ngày nên ở trong giới hạn ≤ 600 mg.

Buồn ngủ.

Hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.

Rung giật nhãn cầu, mất điều phối động tác, sợ hãi, bị kích thích, lú lẫn.

Nổi mẩn do dị ứng (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi).

Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau khi điều trị), đau khớp.

Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Xuất hiện hội chứng Lyell (có thể tử vong).

Mặc dù với tần suất rất hiếm nhưng người bệnh có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Phenytoin.

Acid valproic.

Carbamazepin.

 Alprenolol, metoprolol, propranolol (các thuốc chẹn beta).

Digitoxin.

Disopyramid.

Hydroquinidin và quinidin.

Thuốc tránh thai theo đường uống, khi được dùng đồng thời.

Các thuốc chống đông dùng đường uống.

Acid folic.

Corticoid dùng toàn thân.

Methotrexat.

Ciclosporin.

Levothyroxin.

Doxycyclin.

Các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Rượu.

Lưu ý khi dùng thuốc trên người bệnh đã từng bị nghiện ma túy, nghiện rượu, suy thận hoặc người bệnh cao tuổi.

Việc dùng Phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc.

Đặc biệt, không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc bệnh động kinh.

Cẩn thận khi dùng thuốc trên người bệnh bị trầm cảm.

Phụ nữ mang thai

Phenobarbital qua được nhau thai.

Việc dùng Phenobarbital điều trị động kinh ở người mang thai có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi.

Do đó, cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng.

Phụ nữ cho con bú

Phenobarbital được bài tiết vào sữa mẹ.

Phải theo dõi nồng độ Phenobarbital ở trẻ để tránh mức gây độc.

Tuy nhiên, vẫn phải cân nhắc một cách cẩn thận trước khi quyết định dùng thuốc.

Triệu chứng

Dùng liều cao gấp 10 lần liều thường dùng gây ngủ sẽ gây ra phản ứng nghiêm trọng.

Khi quá liều, Phenobarbital có thể:

Gây ức chế hệ thần kinh trung ương từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong.

Ức chế hô hấp, có thể đến mức có nhịp thở Cheyne-Stokes.

Giảm thông khí trung tâm, tím tái, giảm thân nhiệt, mất phản xạ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít.

Nếu quá liều nặng thường xuất hiện hội chứng sốc điển hình:

Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp và có thể tử vong.

Các biến chứng nặng có thể gây tử vong gồm viêm phổi, phù phổi, suy thận.

Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Xử trí

Nếu bệnh nhân mới dùng thuốc trong vòng 1 giờ, có thể rửa dạ dày.

Nếu nhiều hơn thì dùng than hoạt đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi là cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc Phenobarbital.

Lưu ý, tập trung chủ yếu là điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng.

Nếu người bệnh bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân màng bụng hay lọc máu thận nhân tạo.

Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.

Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.

Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Để thuốc Phenobarbital tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.

Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngô Thù Du: Công Dụng Gì Từ Một Vị Thuốc Cay Nóng? trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!