Xu Hướng 9/2023 # Liên Tu: Công Dụng Trị Bệnh Của Nhị Sen # Top 14 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Liên Tu: Công Dụng Trị Bệnh Của Nhị Sen # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Liên Tu: Công Dụng Trị Bệnh Của Nhị Sen được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Liên tu, có tên khoa học là Stamen Nelumbinis, là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo rồi đem phơi khô. Nó được biết đến với công dụng trong điều trị băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn về bộ phận này của sen.

Việt Nam là nước có sản lượng sen lớn, hằng năm cung cấp từ vài trăm tấn đến 1.000 tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Sen là cây thảo, sống ở nước, to khỏe, cao hơn 1m. Thân rễ (ngó sen) mập, mọc bò dài trong bùn, bén rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá.

Lá hình tròn, vượt lên khỏi mặt nước. Hoa to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và phẳng, phủ đầy gai nhọn. Cánh hoa nhiều, những cánh phía ngoài to, khum lòng máng. Những cánh giữa và ở trong nhỏ hẹp dần, giữa cánh hoa và nhị chuyển tiếp.

Nhị sen (Liên tu) rất nhiều, màu vàng chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen).

Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt sen, phần ngoài mỏng và cứng có màu lục tía. Phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dày, màu lục sẫm.

Hạt còn màng đỏ bên ngoài: Liên nhục.

Quả thu hái khi chín: Liên thạch.

Tâm sen là cây mầm trong hạt sen: Liên tâm. 

Gương sen đã lấy quả: Liên phòng.

Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống: Liên diệp.

Thân rễ thu hái quanh năm: Liên ngẫu. 

Đặc biệt, thành phần đang được đề cập chính trong bài viết là Liên tu – Nhị sen bỏ hạt gạo ở đầu.

Liên tu có tên khoa học là Stamen Nelumbinis, là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo rồi đem phơi khô. Từ lâu, nó đã được sử dụng làm thuốc và thực phẩm chức năng, có tác dụng chống loét, chống xuất huyết, giảm đau, chống tiêu chảy và tăng cường co bóp tử cung. Các công dụng này được cho là nhờ vào hoạt chất flavonoid có trong Liên tu.

3.1. Nhận biết dược liệu

Dược liệu này là nhị hoa khô. Bao phấn dài 1,2 – 1,5cm, màu nâu vàng nhạt, có 2 ngăn, phân chia theo chiều dọc, chứa các hạt phấn màu vàng trong đó. Các sợi nhỏ hơi dẹt và cong, dài 1 – 1,5cm, màu nâu vàng hoặc nâu, nhẹ.

3.2. Thu hái

Khi hoa sen nở vào mùa hè, nhị hoa được lấy và phơi khô trong bóng râm.

3.3. Thành phần hóa học

Trong Liên tu có chứa Tanin, flavonoid, 61 thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó có các hydrocacbon mạch thẳng 73%, limonen, linalol, terpinen-4-ol.

4.1. Hạ lipid máu

Các thành phần hoạt tính có tác dụng làm hạ lipid trong Liên tu chủ yếu là alcaloid. Nó ức chế sự liên kết của cơ chất và enzyme bằng cách gián tiếp thay đổi quá trình nhũ hóa của cơ chất.

Một nghiên cứu khác tin rằng flavonoid trong Liên tu cũng có chức năng điều hòa lipid máu nhất định, có thể làm giảm biểu hiện APN của gan và nồng độ LAP trong huyết thanh, cải thiện nồng độ lipid trong máu. Một số flovonoid, như (+) catechin, hyperoside, isoquercitin, astragalin… cho thấy hiệu quả lipolytic rõ rệt trên mô mỡ nội tạng chuột.

4.2. Thuốc nhuận tràng

Cellulose có trong Liên tu, với đặc tính giữ nước và thải sắt, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy khả năng giữ nước của cellulose có thể làm tăng thể tích và tốc độ đại tiện, giảm áp lực trực tràng, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Đồng thời, các nhóm hoạt động trên bề mặt của nó có thể hấp thu cholesterol, do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

4.3. Kháng khuẩn

Nước sắc Liên tu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, Bacillus proteus.

Liên tu có vị chát, tính ấm, quy vào 2 kinh tâm, thận, có tác dụng giữ tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết.

Công dụng:

Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ. Ngày dùng 5 – 10g, dạng thuốc sắc.

Liên tu chủ trị di tinh, đái són, bạch đới. Liều 4 – 12g, sắc uống.

Cơ thể suy nhược, táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng. Không dùng chung với Địa hoàng, hành, tỏi.

Liên tu đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu, giúp chống loét, chống xuất huyết, giảm đau… Tuy nhiên, bộ phận này của sen chưa được phổ biến giống như các thành phần khác. Bạn đọc nên tham khảo kỹ trước khi dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Công Dụng Và Cách Bảo Quản Của Hạt Sen Tươi

Hạt sen tươi

1. Công dụng của hạt sen tươi

Chữa mất ngủ

Trong hạt sen, tâm sen có tác dụng chữa mất ngủ rất tuyệt vời. Nhiều người ăn hạt sen với hy vọng sẽ cải thiện chứng mất ngủ nhưng vì tâm sen đắng nên loại bỏ. Thực tế, hạt sen chỉ có tác dụng chữa mất ngủ tốt khi còn tâm sen. Nếu trong trường hợp tâm sen đã bỏ đi rồi thì sẽ không còn tác dụng. Vì vậy để có giấc ngủ ngon, bạn có thể dùng không tâm sen cũng rất tốt.

Bồi bổ cho bà bầu và thai nhi

Theo nghiên cứu, trong hạt sen có chứa lượng lớn các loại protein, do đó nếu phụ nữ mang thai sử dụng loại hạt này thì sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Người ta đã tính rằng trong 100gam sen tươi sẽ có 162 gam calo; 30 gam gluxit; 9,5 gam protein và 1 số vitamin nhóm A, C… Các chất dinh dưỡng này giúp an thai, ngăn ngừa sảy thai và kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.

Điều hòa cholesterol và đường huyết

Trong hạt sen có lượng lớn chất xơ giúp điều hòa cholesterol và đường huyết. Vì vậy, nhiều bác sĩ khuyên các bệnh nhân mắc đái tháo đường nên dùng hạt sen ít nhất 3 lần/tuần.

Ngoài ra, thành phần alcaloid và isoquinoline trong tâm sen sẽ giúp mở rộng các mạch máu, từ đó hỗ trợ làm giảm huyết áp cao.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Đây là một loại thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Hiện nay, các loại thức ăn nhanh rất phổ biến khiến nhiều người bị các bệnh về đường tiêu hóa, như viêm loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón… Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa trong hạt sen có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.

Bảo vệ đường tiết niệu

Khi ăn hạt sen cơ thể sẽ tăng bài tiết melamin, đặc biệt là hợp chất palmitic acid methyl ester, giúp đường tiểu thông suốt, không bị lắng cặn.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Công dụng của hạt sen tươi

Trong y học cổ truyền Ấn Độ hoa sen, hạt sen, lá sen được tận dụng tối đa để chăm sóc da cũng như sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, photpho, sắt, vitamin A và C, được dùng thư giãn, hoặc tinh dầu sen được pha vào nước tắm, giúp khử tế bào chết và lưu thông khí huyết.

Nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, trị mụn trứng cá , mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng. Chất enzyme đặc biệt có trong hạt sen và củ sen có tác dụng phục hồi protein trong cơ thể con người và làm cho làn da luôn tươi sáng, trẻ trung.

2. Cách bảo quản hạt sen tươi

Bảo quản hạt sen tươi trong ngăn đá

Đầu tiên bạn cần lấy tâm sen ra để riêng. Hạt sen tươi sau khi mua về tách vỏ xanh, lấy phần hạt sen trắng bên trong, lưu ý không rửa lại với nước. Dùng dao cắt bỏ hai phần đầu nhọn, tiếp tục khía dọc thân hạt một cách nhẹ nhàng. Tiếp tục dùng tăm để lấy tâm sen ra.

Tiếp theo bạn chia nhỏ phần hạt sen đã tách tâm sen thành từng phần đủ dùng cho mỗi lần sử dụng, có thể bảo quản vào túi zip hoặc hộp nhựa rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi cần sử dụng thì chỉ cần lấy từng phần ra rã đông hoặc hấp lại rồi chế biến là được.

Hạt sen bảo quản theo cách này không bị thâm và còn giúp giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng có trong sen, hạt sen vẫn sẽ mềm, dẻo bùi, không bị thô cứng.

Cách bảo quản hạt sen

Bảo quản hạt sen tươi bằng cách phơi, sấy khô

Bạn cũng tiến hành tách tâm sen tương tự như bước ở trên. Sau đó mang hạt sen ra phơi nắng từ 3 đến 5 lần liên tục hoặc dùng máy sấy cho thật khô để hạt sen mất nước hoàn toàn rồi cất vào hũ, lọ kín đế dùng dần.

Trong thời gian sử dụng, thỉnh thoảng bạn nên đem hạt sen ra phơi nắng để tránh bị ẩm mốc.

Hấp hạt sen rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh

Hạt sen sau khi tách bỏ, bạn dùng xửng để hấp đến khi hạt chín mềm, lưu ý không đảo hạt để tránh bị nát. Sau đó bỏ vào hộp hoặc từng túi nhỏ rồi đem cấp đông thì sẽ giữ được màu trắng thơm, vị bùi ngọt, dẻo khi chế biến. Đây là cách bảo quản hạt sen được rất nhiều người ưa chuộng.

Ngâm nước muối, chần qua nước sôi và cấp đông

Một cách để bảo quản hạt sen sử dụng lâu được nhiều người áp dụng, đó là ngâm hạt sen với nước muối loãng rồi trần nhanh với nước sôi và cấp đông.

Hạt sen tươi mua về, bạn rửa qua với nước lạnh, mang đi ngâm cùng với nước muối loãng, sau đó vớt ra rửa sạch lại.

Đun nước sôi và cho thêm 1 muỗng cà phê muối vào, đem hạt sen chần nhanh khoảng 3 phút rồi vớt ra, cho vào thau nước đá lạnh, ngâm 10 phút. Cuối cùng chia hạt theo thành từng phần vừa ăn rồi mang đi cấp đông.

Topcachlam

Đăng bởi: Đậu Thái Bảo

Từ khoá: Công dụng và cách bảo quản của hạt sen tươi

Cây Ngải Tiên – Loại Thảo Dược Quý Và Công Dụng Chữa Bệnh Cực Hay

Giới thiệu về cây ngải tiên Tên gọi của cây ngải tiên

Cây ngải tiên có những tên gọi khác là cây bạch điệp, cây bạch yến, cỏ tai cọp, sa nhơn, bobo hay cây sẹ theo cách gọi của người Dao vùng Tả Phìn Hồ. Tên khoa học của cây ngải tiên là Hedychium coronarium Koenig và thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Nguồn gốc và phân bố địa lý

Cây ngải tiên có xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á bởi nó là loài cây ưa ẩm, phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Vì vậy, cây ngải tiên thường phân bổ và được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Malaysia, Úc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây ngải tiên thường được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn… nơi có những vùng núi cao từ 1400 mét đến 1800 mét.

Đặc điểm của cây ngải tiên

Đặc điểm hình thái của cây ngải tiên

Cây ngải tiên cũng có hình dáng tương tự như các loại thuộc họ gừng khác, đặc biệt là cây gừng ta. Nhưng ta có thể phân biệt cây ngải tiên với các loại họ gừng khác từ các đặc điểm của thân, lá, hoa, quả và rễ của cây ngải tiên.

– Thân cây: Cây ngải tiên có thể cao lên tới 1.5 mét, thuộc loại cây thân thảo có thân xốp và được bao bọc bởi các bẹ lá xanh dài.

– Lá cây: Lá cây có màu xanh, không có cuống, rộng khoảng 10cm và dài khoảng 40cm, hình dải mũi mác và mọc xen kẽ nhau trên thân, mặt trên lá nhẵn bóng còn mặt dưới có những lông nhỏ.

– Hoa: Cây ngải tiên mọc hoa màu trắng thành từng cụm ở phần ngọn cây, hoa có bốn cánh xòe ra như những cánh bướm rất đẹp. Ở giữa hoa sẽ thấy những nhụy hoa, một hoa có khoảng 1-2 nhụy. Đài hoa không có răng cưa, giống với tràng hoa có dạng ống dài, nhị hoa màu trắng.

– Quả: Quả của cây ngải tiên có màu vàng sậm khi chín.

– Rễ (củ): Củ cây ngải tiên nhỏ có vị cay và thơm, màu trắng, nhiều nhánh và nhìn giống như củ riềng.

Phân loại cây ngải tiên

– Cây ngải tiên trắng (cây bạch điệp): Đây là loại cây được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc để chữa bệnh.

– Cây ngải tiên hoa đỏ: Là cây ngải tiên có hoa màu đỏ, sống ở những nơi có vùng núi cao vừa khoảng 500 mét đến 600 mét như Hòa Bình…

– Cây ngải tiên hoa vàng: Cây có hoa màu vàng, thân và rễ màu đỏ, được tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc nước ta.

– Cây ngải tiên lông hoa trắng: Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng và Kon Tum.

– Cây ngải tiên lá bắc rộng: Cây có lá to hơn nhiều so với các loại khác, tìm thấy nhiều ở Sa Pa và có hình dáng rất giống với cây bạch điệp.

Công dụng của cây ngải tiên trong y học

Theo chúng tôi Bá Thị Châm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết. trong thân, rễ và hoa của cây ngải tiên là những bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc trong y học, có các công dụng sau:

– Thân rễ và quả cây ngải tiên có tác dụng chữa đau bụng lạnh, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, viêm lợi, viêm amidan. Nước được ép từ thân rễ và quả cây chữa hôi miệng, cảm sốt, đau nhức người, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Có thể uống và đắp thân rễ cây tươi để trị rắn cắn, các tổn thương do va chạm.

– Hoa được sử dụng để chiết xuất tinh dầu, có giá trị cao trong hương liệu.

– Rễ tươi chứa eucalyptol, là chất thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu và xua đuổi côn trùng.

– Quả cây ngải tiên được dùng để trị chứng dạ dày, chướng bụng, ăn uống không tiêu.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngải tiên

Chữa viêm đại tràng

Sử dụng cây ngải tiên để điều trị bệnh viêm đại tràng với liều lượng như sau:

Sắc 6gr – 12gr thân rễ cây ngải tiên khô cùng với 500ml nước, đun để lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml nước thuốc.

Sử dụng để uống hằng ngày trong 2-3 tháng.

Điều trị viêm lợi, viêm amidan, hôi miệng

Tinh dầu có trong cây ngải tiên có tác dụng chữa các bệnh về tai – mũi – họng và hôi miệng:

Rửa sạch và thái nhỏ phần thân và rễ của cây để sắc cùng với nước.

Nước thuốc nấu được lấy dùng để súc miệng hàng ngày, ngậm nước thuốc trong cổ họng và súc họng 5 phút khi súc miệng.

Hơi thở sẽ luôn thơm tho nếu sử dụng cách này để súc miệng và sau 1 tuần tình trạng viêm lợi, viêm amidan sẽ giảm rất nhanh.

Chữa bệnh xương khớp

Sử dụng các bài thuốc sau để chữa trị xương khớp, ngăn ngừa để bệnh xương khớp chuyển biến nặng hoặc thành bệnh mãn tính:

Ngâm rượu

Ngâm 20gr thân và củ cây ngải tiên khô với rượu khoảng 1 tháng.

Uống một chén nhỏ rượu thuốc mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng của nhức mỏi xương khớp.

Sắc nước uống

Lấy thân và rễ của cây ngải tiên, sau đó sắc với nước và uống từ 2-3 lần một ngày.

Sử dụng nước sắc hàng ngày trong 10-20 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Cách sắc nước khác là pha 2 muỗng cà phê bột thân, rễ cây ngải tiên với 1 cốc nước lọc để dùng uống hàng ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang lại hiệu quả cao với các triệu chứng bệnh còn nhẹ và nên sử dụng trong thời gian dài, còn với các tình trạng bệnh nặng chỉ có tác dụng hỗ trợ.

Trị bệnh về tiêu hóa

Các bài thuốc thường được sử dụng để điều trị là:

Phơi khô thân rễ cây ngải tiên rồi lấy 6 -12g đem sắc với 500ml nước, sắc đến khi lượng nước thuốc còn lại một nửa thì uống được, dùng để uống hằng ngày.

Tán mịn thân rễ phơi khô thành bột rồi pha với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày.

Dùng thân rễ ngải tiên khô, ý dĩ và hoài sơn với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó đem sắc với nước rồi uống hàng ngày để trị bệnh.

Kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đem lại hiệu quả cao.

Giảm sốt bằng cây ngải tiên

Hạ sốt nhanh chóng từ cây ngải tiên bằng các cách sau:

Cách 1 Giã nát thân và lá ngải tiên tươi, lá ngải cứu tươi mỗi loại 1 nắm nhỏ và 1 củ hành. Sau đó bọc vào khăn sạch và đắp lên trán.

Cách 2Giã nát thân, rễ ngải tiên cùng củ hành, thì là với liều lượng bằng nhau rồi bọc vào vải mỏng để đắp lên trán. Thực hiện đắp thuốc thường xuyên giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng.

Advertisement

Giảm chấn thương và điều trị rắn cắn

Sử dụng cây ngải tiên để điều trị vết thương do rắn cắn như sau:

Lấy rễ tươi của cây ngải tiên, sau đó đem giã nát rồi tách riêng phần bã và phần thuốc.

Sau khi sơ cứu vết thương thì dùng bã thuốc đắp lên và dùng gạc băng bó lại.

Phần nước thuốc còn lại dùng để uống. Áp dụng từ 2 – 3 lần vết thương sẽ nhanh liền và có thể loại hết độc tố ra khỏi cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng cây ngải tiên chữa bệnh

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải tiên

Dù cây ngải tiên có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng khi sử dụng nó cũng cần phải lưu ý những điều sau:

Khi điều trị bệnh bằng bài thuốc này không nên kết hợp chung với nhiều loại thuốc, vì có thể bị tương tác với các loại thuốc khác.

Thuốc phải sử dụng kiên trì trong thời gian nhất định mới có tác dụng thấy rõ.

Vì cây ngải tiên có hình dáng rất giống với các cây họ gừng khác nên trước khi sử dụng làm thuốc phải xác định chính xác đó là cây ngải tiên.

Ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để giải quyết kịp thời nếu cơ thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

Mua cây hoa ngải tiên ở đâu và giá bao nhiêu?

Cây ngải tiên được sử dụng phổ biến trong bài thuốc Đông y, do đó rất dễ tìm được cây hoa ngải tiên trong những hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y hay phòng chẩn trị y học cổ truyền…

Trên thị trường hiện nay bán cây ngải tiên khô có giá dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/1kg sấy khô.

Nguồn: suckhoedoisong

Bạch Linh Là Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Và Địa Chỉ Mua Giá Tốt

Một số món ăn bổ dưỡng từ nấm bạch phục linh

Bạch linh là gì?

Bạch linh là loại nấm mọc ký sinh xung quanh phần gốc của cây thông, được biết đến với những thông tin sau:

Tên gọi khác:

Phục linh, Nấm lỗ, Bạch phục linh.

Tên khoa học:

Poria cocos.

Tên dược liệu:

Sclerotium Poriae Cocos.

Họ:

Nấm lỗ.

Nhìn bề ngoài, quả nấm này thường có các dạng hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình thoi. Thể quả nấm nặng, cầm chắc tay. Thực chất nấm phục linh có hình khối, nặng trung bình 3 đến 5kg. Sở dĩ trong các bài thuốc Đông y chúng ta thấy nhắc đến các vị khá tương đồng như bạch phục linh, xích phục linh phục phần… là vì bản thân dược liệu này được chia thành nhiều phần chính, gồm:

Vỏ ngoài (phục linh bì) màu đen hoặc nâu, bề mặt vỏ có nhiều vết nhăn, lồi lõm, hơi xốp, có tính đàn hồi.

Phần lõi bên trong sau khi tách vỏ (phục linh khối) có màu hồng nhạt, trắng hoặc nâu nhạt.

Phần màu đỏ hoặc nâu nhạt (xích phục linh).

Phần màu trắng bên trong (bạch phục linh).

Phần thân nấm bám vào rễ cây thông (phục thần).

Bạch linh phân bố ở nơi rừng sâu có cây cổ thụ, mọc ở những nơi có độ cao trung bình, tập trung chủ yếu ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, loại nấm này được tìm thấy lần đầu tiên tại một số rừng thông ở Đà Lạt vào năm 1977. Tuy nhiên, số lượng dược liệu còn khá ít và chưa được khai thác nhiều. Do vây, phần lớn các sản phẩm bạch linh sâm chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.

Cách trồng, thu hoạch và bảo quản

Hiện nay, cây nấm bạch linh chủ yếu mọc tự nhiên trong rừng và có rất ít nơi trồng được loại nấm này. Kỹ thuật canh tác đòi hỏi có chuyên môn và kén đất nên khó có thể tự trồng tại nhà.

Người dân thường thu hái nấm vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Đây là thời điểm nấm đạt đến độ dinh dưỡng cao nhất trong năm. Sau khi thu hái cần được sơ chế đúng cách mới có thể giữ được tối đa dưỡng chất để sử dụng làm thuốc. Các bước bào chế dược liệu này để sử dụng làm thuốc cụ thể như sau: 

Nấm thu hái được loại bỏ đất.

Chất thành từng đống đợi cho khô phần nước, đến khi bề mặt nhăn lại.

Tiếp tục trải ra phơi gió cho khô hẳn.

Hoặc có thể thái nấm thành từng miếng cho nhanh khô.

Cách sơ chế trên sẽ giúp bảo quản sản phẩm bạch linh dược liệu tốt nhất. Ngoài ra, còn có một cách khác nữa cũng được một số người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

Nấm mới đào lên đem ngâm với nước sạch 1 ngày.

Rửa lại cho sạch hoàn toàn bụi, đất.

Gọt hết phần vỏ bên ngoài.

Cho nấm vào hấp rồi thái thành lát mỏng trứng 2-3cm.

Sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Để bảo quản được lâu, bạn nên để trong túi kín hoặc hũ thủy tinh có nắp, để nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời vì tia tử ngoại có thể làm thay đổi thành phần có trong dược liệu.

Bạch linh có tác dụng gì?

Bạch linh được biết đến với tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể chất và điều trị bệnh. Những tác dụng này đã được khoa học nghiên cứu và đưa ra kết luận dựa trên những thành phần hóa học có trong loại nấm này. Các chất được tìm thấy gồm: 

Các hợp chất triterpenoid.

Chất khoáng.

Beta-pachyman.

Protein.

Histamine.

Mỡ.

Gum.

Beta-pachymanase.

Adenine.

Lipase…

Theo đó, sản phẩm bạch linh có những công dụng chính là:

Bảo vệ tế bào gan.

Điều hòa huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp và huyết áp cao.

Giảm nguy cơ loét bao tử.

Tăng cường miễn dịch.

Ngăn chặn tế bào ung thư.

Lợi tiểu.

An thần, trị mất ngủ.

Trị viêm bàng quang.

Chướng bụng.

Trị ho có đờm.

Điều trị rối loạn nhịp tim.

Ức chế trực khuẩn, xoắn khuẩn, tụ cầu vàng.

Hồi phục sức khỏe ở người bệnh có thể trạng yếu, người vừa ốm dậy.

Cải thiện trí nhớ.

Trong Đông y bạch linh có vị ngọt, nhạt, tính bình. Khi vào cơ thể thì quy kinh Tỳ, Tâm, Thận và Phế. Công dụng chính là an thần, kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị, trừ thấp. Do đó được dùng để trị các bệnh như tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, khó ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt, yếu tim, hồi hộp, lo âu…

Bạch linh có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như bạch linh hoàn, tán và sắc. Tùy vào mục đích sử dụng mà dùng riêng hoặc phối hợp với cấc dược liệu khác nhau để bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh. Liều dùng được khuyến nghị bạn nên tham khảo là khoảng 6 đến 12gr mỗi ngày.

Món ăn bài thuốc chữa bệnh Bài thuốc trị bệnh từ nấm bạch linh

Trong Đông y, bạch linh có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để điều trị bệnh hiệu quả. Đây hầu hết là những bài thuốc rất dễ thực hiện, có thể áp dụng tại nhà.

Bài thuốc trị khó ngủ, mất ngủ

Để trị mất ngủ bạn làm như sau:

Chuẩn bị lượng bằng nhau các vị:

Bạch linh.

Long nhãn nhục.

Xương bồ.

Phục thần.

Viễn chí.

Chu sa.

Mật ong.

Thực hiện: 

Để riêng chu sa.

Các dược liệu khác tán thành bột mịn, trộn đều.

Cho mật ong vào làm thành viên hoàn.

Dùng chu sa làm vỏ ngoài.

Mỗi ngày dùng 10 đến 20gr, 2 lần mỗi ngày vào chiều và tối trước khi ngủ.

Bài thuốc trị tiểu ít, bị phù

Bài thuốc này thực hiện một trong các cách sau:

Cách 1:

Chuẩn bị:

10gr bạch linh.

10gr trư linh.

4gr nhục quế.

4gr bạch truật.

12gr trạch tả.

Thực hiện:

Toàn bộ dược liệu tán thành bột mịn.

Mỗi lần lấy 10gr sắc uống. 

Ngày 2 đến 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Cách 2: 

Phục linh 12gr.

Uất lý nhân 10gr.

Trạch tả 10gr.

Rửa sạch đem sắc uống hết toàn bộ trong ngày.

Ngày 1 thang.

Trị tiêu chảy

Dùng dược liệu này trị tiêu chảy có thể áp dụng các cách sau:

Cách thứ nhất:

Chuẩn bị:

10gr bạch linh sâm.

10gr bạch truật

10gr đảng sâm.

4gr sa nhân.

4gr mộc hương.

5gr nước gừng.

5gr trần bì.

5gr bán hạ.

3gr chích cam thảo.

Thực hiện:

Các vị trên mang tán thành bột mịn.

Trộn bột với nước gừng rồi viên bằng hạt đậu xanh.

Ngày dùng 4-8gr hoặc điều chỉnh lượng theo độ tuổi.

Cách thứ hai

Chuẩn bị:

Bạch linh, hạt sen, củ mài 80gr

Đảng sâm, ý dĩ, đậu ván trắng cùng lượng 80gr.

40gr cát cánh, trần bì

40gr sa nhân, chích cam thảo.

Hồ từ bột gạo tẻ.

Thực hiện:

Đậu ván trắng đem sao lên.

Tất cả tàn thành bột mịn.

Trộn với hồ rồi viên lại.

Ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 4-8gr.

Trị phù do suy nhược hoặc do mang thai

Để trị chứng bệnh này bạn thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị 250gr bạch linh, 60gr bột cám gạo.

Bạch linh tán nhuyễn trộn với bột cám gạo.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 10gr.

Trị phù thũng, tiểu tiện không thông

Chuẩn bị: 

24gr xích phục linh.

125gr xích thược.

20gr cam thảo.

20gr đương quy.

125gr chi tử.

Thực hiện: 

Tán thành bột mịn đối với các nguyên liệu trên, trộn đều.

Mỗi lần lấy 8gr hỗn hợp bột sắc với 1 chén nước giữ lại 8 phần.

Uống khi thuốc còn ấm.

Ngày 2 lần cho đến khi bệnh cải thiện.

Trị sôi bụng, đi ngoài, da vàng do tỳ hư có thấp

Bài thuốc này rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Bạch phục linh 12gr.

Phục linh 12gr.

Rửa sạch cho và sắc lấy nước.

Uống mỗi ngày 1 tháng trước bữa ăn.

Bài thuốc giúp an thần, ngủ ngon

Chuẩn bị: 

125gr phục thần (phần nấm bám vào rễ thông).

16gr trầm hương.

24gr nhân sâm.

Thực hiện: 

Nghiền dược liệu thành bột.

Làm thành viên hoàn.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4gr.

Trị tiêu chảy, tiểu khó, mỡ máu cao, phù nề ở người cao tuổi

Cháo nấu gạo với bạch linh để trị bệnh ở người cao tuổi rất đơn giản:

Chuẩn bị 15gr bạch phục linh, 100gr gạo tẻ.

Vo sạch gạo tẻ, cho vào nồi nấu nhuyễn.

Khi cháo chín, cho bột nấm vào đun cho sôi lại.

Thêm gia vị vừa ăn múc ra bát.

Ăn khi còn nóng.

Trị đau tức ngực do tràn dịch phổi, ho suyễn

Chuẩn bị 30gr bạch linh, 60gr gạo nếp.

Bạch linh tán mịn.

Gạo nếp vo sạch, đổ nước nấu thành cháo.

Khi cháo được ăn thì thêm bột bạch linh, đun sôi thêm 2 phút.

Nêm gia vị và ăn nóng.

Chia đôi lượng cháo thành 2 phần, ăn hết trong ngày.

Trị trúng gió, chóng mặt, nhức đầu

Khi bị trúng gió bạn thực hiện mẹo đơn giản sau:

Bột phục linh, thần khúc, men rượu nghiền thành bột trộn đều.

Ngày dùng 2 lần với nước ấm.

Bài thuốc trị phù thũng

Chuẩn bị 10gr bạch linh, 10gr tang bạch bì, 5gr mộc thông.

Rửa sạch các vị trên bằng nước.

Bỏ vào ấm, đổ nước sắc còn một nửa.

Chia lượng thuốc sắc được thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày.

Chữa phù nề toàn thân

Chuẩn bị: 

Phục linh 30gr

1 con cá chép.

50gr xích tiểu đậu.

Thực hiện:

Cá chép làm sạch cho vào nồi.

Thêm các vị vào hầm cùng.

Chắt lấy nước uống khi lúc ấm.

Trị viêm teo dây thần kinh

Bài thuốc bạn cần thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 

15gr là phục linh.

20gr bạch truật

250gr thịt lợn nạc.

300gr cà rốt.

Gừng tươi.

Thực hiện: 

Cà rốt, thịt lợn thái miếng vừa ăn.

Cho vào nồi, đổ thêm nước, gừng đập dập.

Dược liệu cho vào 1 túi vải buộc chặt, bỏ vào nồi nấu.

Hầm cho đến khi thịt chín nhục thì vớt túi dược liệu bỏ đi.

Múc canh ra bát ăn lúc ấm.

Ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong 5 đến 7 ngày bệnh sẽ giảm hẳn.

Kích thích tiêu hoá ở trẻ nhỏ biếng ăn, người gầy yếu

Chuẩn bị:

40gr phục linh.

280gr đường trắng.

100gr mật ong.

40gr đảng sâm.

40gr kiếm thực.

40gr liên nhục.

40gr củ mài.

300gr gạo tẻ.

300gr gạo nếp.

Thực hiện: 

Để mật và đường riêng.

Những vị còn lại đem tán bột mịn.

Thêm mật, đường vào trộn đều. 

Hấp chín rồi cắt thành miếng vuông 3cm.

Cho trẻ ăn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Bài thuốc trị di niệu và di hoạt tinh ở nam giới

Nam giới bị chứng di tinh thực hiện món ăn bài thuốc sau sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Chuẩn bị:

60gr bạch linh.

30gr sa nhân.

100 đến 150gr thịt dê.

Thực hiện: 

Sa nhân, bạch linh tán mịn.

Ướp bột với thịt dê rồi nướng.

Ăn khi nóng uống kèm 1 ít rượu.

Giảm chứng phong thấp do nhiệt tý hoặc thấp tý

Bài thuốc trị phong thấp cần kết hợp các nguyên liệu và làm như sau:

Chuẩn bị:

Bạch linh 120gr.

Sài hồ 120gr.

Phòng phong 100gr.

Kinh giới 100gr.

Cam thảo 80gr.

Khương hoạt 80gr.

Xuyên khung 80gr.

Độc hoạt 80gr.

Cát cánh, tiền hồ, chỉ xác cũng 80gr mỗi vị.

Thực hiện: 

Các vị trên phơi khô, tán mịn như bột, trộn đều.

Mỗi ngày dùng 2 lần với nước đun sôi để nguội.

Người lớn 10gr mỗi lần.

Trẻ nhỏ 5gr.

Trị suy nhược cơ thể

Người có thể trạng gầy yếu, mệt mỏi thực hiện bài thuốc sau:

Chuẩn bị:

12gr bạch phục linh.

12gr trạch tả.

12gr mẫu đơn.

16gr hoài sơn.

16gr sơn thù.

32gr thục địa.

Thực hiện: 

Các vị tán thành bột mịn rồi chế thành viên.

Mỗi ngày dùng từ 20 đến 30gr.

Bạch giới tử là gì? Những công dụng trị bệnh tuyệt vời không phải ai cũng biết

Trị tiêu chảy vàng da

Đây vừa là món ăn vừa là bài thuốc có công dụng trị tiêu chảy rất hiệu quả. Cách làm như sau:

Chuẩn bị 20gr bột phục linh, 100gr ý dĩ, 50gr xích tiểu đậu, gạo.

Rửa sạch nguyên liệu, gạo vo sạch.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước nấu thành cháo.

Cháo nhừ thì cho thêm đường vừa ăn.

Áp dụng trong 2-3 ngày sẽ thấy cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Bài thuốc bồi bổ thể trạng, nâng cao sức khoẻ

Áp dụng thường xuyên bài thuốc sau sẽ giúp bạn nâng cao sức khoẻ và cải thiện thể trạng gầy yếu.

Chuẩn bị: 

Bạch linh dược liệu 16gr.

Phụ tử, trạch tả và mẫu đơn mỗi vị 8gr.

Nhục quế 12gr.

Hoài sơn 16gr.

Sơn thù 16gr.

Thục địa 24gr.

Thực hiện: 

Nguyên liệu tán thành bột rồi làm thành viên hoàn. 

Dùng 20 đến 30gr bột mỗi ngày với nước ấm.

Hoặc đem nguyên liệu sắc nước uống như thuốc thang.

Bài thuốc nâng cao sức khỏe ở người cao tuổi và người suy nhược lâu ngày

Người cao tuổi sức khoẻ giảm sút thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 

Bạch linh 12gr.

Nhục quế 4 đến 8gr.

Bạch truật 12gr.

Đảng sâm 16gr.

Hoàng kỳ 12gr.

Cảm thảo 8gr.

Xuyên khung 8gr.

Thục địa 20gr.

Bạch thược 12gr.

Đương quy 12gr.

Mật ong.

Thực hiện: 

Hoàng kỳ đem sao lên.

Tất cả đem đi tán thành bột.

Trộn hỗn hợp bột mịn với mật ong làm thành viên hoàn.

Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20gr.

Trị tỳ hư thấp trệ

Chuẩn bị lượng bằng nhau các vị:

Bạch linh bì.

Trần quất bì.

Tang bạch bì.

Đại phúc bì.

Sinh khương bì.

Thực hiện: 

Tán các vị trên thành dạng bột mịn.

Mỗi ngày lấy 8-12gr uống cùng nước sôi để nguội.

Trị chứng bạch đới do thấp nhiệt

Nguyên liệu và cách thực hiện bài thuốc này rất đơn giản gồm:

Chuẩn bị lượng vừa đủ bạch linh, kiếm thực.

Tán cho thật mịn.

Trộn với mật ong viên lại.

Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 10gr với nước muối loãng.

Cải thiện đau nhức chân tay do phong hàn thấp tý

Cải thiện đau nhức chân tay do lạnh bạn áp dụng công thức sau:

Chuẩn bị: 

Bạch linh 10gr.

Đảng sâm 10gr.

Thục phụ tử 10gr.

Thược dược 10gr.

Bạch truật 10gr.

Thực hiện: 

Nguyên liệu trên đem rửa sạch cho hết bụi bẩn.

Cho thục phụ tử đun sôi 10 phút.

Sau đó cho các dược liệu còn lại vào đun cho đến khi cạn còn ⅓ lượng nước.

Đổ thuốc ra bát uống khi ấm.

Một số món ăn bổ dưỡng từ nấm bạch phục linh

Không chỉ được sử dụng như một dược liệu trị bệnh, nấm bạch linh còn được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình. Những món ăn này dễ thực hiện nhưng rất ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số cách chế biến món ăn từ nấm sau đây.

Đậu rồng xào nấm

Món ăn này cần các nguyên liệu gồm:

80gr nấm bạch linh.

100gr đậu rồng.

1 củ cà rốt vừa.

50gr ngô non.

1 thìa cafe boa – rô băm.

1 thìa cà phê dầu hào.

2 thìa hạt nêm.

1 thìa đường.

1 thìa dầu ăn.

Cách chế biến:

Ngâm nấm với nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra rửa thật sạch.

Cắt nấm, đậu rồng thành miếng vừa ăn.

Cà rốt cắt khoanh mỏng, có thể tỉa hoa cho đẹp mắt.

Ngô non chẻ đôi, miếng to thì cắt chéo.

Làm nóng chảo, thêm dầu ăn và hành phi cho dậy mùi thơm.

Tiếp tục cho cà rốt, đậu rồng, bắp non vào đảo đều.

Khi các nguyên liệu chín vừa thì thêm nấm và gia vị vào đảo đều tay.

Lưu ý: Nấm bạch linh rất nhanh chín nên cần đảo nhanh tay, xào với lửa to để đảm bảo độ giòn ngon cho món ăn.

Nấm bạch phục linh sốt bào ngư

Món ăn này được coi là sự kết hợp dinh dưỡng cao cấp bởi cả bào ngư và nấm đều vô cùng tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị:

250gr nấm bạch linh.

100gr bong bóng cá.

4 thìa canh nước sốt bào ngư. 

1 bát nước dùng.

100gr cải thìa.

2 thìa cafe bột năng

1 thìa hạt nêm.

1 thìa bột ngọt. 

 1/2 thìa cafe muối.

1 thìa đường.

 1 thìa dầu ăn.

Cách chế biến:

Bạn mua sản phẩm bạch linh đã sơ chế, lấy 2 tai nấm thái lát mỏng.

Bong bóng cá chiên với dầu cho phồng lên rồi vớt ra ngâm nước lạnh 10 phút. Sau đó luộc sơ với 1 lát gừng, rượu để khử mùi tanh. Rửa lại với nước, để ráo, thái miếng vừa ăn.

Cải thìa rửa sạch với nước muối loãng, trần qua với nước sôi, vớt ra ngâm trong đá lạnh để giữ màu xanh cho rau.

Làm nóng chảo, cho dầu vào xào sơ bong bóng cá, nấm.

Đổ nước dùng, nước sốt bào ngư đun sôi.

Pha bột năng với nước, đổ từ từ vào nồi, khuấy đều tay.

Thêm gia vị vừa ăn, xào đến khi nước dùng sệt lại thì tắt bếp..

Thịt bò xào nấm phục linh

Đây là món ăn rất quen thuộc của nhiều gia đình, cách làm cũng rất đơn giản. Bạn thực hiện như sau:

50gr nấm bạch phục linh rửa với nước muối loãng, cắt bỏ phần chân nấm, thái lát.

100gr thịt bò rửa sạch thái miếng mỏng vừa ăn.

Cà rốt thái khoanh tròn mỏng.

Cho dầu ăn, tỏi băm vào chảo nóng, phi thơm rồi cho cà rốt, nấm vào xào chín xúc ra đĩa để riêng.

Thịt bò xào chín, đổ nước bột năng vào đun cho đến khi sệt lại.

Đổ nấm, cà rốt vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn.

Những bài thuốc, món ăn từ nấm bạch linh đều rất bổ dưỡng, dễ áp dụng tại nhà và đem lại hiệu quả trị bệnh cao. Sử dụng đều đặn, đúng cách sẽ giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh.

Những kiêng kỵ khi dùng bạch linh dược liệu

Bạch linh rất bổ dưỡng, hoàn toàn lành tính, cách chế biến thành thuốc cũng như nấu các món ăn đều rất đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên lưu ý một vài điểm sau.

Người mắc chứng tiểu quá nhiều, nam giới bị di tinh do hư hàn, người bị sa dạ dày, trực tràng, thoát vị nên hạn chế dùng bạch linh. Khuyến nghị bạn chỉ nên sử dụng với một lượng rất nhỏ.

Khi đang dùng bạch linh và một số vị khác để trị bệnh cần tránh dùng giấm.

Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào.

Sử dụng bài thuốc Đông y nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có hiệu quả tốt nhất.

Người có biểu hiện bệnh nặng nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để tìm hiểu đúng nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn.

Tìm mua bạch linh ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng không được sơ chế và bảo quản đúng cách sẽ gây tổn hại cho sức khỏe.

Bạch linh đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong Đông y để điều trị bệnh. Bằng cách áp dụng những bài thuốc, món ăn và tuân thủ các nguyên an toàn khi sử dụng sẽ đem lại sức khỏe tốt cho chúng ta.

Mua nấm bạch linh chất lượng ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bạch linh là vị thuốc quý không dễ có ồ ạt trên thị trường. Đây là dược liệu có giá thành đắt đỏ, do đó câu hỏi bạch linh giá bao nhiêu, mua ở đâu chất lượng là thắc mắc của rất nhiều người. 

Hiện nay, sản phẩm bạch linh dược liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam chỉ mới tìm thấy cây tự nhiên ở một số tỉnh như Hà Giang, Lâm Đồng, Gia Lai…

Tuy nhiên, đến năm 2023, Trung tâm dược liệu Vietfarm đã nghiên cứu điều kiện sinh trưởng của loại dược liệu này, tìm vùng đất có thổ nhưỡng phù hợp để trồng dược liệu và quyết định chọn Hà Giang làm vùng chuyên canh nuôi trồng và bảo tồn nấm bạch linh.

Vườn trồng dược liệu của Vietfarm đạt tiêu chuẩn quốc tế về quy trình nuôi trồng đạt chuẩn GACP-WHO, sử dụng hệ thống tưới tiêu và bón phân hữu cơ để đảm bảo độ lành tính, nguyên sơ của dược liệu. Thêm vào đó, hệ thống thiết bị dùng trong sơ chế và bảo quản dược liệu cũng được ưu tiên để đưa những sản phẩm tốt nhất ra thị trường.

Hiện nay, trên thị trường đang bán sản phẩm bạch linh với giá dao động trong khoảng 340-380 nghìn đồng/1kg. Vietfarm cung ứng dược liệu bạch linh sấy khô có 100% nguồn gốc tự nhiên với mức giá 175 nghìn đồng/500gr.

Bạch linh là vị thuốc quý trong Đông y, biết sử dụng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh mà không phải loại dược liệu nào cũng có được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi tìm mua các sản phẩm bạch linh vì rất dễ mua phải hàng giả, làm nhái, có thể gây hại đến sức khỏe.

Cách Điều Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả

Hiện nay, do thói quen trong sinh hoạt, ít vận động và ngồi lâu, ngồi nhiều mà mọi người thường rất hay gặp bệnh trĩ, bệnh gây ra nhiều khó chịu, rắc rối và trở ngại cho cuộc sống. Có 2 cách điều trị bệnh trĩ chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng bệnh mà bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

– Phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ như là trĩ nội cấp I (khi đi cầu ra máu, búi trĩ – cục thịt thừa chưa sa ra ngoài) và cấp độ II (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng sau khi đi cầu xong, búi trĩ tự thụt vô).

– Điều trị nội khoa bạn cần ngâm hậu môn trong nước ấm từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần tầm 10 phút, kết hợp sử dụng thuốc đặt hậu môn trị trĩ như là: Proctolog, thuốc tăng cường chức năng thành mạch như Tottri, Viên giấp cá…, thuốc bôi trị trĩ như: Cotripro Gel

– Chế độ ăn hằng ngày nên có nhiều rau củ quả, ngũ cốc, bột mì, uống nhiều nước để bổ sung chất xơ, chất làm mềm phân cho cơ thể.

– Khi đi đại tiện nên hạn chế rặn tối đa để tránh búi trĩ sa ra ngoài.

– Lưu ý, chảy máu trực tràng – hậu môn chưa chắc là trĩ, để xác định chính xác dấu hiệu ra máu có là trĩ để áp dụng cách điều trị trên hay không, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện thăm khám kỹ càng.

Sử dụng các thủ thuật

1. Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ thực hiện bằng cách bơm 1 – 2 ml chất làm xơ (phenol 5%, polidocanol, urea hydrochloride, quinine) bằng kim tiêm dưới lớp niêm mạc búi trĩ để tạo xơ, ngăn cho máu không lưu thông tới vị trí này, làm cho búi trĩ teo đi và từ từ biến mất. Thủ thuật này được dùng trị trĩ nội cấp độ II, III, không sử dụng cho trường hợp máu khó đông, tiểu đường, người bị viêm đại trực tràng…

2. Áp dụng cách thắt dây chun làm rụng búi trĩ, cho bệnh trĩ nội cấp độ I và II, tuyệt đối không sử dụng cho trĩ nội cấp độ III, IV. Sau khi thắt dây chun, từ ngày thứ 6 – 10 người bệnh có thể bị chảy ít máu. Bác sĩ sẽ báo trước cho người bệnh ngày trĩ rụng, trong quá trình thắt dây chun, nếu cảm thấy bị đau, sốt, bí tiểu cần đến bệnh viên thăm khám lại vì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đáy chậu.

3. Ngoài ra còn có thủ thuật quang đông hồng ngoại cũng thích hợp dùng cho trĩ nội cấp độ I, II và đốt laser búi trĩ khi điều trị trĩ nội cấp độ II.

– Dù áp dụng thủ thuật nào, bạn cũng nên điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thủ thuật tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Sử dụng cách phẫu thuật

1. Phẫu thuật theo phương pháp Feguson, Miliant Morgan, White heatcắt búi trĩ trực tiếp, thường áp dụng cho trĩ nội cấp độ III (búi trĩ sa ra ngoài nhiều, đi cầu xong cần dùng tay ấn búi trĩ mới thụt vào), IV (búi trĩ ở ngoài hậu môn “thường xuyên” gây khó chịu cho người bệnh), trĩ hỗn hợp – trĩ biến chứng.

Ưu điểm: Cắt búi trĩ trực tiếp, nhanh chóng, không còn cảm giác búi trĩ “cọm, cọ” khi di chuyển, sinh hoạt ngay sau khi phẫu thuật.

Khuyết điểm: Khi sử dụng phương pháp này, phần đệm ống hậu môn sẽ bị cắt bỏ mất dễ gây ra tình trạng són phân sau này cho người bệnh. Ngoài ra còn dễ làm tổn thương đến các đầu mút thần kinh nằm ở khu vực ống hậu môn kéo dài thời gian đau đớn cho người bệnh.

2. Phẫu thuật theo phương pháp Longo được chỉ định áp dụng cho trĩ nội cấp độ II, III, trĩ vòng. Trong phương pháp này người ta dùng 1 công cụ khâu vòng cắt bỏ 1 khoanh niêm mạc búi trĩ tầm 2 – 5 cm trên đường lược rồi đặt đinh rập khâu lại niêm mạc, những mạch máu đi đến búi trĩ bị khâu cắt, mục đích là làm búi trĩ teo nhỏ, giảm kích cỡ.

Ưu điểm: Ít đau, người bệnh chỉ cần ở lại bệnh viện 1 – 2 ngày sau mổ là có thể ra về và trở lại sinh hoạt sớm.

Khuyết điểm: Giá cả cao vì giá máy bấm nối chuyên dụng cao, phương pháp này khó xử lý những trường hợp trĩ hỗn hợp có kèm theo sa niêm mạc trực tràng nhiều.

3. Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ có sự hướng dẫn của thiết bị siêu âm Doppler, dành cho trĩ nội cấp độ I – III. Phương pháp này cũng có mục đích làm teo búi trĩ và nó tập trung vào việc cắt nguồn động mạch chạy dưới niêm mạc búi trĩ. Thiết bị Doppler xác định vị trí động mạch trĩ, sau đó bác sĩ thắt động mạch trĩ bằng mũi khâu 2 – 3 cm trên đường lược, búi trĩ sa được cố định vào trong ống hậu môn bằng đường khâu vắt dọc theo ống hậu môn.

Ưu điểm: Phẩu thuật đơn giản, hiệu quả, có độ an toàn cao và ít gây đau sau mổ.

Khuyết điểm: Các mạch trĩ dễ bị bỏ sót khi phẫu thuật theo phương pháp này.

Qua những cách điều trị bệnh trĩ này, Dược An Khang mong rằng bạn đã hiểu thêm về việc trị trĩ và có định hướng cách trị trĩ phù hợp nhất với mình.

Vô Vàn Công Dụng Chữa Bệnh Từ Thứ Nước ’Thần Kỳ’ Trong Thân Cây Chuối

Cây chuối là loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận từ thân, lá cho đến buồng, thế nhưng bạn có biết phần nước trong thân cây chuối cũng uống được và có nhiều lợi ích cho sức khỏe không?

Nước thân cây chuối là phần nước được chuối hấp thụ vào trong thân để cung cấp nước cho cây, phần nước này vô cùng sạch sẽ, tinh khiết và giàu chất dinh dưỡng vì đã được lọc qua các lớp màng mỏng trong thân cây chuối.

Phần nước từ thân cây chuối này có một vị ngọt nhẹ rất tự nhiên, nhiều bạn nghĩ là nước trong thân chuối sẽ có nhiều mủ và có thể bị chát tuy nhiên riêng phần nước này lại rất thanh và dịu. Đặc biệt nếu bạn pha nước từ thân chuối với đường phèn thì sẽ uống vô cùng ngon miệng đấy.

Nước nhựa từ thân chuối hột: Nước nhựa là phần nước đầu tiên chảy ra khi ta cắt bỏ đi một phần nào đó của cây chuối. Nước nhựa chuối có màu vàng hơi đục vì đây là loại nước hổn hợp giữa nhựa và nước trong thân

Nước rỉ ra từ cây chuối hột: Đây là loại nước thứ 2 là chảy ra từ thân cây chuối hột. Phần nước chảy này có vị thanh mát khá dễ uống. Ban có thể dùng ống nứa đâm sâu vào cây chuối hột để thưởng thức loại nước này/

Nước ép từ thân chuối hột: Loại nước từ thân chuối hột thứ 3 là nước ép từ thân cây chuối hột. Loại nước này được lấy bằng cách chặt lấy một đoạn thân, bóc bỏ phần vỏ già, hỏng bên ngoài sau đó khoét một lỗ to ở ben trong cây chuối và chờ nước nổi lên để lấy.

Nước sắc từ thân chuối hột: Với loại này, bạn chỉ cần chuẩn bị một đoạn chuối hột tươi, bóc bỏ lớp vỏ già, rửa sạch sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa phải.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền) cho rằng “nước ép thân cây chuối rất tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc… đặc biệt cung cấp nước cho cơ thể, giải rượu rất tốt cho người bị say rượu”.

Giảm rụng tóc: Bạn có thể dùng nước nhựa lấy từ cây chuối để bôi vào vùng da đầu hàng ngày, bôi kỹ vào vùng da thưa tóc. Các chất trong nhựa chuối sẽ ngăn rụng tóc và kích thích việc mọc lại tóc con.

Tán sỏi thận, mật, bàng quang: Chuối hột đặc biệt hiệu quả trong việc tán sỏi thận, mật, bàng quang. Bạn chỉ cần lấy nước chảy ra từ thân cây chuối hột và uống một chén vào buổi sáng sớm từ 1 – 2 tháng thì sẽ mang liệu hiệu quả bất ngờ

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Với bệnh nhân tiểu đường thì chỉ cần lấy một chén nước rỉ ra từ thân cây chuối hột, uống vào buổi sáng lúc bụng đói. Nước chuối sẽ làm ổn định lượng đường trong máu để ngăn bệnh tăng nặng, biến chứng.

Giải quyết tình trạng nóng quá phát cuồng: Người mệt mỏi vì nắng nóng thì có thể lấy nước chảy ra từ thân cây chuối uống để giải nhiệt. Khi uống có thể cho thêm một chút đường để hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh: Theo y học Ấn Độ thì nước nhựa của cây chuối hột có thể dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thần kinh như icteria và động kinh.

Giảm cân: Với những bạn muốn giảm cân thì nước từ thân chuối hột là giải pháp tuyệt vời. Bởi trong nước ép thân chuối có một số hoạt chất có khả năng đốt cháy calo và luôn tạo cho dạ dày có giảm giác no.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày: Không chỉ loại bỏ axit dạ dày dư thừa, nước ép từ thân cây chuối hột còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy ở thành trong của dạ dày và hàn gắn các vết loét ở dạ dày và bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi tình trạng viêm nhiễm.

Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu: Nước từ thân chuối hột cũng có khả năng tiêu viêm hiệu quả. Do đó, nó còn được dùng trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Hạ huyết áp: Người bị cao huyết áp cũng có thể dùng nước từ thân chuối hột. Bởi thực tế đã chứng minh rằng nước ép thân chuối hột có khả năng điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt với bệnh nhân cao huyết áp.

Tăng cường hệ miễn dịch: Không chỉ quả chuối mà nước ép từ thân cây chuối hột cũng chứa hàm lượng kali cao. Do đó, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.

Cầm máu: Chất làm se trong nước từ thân chuối có tác dụng làm đông máu. Do đó, nếu bị chảy máu ít ít thì bạn có thể dùng ngay nước từ thân chuối hột để rửa vết thương.

Dụng cụ chuẩn bị

Dao

Cưa

Thau

Bọc ni lông

Cách lấy nước từ thân chuối

Bước 2 Sau khi đã cưa xong thì bạn dùng một chiếc dao khác để nạo phần thân chuối, bạn hãy nạo từ phần củ hũ của cây và nạo sâu khoảng 3 thước.

Mẹo nhỏ: Bạn càng nạo xuống sâu thì phần nước thu được từ cây chuối sẽ càng nhiều hơn đấy.

Bước 3 Bạn dùng bọc ni lông để bọc phần miệng của cây chuối lại, dùng một vật nặng đè lên và để qua một đêm.

Sau một đêm thì nước trong cây chuối sẽ đầy ắp đến phần mặt cắt, bạn chỉ cần múc phần nước này ra thau, cho vào một chút đường phèn rồi khuấy đều là có thể thưởng thức được rồi.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về cà gai leo – tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe con người.

Nguồn: Báo dân sinh

7-Dayslim

Cập nhật thông tin chi tiết về Liên Tu: Công Dụng Trị Bệnh Của Nhị Sen trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!