Bạn đang xem bài viết Hai Nhà Thờ Có Kiến Trúc Đẹp Ở Đà Lạt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhà thờ chính tòa và nhà thờ Domaine de Marie có kiến trúc đẹp, hằng ngày thu hút rất nhiều du khách ghé qua.
Hai nhà thờ có kiến trúc đẹp không thể bỏ khi đến du lịch Đà LạtNhà thờ chính tòa với tên gọi đầy đủ là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicola Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà (vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là nhà thờ lớn nhất tại Đà Lạt nằm trên đường Trần Phú, là một trong những kiến trúc tiêu biểu của thành phố do người Pháp xây dựng. Từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhà thờ chính tòa nổi bật với tháp chuông lớn và cao.
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65 m, rộng 14 m, tháp chuông cao 47 m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Khuôn viên của nhà thờ được cắt tỉa cây gọn gàng và trồng nhiều hoa, là một điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước.
Khuôn viên phía ngoài sân của nhà thờ, trồng nhiều cây thông, một loài cây đặc trưng của Đà Lạt.
Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là nhà thờ Vinh Sơn, nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930, đến năm 1943 được xây lại với một kiến trúc khác.
Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính. Hệ thống mái có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ.
Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, thành lập tại Pháp. Sau năm 1975, ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh…
Khu vực lễ đường của nhà thờ. Cuối tuần các trẻ em mồ côi sẽ được dạy học hát ở đây.
Khuôn viên bên trong Nhà thờ Domaine de Marie.
Theo Tuấn Đào/Ngôi Sao
Đăng bởi: Thiên Ân Trương
Từ khoá: Hai nhà thờ có kiến trúc đẹp ở Đà Lạt
Nhà Thờ Con Gà, Công Trình Tôn Giáo Với Kiến Trúc Độc Đáo
1. Một số thông tin về nhà thờ con gà
1.1 Lịch sử của nhà thờ con gàTên chính thức của nhà thờ là: Nhà thờ chánh tòa thánh Nicholas Bari (hay nhà thờ thánh tòa Đà Lạt)
Khởi đầu của nhà thờ chỉ là một công trình dưỡng viện và nhà nguyện dành cho các vị linh mục nghỉ ngơi vào năm 1917. Tới năm 1923, một nhà thờ rộng 8 mét, dài 16 mét được xây dựng cho các giáo dân của Giáo phận Đà Lạt. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của Đà Lạt và số lượng giáo dân càng đông, nhà thờ đầu tiên nhanh chóng bị quá tải. Cha sở Họ đạo Đà Lạt lúc bấy giờ là cha Céleste Nicolas đã xin phép xây dựng thêm 2 nhà thờ mới, 1 trong hai nhà đó chính là nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt bây giờ.
Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt được chính thức khởi công vào 9h sáng ngày 19/071931. Giám mục người Pháp, Colomban Dreyer là người đã đặt viên đá đầu tiên cho nhà thờ. Công trình xây dựng được chia ra làm nhiều giai đoạn, kéo dài 11 năm, tới ngày 25/01/1942 thì mới chính thức khánh thành.
1.2 Đường đi đến nhà thờ con gà 1.3 Vì sao lại có tên gọi nhà thờ con gàNếu từ dưới sân nhìn lên điểm cao nhất của nhà thờ, du khách sẽ nhìn thấy một chi tiết thiết kế rất đặc biệt.
Đứng chễm chệ ngay trên đỉnh tòa tháp chuông nhà thờ, là một chú gà trống được làm từ kim loại. Chính vì chú gà này, thay vì cái tên nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt, người dân địa phương ở đây vẫn hay ưu ái gọi nhà thờ bằng một tên gọi khác, đó chính là nhà thờ con gà.
Con gà được làm bằng hợp kim nhẹ, bên trông rỗng còn bên ngoài được mạ một lớp đồng. Nhìn từ dưới lên, con gà trông khá nhỏ nhưng có chiều dài tới 66 cm và chiều cao 58 cm. Vì thiết kế nhẹ, con gà trên đỉnh tháp có thể xoay trên một trục bạc đạn theo hướng gió. Nhiều người vẫn lầm tưởng chức năng của chú gà là để dự đoán thời tiết nhưng nguyên do chính là vì con gà ở trên cao, gió mạnh nên người ta phải để chú gà xoay theo chiều gió để tránh gãy đổ.
Còn nếu bạn thắc mắt vì sao lại dùng hình tượng của chú gà trống cho nhà thờ.
Lý do đầu tiên, chú gà trống xứ Gaulle chính là linh vật biểu tượng của nước Pháp.
Lý do thứ 2, con gà cũng là biểu tượng của sự sám hối, trong một đoạn kinh Tân Ước, chúa Jesus đã khiển trách thánh Peter “Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần…”.
2. Điều gì thu hút du khách đến với nhà thờ con gà
2.1 Kiến trúc độc đáoNhà thờ được xây dựng dựa theo kiểu mẩu của các nhà thờ công giáo Roman tại Châu Âu. Chiều dài và chiều rộng của nhà thờ lần lượt là 65 mét và 14 mét. Nếu từ trên cao nhìn xuống, công trình nhà thờ có hình dạng như một cây thánh giá khổng lồ.
Cả hai mặt bằng và mặt đứng của nhà thờ đều có thiết kế theo kiểu đối xứng nhau theo lối cổ điển. Các họa tiết điêu khắc trang trí ở trên tháp chuông, mặt đứng của nhà thờ đều phỏng theo hình mẫu nguyên gốc của các nhà thờ Châu Âu. Tòa tháp chuông là kiến trúc nổi bật nhất của nhà thờ, tòa tháp cao 47 mét, từ đỉnh tháp có thể nhìn toàn cảnh 360 độ của thành phố Đà Lạt.
Thánh điện nhà thờ được chia thành 3 gian, gồm một gian lớn ngay trung tâm và hai gian phụ ở hai bên. Bên trong là 70 tấm kính màu trang trí do xưởng Louis Balmet của Pháp chế tác vô cùng đẹp mắt, tạo ra một không gian huyền bí.
2.2 Một trong những nhà thờ lớn, quan trọng nhất tại Đà LạtĐây là một trong những nhà thờ lớn nhất của thành phố Đà Lạt. Mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ, nhà thờ luôn tổ chức ít nhất 2 buổi lễ, tiếp đón hàng trăm giáo dân. Riêng vào ngày chủ nhật cuối tuần, nhà thờ cửa mở cửa từ sáng tơi chiều với 5 buổi cử hàng lễ.
2.3 Nhà thờ con gà vào thời điểm giáng sinhVào những ngày lễ giáng sinh, nhà thờ thu hút hàng trăm giáo dân và du khách tới tham quan. Đây là thời điểm nhà thờ được trang hoàng đẹp nhất với cây thông giáng sinh, tượng thiên thần, hàng trăm bóng đèn neon… để tạo ra một quang cảnh rực rỡ, nhất là vào ban đêm.
3. Một số lưa ý khi tham quan nhà thờ
Giờ mở cửa làm lễ:
Ngày thường: 5h 15, 7h15
Ngày Chủ Nhật: 5h 15, 7h00, 8h30, 16h00, 18h00
Đây là điểm tham quan miển phí
Nên tránh tham quan vào giờ làm lễ
Trong quá trình tham quan nên chú ý giữ trật tự
4. Một số nhà thờ khác tại thành phố Đà Lạt
Nhà thờ Domaine De Marie
Nhà thờ Du Sinh
Nhà thờ Vạn Thành
Nhà thờ Thánh Tâm
5. Một số điểm đến gần nhà thờ con gà
Chợ Đà Lạt
Quảng trường Lâm Viên
Đăng bởi: Thông Nguyễn
Từ khoá: Nhà thờ con gà, công trình tôn giáo với kiến trúc độc đáo
Nhà Thờ Đá Sapa: Công Trình Kiến Trúc Cổ Giữa Lòng Thành Phố
1. Đôi nét về nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sapa được khởi công xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 (năm 1935). Đây là một công trình kiến trúc của người Pháp dựng lên và cho đến nay nó cũng là dấu ấn duy nhất còn nguyên vẹn của người Pháp tại nơi này.
Ảnh: Sưu tầm
Nhà thờ có tổng diện tích 6000m2 và toạ lạc ở vị trí rất đắc địa khi nằm tựa lưng vào núi Hàm Rồng hùng vĩ.
Mặc dù trải qua bao nhiêu năm cùng hàng ngàn biến cố trong thời đại nhưng nhà thờ đá Sapa vẫn giữ được vẻ nguyên dạng và nét đẹp hiên ngang của nó giữa trung tâm thành phố.
Nhà thờ còn được du khách gọi với nhiều cái tên như nhà thờ đá cổ Sapa, nhà thờ Sapa, nhà thờ cổ Sapa,…cho dù là cái tên nào nhưng hình ảnh cổ kính, uy nghiêm của nhà thờ đá Sapa vẫn luôn là biểu tượng du lịch cho thành phố sương mù.
Ảnh: Sưu tầm
Lịch sử ra đời của nhà thờ đá Sapa bắt nguồn vào những năm 1895. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1926 và tổ chức khánh thành vào năm 1935.
Công trình cổ kính này được xây dựng nhằm mục đích ghi lại những dấu ấn lịch sử của chiến tranh để lại trên những phiến đá ở nhà thờ. Và cho đến thời điểm hiện tại, nơi đây vẫn lưu giữ được những giá trị cốt lõi.
2. Kiến trúc độc đáo của nhà thờ đá SapaĐiểm độc đáo trong kiến trúc của nhà thờ đá Sapa chắc hẳn là điều mà bất cứ du khách nào tới tham quan cũng ấn tượng. Nhà thờ được thiết kế và xây dựng theo lối kiến trúc Gothic La Mã. Thể hiện ở những đặc điểm như tháp chuông, vòm, mái nhà,…đều được tạo hình chóp.
Ngoài ra, toàn bộ nhà thờ đều được xây dựng bằng loại đá đẽo. Từ tường nhà, nền nhà, tháp chuông tới các nền xung quanh,… tất cả được liên kết bằng hỗn hợp của mật mía, vôi và cát.
Ảnh: Sưu tầm
Không gian bên trong được sơn bằng màu trắng làm toát lên vẻ đẹp thanh cao của nhà thờ. Bên tường nhà thờ được ốp bằng gỗ để giữ gìn vệ sinh hơn khi sinh hoạt. Nhìn sang hai bên là các ô cửa được thiết kế theo hình bán nguyệt, kích thước nhỏ và được trang trí bằng loại kính có sắc màu. Cách thiết kế và tạo hình này mang đậm phong cách phương Tây.
Đặc biệt, ở phần tường của các thánh giá được tạo nhám trông như nhũ đá chảy xuống lấp lánh tuyệt đẹp. Phần mái nhà thờ được lợp bằng ngói và trần nhà xây bằng vôi rơm nên trông lại càng tự nhiên. Phía trước nhà thờ là khoảng sân rộng rãi cho mọi người tập trung chụp ảnh thăm quan.
Ảnh: Sưu tầm
Nhà thờ đá Sapa có tổng diện tích khoảng 6000m2 và được chia làm nhiều khu khác nhau. Chủ yếu du khách hay đến tham quan khu nhà thờ, tuy nhiên còn các khu khác như khu chăn nuôi, dãy nhà xứ, nhà thiên sứ, khu Vườn Thánh,….Trong đó, đặc biệt có khu nhà thiên thần gồm 3 gian tầng cho người lữ hành và người bệnh tật trú ngụ qua đêm.
Khu nhà thờ chính gồm có 7 gian với diện tích lên tới 500m2. Cùng với tháp chuông cao khoảng 20m và quả chuông bên trong tháp cao 1,5m và nặng gần 500kg.
3. Các hoạt động văn hoá tại nhà thờ SapaTừ lâu, nhà thờ đá Sapa đã là địa điểm sinh hoạt và tổ chức hoạt động văn hoá quen thuộc của người dân nơi đây. Vào thứ 7 hàng tuần khi đến đây du khách sẽ được chứng kiến các hoạt động văn hoá độc đáo của bà con dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, một trong các hoạt động nổi tiếng nhất là Chợ Tình ngay khu vực quảng trường trước nhà thờ. Cùng với tiếng sáo, tiếng kèn và những điệu múa xoè chiêng của các cô gái chàng trai người Mông làm cho mỗi tối cuối tuần vui nhộn hơn bao giờ hết.
Ảnh: Sưu tầm
4. Nhà thờ đá Sapa qua 4 mùaNhà thờ đá Sapa vào mùa Xuân (Tháng 1 – Tháng 4)
Đặc biệt, vào mùa xuân có mở nhiều phiên chợ của người dân tộc miền núi nên du khách lại có cơ hội được ngắm nghía, lựa chọn những món đồ thủ công dân tộc mang về làm quà.
Nhà thờ đá Sapa vào mùa Hạ (Tháng 5 – Tháng 7)
Vào mùa hạ, không khí tại nhà thờ có vẻ ảm đạm hơn. Đôi lúc tới tham quan du khách sẽ chỉ thấy một vài người dân theo tôn giáo tới làm lễ trong nhà thờ. Tuy nhiên, chính dáng vẻ tĩnh lặng, yên bình này lại có sức hút kỳ lạ đối với những du khách muốn tìm kiếm đôi chút an yên trong tâm hồn.
Nhà thờ đá Sapa vào mùa Thu (Tháng 8 – Tháng 10)
Tới thăm nhà thờ nói riêng hay Sapa nói chung vào dịp tháng 9, tháng 10 du khách sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của lúa chín bao phủ lên khắp các mảnh ruộng bậc thang. Một vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi chắc chắn sẽ khiến con người ta mê mẩn.
Nhà thờ đá Sapa vào mùa Đông (Tháng 11 – Tháng 12)
Vào mùa đông là khoảng thời gian được mong chờ nhất khi nhà thờ bắt đầu khoác lên mình chiếc áo tuyết bao phủ khắp không gian. Tới đây du khách như được lạc vào một xứ sở sương mù huyền ảo đúng như tên gọi đặc trưng của Sapa – thành phố mờ sương.
Ảnh: Sưu tầm
Nếu du khách muốn check in với vẻ đẹp của nhà thờ trong tuyết thì nên đến vào những ngày cuối Tháng 12. Lúc này nhiệt độ đã giảm mạnh và tuyết bắt đầu xuất hiện tại Sapa.
5. Ẩm thực quanh nhà thờ đá SapaẢnh: Sưu tầm
Do nhà thờ đá nằm ở khu vực trung tâm nên xung quanh đó có rất nhiều các nhà hàng lẩu cá hồi tươi ngon. Đến Sapa ngày mưa lạnh chắc chắn bạn nên thử món lẩu nóng hổi này. Thịt cá hồi tươi ngon, mềm mọng nhúng cùng nước lẩu chua cay ăn mới đã làm sao.
Thưởng thức kèm với món lẩu cá còn có món gà nướng tiêu xanh ‘best seller’ của tất cả các nhà hàng. Gà nướng ở Sapa đều là gà rừng nên ăn rất chắc thịt, cùng với sốt tiêu xanh cay ngọt ăn vào là thoả cơn thèm.
Đăng bởi: Tịnh Dương Gia
Từ khoá: Nhà thờ đá Sapa: công trình kiến trúc cổ giữa lòng thành phố
Nhà Thờ Tại Đức Và Những Bí Ẩn Thú Vị Trong Phong Cách Kiến Trúc
Top 10 nhà thờ tại Đức đẹp và độc đáo nhất
Là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu. Đức thừa hưởng lối kiến trúc sang trọng và quý tộc. Kết hợp với đặc trưng của một dân tộc hùng mạnh, công trình xây dựng tại Đức nổi bật bởi cách tạo hình mạnh mẽ, tráng lệ, đầy phóng khoáng và tự do.
Nhà thờ Cologne
Không ai có thể phủ nhận rằng Cologne là nhà thờ nổi tiếng nhất tại Đức. Theo nhiều nghiên cứu lịch sử, Cologne được xây dựng từ năm 1248 đến năm 1880. Thời gian hoàn thiện ước tính gần 600 năm.
Là nhà thờ cao thứ 3 thế giới, Cologne có kiến trúc vô cùng độc đáo. Cologne gồm 2 khu chính với đỉnh chóp nhọn nổi bật. Cả nhà thờ toát lên vẻ đẹp hùng tráng và cao quý.
Truyện cổ kể rằng, Cologne là nơi cất giữ kho báu của những vị vua giàu nhất nước Đức. Vì vậy, khi du lịch Đức, đừng bỏ qua tour tham quan nhà thờ này. Bạn sẽ bị chinh phục bởi hàng trăm pho tượng vàng, những bức tường khảm đá quý đẹp đến diễm lệ.
Nhà thờ tại Đức độc đáo nhất – Dresden Frauenkirche
Frauenkirche được xây dựng vào năm 1726 tại thành phố Dresden xinh đẹp. Tuy nhiên khi thế chiến thứ 2 bắt đầu, toàn bộ nhà thờ đã bị phá hủy. Khung cảnh cháy rụi, điêu tàn của nhà thờ Frauenkirche như một sự nhắc nhở về chiến tranh suốt 40 năm.
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, Frauenkirche mới được khởi công xây dựng lại. Vì muốn phục dựng nguyên vẹn theo kiến trúc ban đầu, các kiến trúc sư đã dựa vào lịch sử và ảnh tư liệu. Nhà thờ Frauenkirche hoàn thành vào năm 2005 và được coi là lá bùa hộ mệnh của Dresden.
Nhà thờ Frauenkirche vùng Dresden. Nguồn Báo Mới
Nhà Thờ Wieskirche
Nhà thờ tại Đức Wieskirche có một vị trí địa lý rất thơ mộng trên đồng cỏ Alps. Để đến được nhà thờ, du khách sẽ đi qua con đường nổi tiếng xứ Bavaria Romantic Road. Chính sự lãng mạn, trữ tình của nơi đây, Wieskirche là nơi tổ chức hôn lễ cho nhiều cặp đôi tại Đức.
Điểm nổi bật nhất của nhà thờ Wieskirche chính là kiến trúc mái vòm cực độc. Được thiết kế theo phong cách Rococo với 2 tone chủ đạo và trắng và ánh kim. Những bức tranh tường, tranh khảm xa hoa trên mái vòm khiến ai cũng phải trầm trồ.
Vào năm 2007, Wieskirche đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Wieskirche là nơi tổ chức hôn lễ cho nhiều cặp đôi. Nguồn: Vnexpress
Nhà thờ tưởng niệm Kaiser – Wilhelm
Kinh nghiệm du lịch Đức nhắc bạn không thể bỏ qua nhà thờ tưởng niệm Kaiser –Wilhelm. Điểm đặc biệt là Kaiser –Wilhelm đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại một ngọn tháp và phần tiền sảnh.
Tọa lạc giữa con phố mua sắm Kudamm, vẻ đẹp của Kaiser –Wilhelm không hề lạc lõng. Người Đức cho rằng đây là nhân chứng, sự nhắc nhở và ước nguyện hòa bình.
Vào những ngày lễ, mọi người thường đến nhà thờ Kaiser –Wilhelm đặt hoa. Nhà thờ ở Đức thường mở cửa tự do vì thế du khách có thể thăm quan thoải mái.
nhà tưởng niệm Kaiser – Wilhem. Nguồn: Du hành Việt
Nhà thờ tại Đức lớn nhất Munich – Frauenkirche
Nhà thờ Frauenkirche là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Munich. Đây cũng là nhà thờ lớn nhất vùng với sức chứa lên tới 20.000 người.
Từ xa nhìn lại, Frauenkirche nổi bật với hai tòa tháp khổng lồ. Frauenkirche được thiết kế theo kiến trúc Gothic với tone xanh, xám. Chính phong cách này khiến Frauenkirche trở nên bí ẩn và đầy mê hoặc.
Frauenkirche cũng là nhà thờ của Đức treo rất nhiều tác phẩm hội họa quý giá. Từng góc của nhà thờ đều được chạm khắc tinh xảo, đặc biệt là kiệt tác 10 quả chuông bạn nhất định phải xem thử.
Nhà thờ Frauenkirche tại vùng Munich. Nguồn: Du lịch và tôn giáo
Nhà thờ Ulm
Nhà thờ Ulm tọa lạc tại thành phố Ulm, miền nam nước Đức. Ulm đang là nhà thờ cao nhất thế giới với độ cao lên tới 162m. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1377 và hoàn tất trong vòng 600 năm.
Đến nhà thờ tại Đức, đặc biệt là Ulm. Hãy thử thách bản thân bằng cách trèo hết 768 bậc thang của nhà thờ. Tại đỉnh cao nhất, toàn bộ khung cảnh thành phố tuyệt đẹp như lọt vào tầm mắt.
Nhà thờ Ulm có chiều cao 162m. Nguồn: Unesco
Nhà thờ Mainz
Du lịch Đức đi nhà thờ nào? Hãy đến với nhà thờ Mainz tại thành phố Mainz xinh đẹp. Ấn tượng đầu tiên của bạn với Mainz chắc chắn là màu cam rực rỡ và nổi bật. Nhà thờ có tuổi thọ khá lâu đời, bao gồm nhiều khu vực và sản khác nhau.
“Đa dạng” là cụm từ thích hợp nhất để miêu tả kiến trúc của Mainz. Nhà thờ là tổng hợp của các phong cách điển hình như Gothic, Baroque, hay Romanesque. Chính sự đa dạng này đã tạo nên điểm độc đáo không nơi đâu có được.
Kiến trúc đa dạng, nổi bật của nhà thờ Maiz. Nguồn: Kiến trúc và đời sống
Nhà thờ Berlin
Nhà thờ Berlin cũng là một nhà thờ tại Đức có kiến trúc đặc trưng châu Âu. Phong cách thiết kế thời Phục hưng pha trộn Baroque với mái vòm chính giữa và đèn lồng trên đỉnh.
Nhà thờ Berlin. Nguồn: Du hành Việt
Nhà thờ Aachen – nhà thờ tại Đức có niên đại trăm năm
Là công trình tôn giáo có niên đại hàng trăm năm, tham quan nhà thờ tại Đức không thể bỏ qua Aachen. Với lối thiết kế chủ đạo là Baroque, mái vòm ốp đá hoa cương đặc sắc. Aachen lưu giữ rất nhiều tác phẩm, tượng đồng quý giá mà vua chúa để lại.
Theo cẩm nang du lịch Đức, đây là nhà thờ đầu tiên được vinh danh di sản văn hóa thế giới.
Nhà thờ Aachen. Nguồn: Dân trí
Nhà thờ Herrgottskirche
Nhà thờ Herrgottskirche là niềm tự hào của thành phố Crelingen. Tại đây nổi tiếng nhất là bệ cao gần 4m được tạc bởi nhệ nhân nổi tiếng Tilman Reimenschneider. Bệ thờ tái hiện hình ảnh Đức mẹ cùng các vị thần trong lễ rửa tội. Xung quanh bệ là những dải hoa tinh xảo và rực rỡ.
Tác phẩm tuyệt vời đến nỗi tùy vào mỗi góc độ ánh sáng, bệ thờ sẽ có một hình dạng khác nhau. Đến Herrgottskirche, du khách đừng quên chụp những tấm ảnh checkin bởi mỗi góc đều quá đẹp và hoàn hảo.
Herrgottskirche có bệ đá tuyệt đẹp. Nguồn: Thể thao văn hóa
Hiền Lương
Đăng bởi: Hồng Sánh
Từ khoá: Nhà thờ tại Đức và những bí ẩn thú vị trong phong cách kiến trúc
Khám Phá Kiến Trúc Độc Đáo Ở Thành Nhà Hồ
Nội dung chính
Khi du khách có dịp ghé qua Thanh Hóa thì nhất định phải tham quan thành nhà Hồ – thắng cảnh được nhắc đến nhiều nhất ở Thanh Hóa, được công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011, vừa được công nhận đứng đầu trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới.
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc độc đáo có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trến thế giới.
Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Thành do Hồ Quý Ly – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần cho xây dựng vào năm 1397. Thành nhà Hồ còn có tên gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai.
Cách thức di chuyển đến thành nhà HồDu khách có thể di chuyển đến Thanh Hóa bằng xe khách hay tàu hỏa. Nếu di chuyển từ Hà Nội thì du khách còn có thể di chuyển bằng xe máy. Thanh Hóa cách Hà Nội 150km, quãng đường vừa phải cho một chuyến phượt cuối tuần.
Thông tin giá vé vào tham quan thành nhà Hồ
Người lớn: 10.000đ/người
Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: 5000đ/người
Miễn phí:
Các đoàn khách đối ngoại
Các đoàn khách tham quan phục vụ công tác chính trị của địa phương.
Các đoàn khách tham quan có thẻ là nhà báo.
Các đoàn khách do lãnh đạo, cấp trên yêu cầu.
Các đoàn khách là bà Mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh; lão thành cách mạng; cựu chiến binh; trẻ em khuyết tật – mồ côi.
Các đoàn học sinh trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đi tham quan, học tập kinh nghiệm (do nhà trường tổ chức).
Trẻ em dưới 10 tuổi.
Giảm 50% phí tham quan:
Học sinh từ 10 tuổi đến 15 tuổi.
Sinh viên, hạ sĩ quan và chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Có thuyết minh hướng dẫn theo các tuyến tham quan di tích (theo đăng ký).
Tham quan thành nhà HồThành nhà Hồ ở Thanh Hóa với bên ngoài xây bằng đá, bên trong chủ yếu là đắp đất, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m.
Thành nội được xây dựng gần như vuông, có 4 cổng ở chính giữa các bức tường thành, cổng chính là cổng Nam. Các cổng có kiến trúc hình vòm, với những phiến đá được đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít vào nhau. Tường thành cao trung bình từ 5-6m, riêng cổng Nam cao 10m.
Bao quanh Thành nội là Hào thành, được nối với sông Bưởi qua một con kênh ở góc Đông Nam. Hào thành có 4 cầu đá bắc vào 4 cửa Thành nội. Ngày nay nhiều phần của Hào thành đã bị che lấp, tuy nhiên vẫn có thể nhận thấy rõ ở phía Bắc, phía Đông và một nửa phía Nam.
La thành là vòng thành ngoài, để che chắn cho Thành nội và là nơi sinh sống của cư dân trong thành. La thành dài khoảng 10km, được xây dựng theo địa hình tự nhiên, kết cấu đắp bằng đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi với sông Bưởi và sông Mã.
Đàn tế Nam Giao hay còn gọi là đàn Nam Giao, là một công trình kiến trúc quan trọng, được xây dựng năm 1402 ở phía Tây Nam núi Đốn Sơn, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành nhà Hồ khoảng 2,5km về phía Đông Nam. Đàn Nam Giao có diện tích 43.000 mét vuông, là nơi tế trời, cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đàn còn là nơi tế linh vị của các hoàng đế, các vì sao và nhiều vị thần khác. Tế Nam Giao còn là lễ tạ ơn trời đất về sự hiện diện của vương triều, được coi là nghi lễ mang tính cung đình.
Ngoài ra, nằm ở phía ngoài cổng chính còn có phòng trưng bày nhiều hình vẽ miêu tả voi, ngựa, các binh lính cầm giáo, cùng một số cổ vật như những viên đạn đá to bằng quả bóng, các pho tượng hoàng làm từ đất nung… đã được các nhà khảo cổ tìm thấy.
Khi đến đây tham quan du khách sẽ được khám phá những điều bí ẩn về tòa thành , khám phá những ẩn dấu về các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, có tấm nặng tới 15-20 tấn xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững.
Du khách cũng có thể men theo những bậc thang để dẫn lên thành cao hoặc những ụ đất mọc đầy rêu để có cái nhìn toàn cảnh Thành nhà Hồ, xung quanh là non nước hữu tình, hay là tham quan những ngôi Đình trên đường đến nơi đây : Đình Đông Môn, nhà cổ, Đền Tam Tổng, Chùa Giáng…
Địa điểm nghỉ ngơiSau khoảng thời gian khám phá di tích thành nhà Hồ, du khách hãy về khách sạn để nghỉ ngơi để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo. Một vào gợi ý khách sạn ở Thành phố Thanh Hóa :
Tiêu chuẩn: 5 sao
Địa chỉ: 01 Đại lộ Nguyễn Hoàng, phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa.
Khách sạn có đầy đủ tiện nghi, mang tầm đẳng cấp thê giới sẽ là một lựa chọn tốt cho du khách. Sân bay gần với Central Hotel là sân bay Vinh, cách khách sạn 136km.
Khách sạn được đánh giá là một trong những nơi nghỉ dưỡng tốt nhất Thanh Hóa.
Tiêu chuẩn: 3 sao
Địa chỉ: 15 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.
Khách sạn tọa lạc ngay trung tâm thành phố, cách quốc lộ 1A 500m, cách sân bay Thọ Xuân khoảng 40km. Với vị trí địa lí thuận lợi và sự sang trọng, hiện đại, đầy đủ tiện nghi, Palm Hotel Thanh Hoa là một điểm dừng chân đáng để du khách lựa chọn trong chuyến đi.
Du khách còn có thể thưởng thức các món ăn Thanh Hóa như: chả Tôm, cháo cá, bánh đa cua, ốc trẻo, cơm hến, bún riêu….
Đăng bởi: Hà Nguyễn
Từ khoá: Khám phá kiến trúc độc đáo ở thành nhà Hồ
27 Ngôi Chùa Ở Cần Thơ Có Kiến Trúc Đẹp Và Linh Thiêng Nhất
1Chùa Khmer Muniransay
Chùa Khmer Muniransay
Ngôi chùa Khmer Muniransay ngoài vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, nó còn là đại diện tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo Khmer tại Cần Thơ. Ngôi chùa 70 năm tuổi là địa điểm tâm linh, tham quan của nhiều du khách khi đến Cần Thơ.
Đặc trưng thú vị khi tìm hiểu nó là kiến trúc. Nét kiến trúc chi tiết từng điêu khắc sẽ mang đến ấn tượng đặc biệt dành cho bạn.
Địa chỉ: 36 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết: Chùa Khmer Muniransay.
2Chùa Phật HọcChùa Phật Học
Ngôi chùa 70 năm tuổi khác tại Cần Thơ. Nó là nơi kết nối các Phật tử và Phật pháp tại Cần Thơ (Cái tên Phật Học mang ý nghĩa đặc biệt từ khi ra đời). Ngôi chùa với kiến trúc hoành tráng càng khiến người tham quan trầm trồ với 5 tầng. Nét kiến trúc hoành tráng đan xen với ý nghĩa đặc biệt, ngôi chùa là 1 trong những điểm đến được nhiều Phật tử lựa chọn khi có dịp lễ lớn.
Đặc trưng ở chùa là kiến trúc to lớn và nằm ngay trung tâm thành phố. Bên trong còn có ghi lời khấn lên vải và treo lên gốc cây cổ thụ (Được xem là khá linh thiêng khi khấn nguyện điều gì đó).
Địa chỉ: 11 Đại Lộ, Đại lộ Hoà Bình, Ninh Kiều, Việt Nam.
3Chùa Quan ÂmChùa Quan Âm Cần Thơ
Ngôi chùa Quan Âm hiếm hoi ở Cần Thơ. Nó có nét kiến trúc lớn nhưng khoảng sân khá hẹp. Tuy vậy về mặt ý nghĩa mang nét đặc trưng rất riêng về Quan Âm. Đây được xem là vị Bồ Tát nhân từ và gần gũi với dân gian nhất. Nằm trong 1 con hẻm nhỏ, không khí yên tĩnh, an bình làm nên điều thú vị của ngôi chùa này.
Đặc trưng đó là ngôi chùa lấy tên mẹ Quan Âm hiếm hoi ở Cần Thơ. Không gian tương đối yên tĩnh.
Địa chỉ: Hẻm 108, An Lạc, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.
4Chùa Quang ĐứcChùa Quang Đức Cần Thơ
Ngôi chùa 60 năm tuổi mang những nét kiến trúc riêng đặc biệt. Những tượng Phật của chùa được điêu khắc tinh xảo. Bên hông còn có bảo tháp và bức tranh mạ vàng hình cây bồ đề.
Đặc trưng của ngôi chùa là nằm vị trí gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Chùa cũng có đầu tư khá nhiều những kiến trúc chi tiết và tượng Phật Nam Mô A Di Đà.
Địa chỉ: 146 Mậu Thân, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.
5Chùa Tịnh Độ Cần ThơChùa Tịnh Độ Cần Thơ
Chùa Tịnh Độ Cần Thơ hay còn gọi Hưng Định Tự. Tuy kiến trúc có phần đơn giản, nhưng đây đặc biệt là ngôi chùa hốt thuốc Nam chữa bệnh miễn phí. Bên trong còn có châm cứu chữa bệnh.
Điều đặc trưng của chùa ngoài việc khám chữa bệnh bằng thuốc Nam miễn phí, chùa còn khá tốt cho những ai thích làm công quả. Bạn có thể đăng ký để phơi thuốc Nam, phân loại thuốc hay tặng chùa thuốc Nam để chữa bệnh.
Địa chỉ: 34 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều.
6Chùa Ông Cần ThơChùa Ông bến Ninh Kiều Cần Thơ
Chùa Ông Cần Thơ với hơn 120 năm lịch sử. Đây là ngôi chùa Ông có vị trí đẹp khi nằm ngay bến Ninh Kiều. Hệ thống chùa Ông của người Hoa thì đã quá nổi tiếng. Nhiều tỉnh thành miền Tây và Sài Gòn đều có những ngôi chùa Ông khác nhau. Kiến trúc khá tương tự nhau, chỉ khác biệt về chi tiết bên trong.
Đặc trưng chùa Ông là nét đẹp của kiến trúc xưa giữ nguyên. Đây là nơi chụp ảnh khá nhiều của người địa phương lẫn khách du lịch. Đặc biệt nó thích hợp với phong cách cổ trang hoặc áo dài. Ngoài ra, nơi đây cũng khá nổi tiếng với việc xin xăm và gieo quẻ.
Địa chỉ: 32 Đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
7Thới Long Cổ TựThới Long Cổ Tự
Lịch sử hình thành từ 170 năm trước, chữ Cổ Tự mang ý nghĩa cổ xưa không phải chùa nào cũng có thể đề lên. Thới Long Cổ Tự có kiến trúc sơn vàng rực rỡ. Chánh điện được đầu tư công phu, nhà Hậu Thổ cũng khá ổn. Một ngôi chùa nổi tiếng và cũng khá linh thiêng.
Đặc trưng riêng là chùa khá linh thiêng và lâu đời.
Địa chỉ: 120 Hùng Vương, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam.
8Chùa Nam NhãChùa Nam Nhã
Ngôi chùa có lịch sử 130 năm mang nét kiến trúc trang nhã, ảnh hưởng khá lớn bởi người Hoa. Đặc biệt nếu bạn từng hoặc sẽ tham quan nhà cổ Bình Thủy gần đó, bạn sẽ nhận ra nhiều nét tương đồng kiến trúc của cả hai. Khi ấy kiến trúc người Hoa và những thương gia giàu có cũng đa phần là người Hoa, nên cũng dễ hiểu khi ngôi chùa ảnh hưởng lớn bởi cộng đồng Hoa bấy giờ.
Đặc trưng chùa là có lịch sử lâu đời, nổi tiếng là linh thiêng. Nếu tính riêng trung tâm thị xã Cần Thơ (Đơn vị hành chính xưa trước khi tách tỉnh Hậu Giang), thì chùa Nam Nhã là 1 trong những ngôi chùa cổ đầu tiên. Đặc biệt nó là ngôi chùa tam giáo đồng nguyên ở Cần Thơ.
Địa chỉ: 612 Đường Cách Mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ.
9Thiền Viện Trúc Lâm Phương NamThiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là ngôi chùa của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Một ngôi chùa nổi tiếng với sự hoành tráng và quy mô tuyệt vời. Đặc biệt với khoảng sân rộng rãi, nhiều hoa cỏ trong lành bên trong; nơi đây trở thành điểm chụp hình khá nhiều người.
Điểm đặc trưng là khoảng sân rộng và kiến trúc hoành tráng. Nơi đây là điểm chụp hình của nhiều người theo phong cách cổ trang hoặc áo truyền thống, áo dài, áo bà bà. Bên trong cũng có 1 số đặc trưng riêng của miền Tây như bông súng, vườn ao,…
Địa chỉ: TL 923, Mỹ Khánh, Phong Điền, Cần Thơ, Việt Nam.
10Hội Linh Cổ TựHội Linh Cổ Tự
Chùa Hội Linh có lịch sử hơn 110 năm. Ngôi chùa lưu giữ giá trị lịch sử lâu dài. Bên trong nhiều câu đối, hoành phi bằng chữ Hán lâu năm. Đây là một ngôi chùa khá bình yên và rất linh thiêng tại Cần Thơ.
Đặc trưng là lịch sử lâu dài của ngôi chùa. Kiến trúc có nét độc đáo riêng để tìm hiểu. Đây là 1 trong những ngôi chùa phải tham quan nếu bạn muốn tìm hiểu lịch sử của chùa ở Cần Thơ.
Địa chỉ: 36 đường Cách Mạng Tháng 8, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Cần Thơ.
11Chùa Khmer Hồ Xáng ThổiChùa Khmer Pitu Khosa Rangxay hồ Xáng Thổi
Ngôi chùa Khmer có lịch sử 70 năm ven hồ Xáng Thổi Cần Thơ. Đây là ngôi chùa có nét kiến trúc độc đáo 3 tầng và mái cũng có 3 tầng độc đáo. Kiến trúc gắn liền với nét Ankor cổ xưa. Giống như nhiều chùa Khmer khác, từng nét trang trí, điêu khắc của chùa Pitu Khosa Rangsay đều chi tiết và nổi bật.
Đặc trưng của chùa là vị trí nằm ven hồ Xáng Thổi.
Địa chỉ: 27 Đường Mạc Đĩnh Chi, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
12Chùa Pothisomron – Ngôi chùa lâu đời nhất Cần ThơChùa Khmer Pothisomron Ô Môn
Chùa Pothisomron là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất ở Cần Thơ hiện nay với 300 năm lịch sử. Đây là ngôi chùa mang nét đặc trưng của Khmer Nam bộ. Ngôi chùa cũng là cái nôi Phật giáo Nam Tông hiện nay ở Cần Thơ. Chùa có đào tạo trung cấp Phật giáo Nam Tông.
Đặc trưng của chùa chính là lịch sử lâu đời với 300 năm. Bên trong có cây Sala 200 năm tuổi khá đặc biệt. Kiến trúc tuyệt vời của ngôi chùa chắc chắn sẽ làm nên những bộ ảnh tuyệt vời.
Địa chỉ: 1144 QL91, Châu Văn Liêm, Ô Môn, Cần Thơ.
13Chùa Thiên Quang Cần ThơChùa Thiên Quang
Chùa Thiên Quang Cần Thơ có khoảng 90 năm lịch sử và nằm ven 1 con kênh ở Cần Thơ. Ngôi chùa có kiến trúc đậm nét Bắc Tông, bên trong có khuôn viên rộng. Đặc biệt chùa có đầu tư khá nhiều cho các tiểu cảnh, hòn non bộ, vườn sala,… Một ngôi chùa đáng để tham quan khi đến Cần Thơ.
Đặc trưng là khu vườn rộng lớn và mát mẻ. Một điểm đến khá thanh bình của một ngôi chùa gần trung tâm thành phố Cần Thơ.
Địa chỉ: 132/96, Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
14Chùa Quang XuânChùa Quang Xuân
Ngôi chùa lịch sử hơn 100 năm ở Cần Thơ,là cái nôi của Đàn Tiên Cái Khế. Tuy vậy khá đáng tiếc là nó mất dần nguồn gốc khi ra đời. Hiện nay chùa đã thay trụ trì theo hệ phái Bắc Tông, vì vậy chùa đang có sự chuyện giao. Những nét kiến trúc cũ đã mất đi nhưng vẫn còn giữ lại 1 số thứ như tượng Phật cổ.
Đặc trưng của chùa là 2 tượng Phật A Di Đà và Quan Thế Âm Bồ Tát cao lớn. Bên trong chùa còn có Tây Thiên Nhất Trụ (Tương tự chùa Một Cột). Ngoài ra chùa còn nuôi khác nhiều bồ câu, bạn có thể đem bánh mì vào cho chúng ăn.
Địa chỉ: 89/16, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
15Chùa Hiệp MinhĐàn Tiên Cái Khế (Chùa Hiệp Minh)
Chùa Hiệp Minh hay còn gọi Đàn Tiên Cái Khế. Ngôi chùa có lịch sử khoảng 110 năm với nét kiến trúc cổ xưa. Điều đặc biệt là cột phướn và đàn cầu tiên bên trong sân chùa. Nét văn hóa thú vị với đàn cầu Tiên Phật của một ngôi chùa tạo nên một điểm tham quan văn hóa và tâm linh nổi tiếng ở Cần Thơ.
Đặc trưng của chùa Hiệp Minh là Đàn cầu Tiên với bộ bàn ghế dành riêng các Tiên trưởng.
Địa chỉ: 97 Huỳnh Thúc Kháng, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ.
16Chùa Long QuangChùa Long Quang
Chùa Long Quang là 1 trong những ngôi chùa khá cổ tại Cần Thơ với gần 200 năm lịch sử. Ngôi chùa nổi bật với những tượng Phật cổ lâu năm và sự ảnh hưởng to lớn của hệ phái Lâm Tế nổi tiếng trước đây. Đặc biệt là 18 tượng La Hán cổ bằng gỗ vẫn còn được trưng bày tại chùa. Chùa có khuôn viên rộng lớn và phía sau có cả 1 vườn thiền.
Đặc trưng là lịch sử và những cổ vật bên trong chùa. Môt điều thú vị khác là sự yên tĩnh và không khí trong lành của ngôi chùa. Vườn thiền của Long Quang Cổ Tự như một vườn trái cây ăn trái miền Tây vây. Bên trong vườn trồng khá nhiều cây ăn trái, rau và có cả mương nước.
Địa chỉ: 155 Đinh Công Chánh, Phường Long Hòa, Long Hoà, Bình Thủy, Cần Thơ.
17Chùa Bửu PhápChùa Bửu Pháp
Chùa Bửu Pháp Cần Thơ nhìn khá giống 1 ngôi chùa Khmer. Tuy vậy khi bạn nhìn kỹ những nét đặc trưng như rồng nhà Lý hay những nét thú vị trong kiến trúc sẽ nhận ra khác biệt. Chùa tu học theo hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy. Một ngôi chùa tu theo hệ phái tương đối lạ lẫm với nhiều người ít nghiên cứu về phật giáo.
Đặc trưng của chùa là nét kiến trúc tương tự chùa Khmer. Tuy chùa nằm khu vực trung tâm thành phố nhưng nó có khoảng sân rộng và yên tĩnh. Chùa tuy tu học theo hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy nhưng lại có thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, một nét “phá cách” lạ lẫm.
Địa chỉ: 90/2/28 Hùng Vương, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ.
18Chùa Bửu LiênChùa Bửu Liên (Cây Bàng Cần Thơ)
Chùa Bửu Liên hay còn có tên là chùa Cây Bàng. Chùa có lịch sử lâu đời tại Cần Thơ. Tuy rằng chùa vừa trùng tu khoảng thời gian gần đây, nhưng nó vẫn còn lưu giữ khá nhiều tượng Phật cổ xưa. Bên trong mang nhiều dấu ấn thời gian.
Đặc trưng là lịch sử lâu đời. Đặc biệt là miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương khá lớn.
Địa chỉ: 22/71/4 Đường Mạc Đĩnh Chi, An Cư, Ninh Kiều, Cần Thơ.
19Chùa Phước AnChùa Phước An Cần Thơ
Ngôi chùa có lịch sử hơn 230 năm. Tuy vậy nó mất đi nét kiến trúc cổ xưa vì phải di dời chỗ để xây dựng sân bay Cần Thơ. Hiện chùa vẫn còn 1 số tượng Phật cổ và có một chánh điện lộng lẫy hơn. Chùa còn có cả hốt thuốc nam chữa bệnh miễn phí cho mọi người.
Đặc trưng là lịch sử lâu đời. Tuy đã mất hết kiến trúc cổ xưa vì xây dựng mới hoàn toàn chùa vào hơn 10 năm trước. Nhưng vẫn giữ một số đặc trưng riêng của chùa cổ. Điều làm nên thương hiệu của chùa chính là việc hốt thuốc Nam chữa bệnh miễn phí.
Địa chỉ: Quốc lộ 91B, Thới An Đông, Bình Thủy, Cần Thơ.
20Chùa Bửu TrìChùa Bửu Trì
Chùa Bửu Trì là nơi nuôi dạy hàng chục đứa trẻ nhỏ hơn 10 năm nay tại Cần Thơ. Nơi đây như một đại diện của tình thương yêu Phật giáo và những người khó khăn. Những đứa bé cũng khá lịch sự và dễ gần khi có người đến thăm. Tầng dưới của chùa có thờ Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát và Phật Mẫu Chuẩn Đề. Bên trong là bàn thờ Tổ. Những tầng trên của chùa là nơi ở của các trẻ em được nuôi dạy và các ni sư.
Địa chỉ: Số 67, đường Mậu Thân, An Nghiệp, Ninh Kiều, Cần Thơ.
21Chùa Bảo AnChùa Bảo An
Ngôi chùa là Tổ đình của hệ phái riêng tại Cần Thơ. Chùa có lịch sử lâu đời từ thời Pháp thuộc. Nằm ngay trung tâm và gần bến Ninh Kiều. Chùa là nơi thăm viếng của nhiều thế hệ người dân Cần Thơ. Bên trong có nhiều nét kiến trúc độc đáo và mang ảnh hưởng của hệ phái thiền tông Lâm Tế.
Đặc trưng của chùa là 1 tổ đình lâu đời.
Địa chỉ: 49 Võ Văn Tần, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
22Chùa Bửu ÂnChùa Bửu Ân
Đặc trưng là nét yên tĩnh, không quá đông đúc như những ngôi chùa khác (Dĩ nhiên trừ những ngày lễ cũng sẽ khá đông).
Địa chỉ: 56 Nguyễn Thái Học, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
23Chùa Thiên PhướcChùa Thiên Phước
Chùa Thiên Phước là dấu ấn còn sót lại của sự ảnh hưởng to lớn hệ phái thiền tông Lâm Tế đến những ngôi chùa tại Cần Thơ. Nó từng có thời huy hoàng đến nổi nhiều ngôi chùa phải tự treo biển và định hướng theo Lâm Tế (Tuy rằng nó chưa bao giờ được chính những bậc tu Lâm Tế thừa nhận). Ngôi chùa nằm ven sông Cần Thơ, nhỏ và yên tĩnh.
Đặc trưng của chùa là tu học theo hệ phái Lâm Tế, yên tĩnh và bình yên ven 1 con sông.
Địa chỉ: Đoạn đường ven sông Cần Thơ, Hưng Thành, Cái Răng, Cần Thơ, Việt Nam.
24Chùa Phước LongChùa Phước Long Cần Thơ
Chùa có 110 năm lịch sử tại Cần Thơ. Đây là ngôi chùa linh thiêng và nhiều năm được xem là nơi trấn giữ sự yên bình cho dòng sông ở chợ nổi Cái Răng. Ngôi chùa có chánh điện mới và to lớn. Đặc biệt chùa là điểm học tập và thuyết giảng cho nhiều Phật tử và nhiều nhà sự theo học.Hiện chùa là một trong những trường Trung Cấp Phật Giáo của Thành phố Cần Thơ.
Đặc trưng là lịch sử lâu dài và linh thiêng. Bên trong kiến trúc khá đẹp vì vừa được trùng tu trong vài năm gần đây.
Địa chỉ: 70 Quốc lộ 1A, Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.
25Chùa Ông Một (Long An)Chùa Long An (Ông Một) Cần Thơ
Chùa có lịch sử hơn 90 năm và là địa điểm nuôi dưỡng nhiều người già neo đơn tại địa phận quận Cái Răng. Chùa có khoảng sân rộng, mang nhiều nét ảnh hưởng các hệ phái tu học Trung Quốc (Chùa có miếu thờ ngũ hành nương nương, các tháp mộ gần giống với chùa Hội Linh Cổ Tự ở địa bàn quận Bình Thủy).
Đặc trưng là vị trí cách xã trung tâm nên khá yên tĩnh. Chùa có kiến trúc ổn và là nơi nuôi dưỡng nhiều người già khó khăn.
Địa chỉ: 5/5 A Khu Vực Yên Thượng, TP, Lê Bình, Cái Răng, Cần Thơ.
26Chùa Ông Vàm Đầu SấuChùa Ông Vàm Đầu Sấu
Chùa Ông Vàm Đầu Sấu là ngôi chùa thờ Quan Công nằm ngay dưới con đường từ cầu Đầu Sấu đi vào. Nơi đây mang nét đặc trưng ảnh hưởng bởi cộng đồng người Hoa tại Cần Thơ. Tuy vậy nó lại không quá nổi tiếng vì nằm trong 1 con đường nhỏ. Không khí yên tĩnh và trong lành bên trong tạo nên cảm giác linh thiêng đặc biệt.
Đặc trưng chùa là có 1 cổng chùa đẹp. Bên trong khá nhiều tượng cổ (Lâu đời) và không khí yên tĩnh.
Địa chỉ: 12 Hẻm 1, đường 3 Tháng 2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ.
27Linh Thạnh Tự (Chùa Mẹ Bồng Con)Chùa mẹ bồng con
Chùa Linh Thạnh còn gọi là chùa Mẹ Bồng Con vì có 1 tượng mẹ bồng con ngay trước cổng chùa. Bên trong có khuôn viên rộng lớn và khá thanh tĩnh. Nhiều kiến trúc đặc trưng Phật giáo được mô phỏng lại bên trong vườn Lâm Tỳ Ni của chùa: Đức Phật ra đời, tọa thiền dưới gốc bồ đề, khung cảnh Phật bà Chuẩn Đề cưỡi voi, bảo tháp và cả miếu thờ ngũ hành nương nương.
Đặc trưng là bức tượng mẹ bồng con khá thú vị trước cổng chùa. Bên trong có khu vườn với nhiều mô phỏng sự tích Phật giáo.
Địa chỉ: 18/4B, Võ Tánh, Phường Lê Bình, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Đăng bởi: Hiệp Hoàng
Từ khoá: 27 Ngôi Chùa ở Cần Thơ có KIẾN TRÚC ĐẸP và LINH THIÊNG nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Hai Nhà Thờ Có Kiến Trúc Đẹp Ở Đà Lạt trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!