Bạn đang xem bài viết Con Đường Đá Ẩn Hiện Kỳ Lạ Trên Biển được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hòn Bà Vũng Tàu – một hòn đảo nhỏ, xinh đẹp nơi có miếu Bà linh thiêng ngự trên đỉnh là một địa điểm thu hút khá đông đảo du khách. Muốn trãi nghiệm Hòn Bà, du khách phải canh “thời gian vàng” mới có thể ra tham quan đảo, cũng như viếng miếu Bà Thủy Long thần nữ.
Hòn BàHòn Bà là một ốc đảo nhỏ, nằm tại vùng biển Bãi Sau Vũng Tàu, cách mũi Nghinh Phong khoảng 200m, là một thắng cảnh đẹp, thu hút đông đảo du khách. Vốn quanh năm rì rầm sóng vỗ, được bao phủ màu xanh của một số cây dừa, cau, dương và sứ… Hòn Bà đã trở thành một địa điểm độc đáo, cũng như mang lại những trãi nghiệm thú vị khó quên mỗi khi du khách đến với thành phố biển.
Miếu Hòn BàHòn Bà Vũng Tàu có gì ? Trên đảo Hòn Bà có một ngôi miếu được gọi là Miếu Bà hay Miếu Hòn Bà. Do hòn đảo nhỏ bị cô lập giữa mênh mông sóng nước nên Miếu Hòn Bà cũng bị cô lập theo, đồng thời tạo nên một nét chấm phá tuyệt đẹp cho bức tranh của thành phố biển Vũng Tàu.
Hòn Bà Vũng Tàu thờ ai ? Theo người dân, đây là một ngôi miếu thiêng vốn được xây dựng từ năm 1781. Miếu Bà thờ cúng Thủy Long thần nữ với mong muốn bà phù hộ cho những người làm nghề đánh cá trên biển, cầu cho mưa thuận gió hòa và quốc thái dân an, ra khơi đánh cá được thuận lợi và nhiều may mắn.
Tòa chánh điện thờ chính là Thủy Long thần nữ, bên trong miếu thờ tại trung tâm, bài trí bàn thờ đặt bài vị và 5 pho tượng Ngũ Hành Nương Nương. Theo quan niệm, đây là 5 vị nữ thánh tượng trưng cho 5 yếu tố vật chất cơ bản là (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Mỗi năm, miếu hòn Bà tổ chức cúng 4 lễ dựa theo con nước, gồm các ngày rằm: tháng Giêng, tháng 4, 7 và 10 (Âm lịch). Riêng trong tháng Giêng là tháng hành hương cúng chùa đầu năm, người dân thập phương và nhân dân trong tỉnh, nên lượng người đến viếng miếu rất đông. Từ ngày 16 – 18/10 Âm lịch, lễ hội miếu Bà rước Thủy Long thần nữ từ miếu bà về nhập điện tại đình thần Thắng Tam được tổ chức rất trang trọng.
Độc đáo ở con đường ẩn hiệnMiếu Bà nằm trên hòn đảo bị cô lập bởi xung quanh mênh mông là nước, bình thường cách ra đảo Hòn Bà du khách phải thuê thuyền hoặc xuồng máy để di chuyển ra đảo.
Tuy nhiên, khi nước ròng (thủy chiều xuống) để lộ ra một con đường đá, du khách thể được trải nghiệm đi bộ ra viếng miếu hòn Bà. Một quang cảnh được tách lối ra biển, con đường hiện ra như dẫn dắt du khách đến với những trải nghiệm mạo hiểm nhưng rất thú vị và đáng nhớ.
Người dân khi lên miếu Bà tham quan cũng phải tranh thủ rồi nhanh chóng vào bờ, bởi chỉ vài tiếng nổi lên, con đường đá đặc biệt này sẽ bị nhấn sâu dưới nhiều mét nước biển như chưa hề xuất hiện.
Hàng tháng, thường các ngày 14, 15, cuối tháng Âm lịch là có thể đi được, bởi vào những ngày này, thủy triều rút khá sâu và lâu nên con đường đá nổi lên cao cho người hành hương đi qua miếu.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Nét Lạ Kỳ Trên Những Phiến Đá Ong Ở Làng Cổ
Làng cổ Đường Lâm thuộc Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) từ lâu được biết đến như một nơi chứa đựng nhiều dấu tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đó là đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, là những ngôi nhà cổ rêu phong hàng trăm năm tuổi. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau nét lạ kỳ từ những ngôi nhà cổ lại là khối đá xù xì nằm sâu dưới lòng đất…
Nét lạ kỳ trên những phiến đá ong ở làng cổ Đường LâmTừ trung tâm Hà Nội xuôi về phía Tây chừng 47km là đến làng cổ Đường Lâm. Dẫn tôi qua chiếc cổng làng, nhà văn Nguyễn Văn Học – một người đam mê kiếm tìm nét cổ ở làng quê Việt bảo, nơi đây từ lâu là đề tài hấp dẫn, là nguồn cảm hứng si mê sáng tạo lớn cho các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh…
Cho đến nay, Đường Lâm vẫn là một trong những điểm đến văn hóa với nét kiến trúc cổ kính độc đáo. Ảnh: Đinh Luyện
Theo nhà văn Nguyễn Văn Học, nét kiến trúc độc đáo hệ thống đền, lăng của hai Vua và các nhà thờ họ, miếu, đình, chùa, giếng cổ… được bố cục trong một môi trường, cảnh quan sinh động đã trực tiếp tạo điểm nhấn thú vị cho vùng đất cổ.
Đình Mông Phụ là một ví dụ. Đình có quy mô lớn bậc nhất ở làng cổ Đường Lâm, tọa lạc ngay trung tâm làng Mông Phụ. Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc nhà sàn.
Đình Mông Phụ ở Đường Lâm. Ảnh: Đinh Luyện
Đình có hai tòa tiền đường và hậu cung với một gian, hai chái lớn và cả hai tòa nhà đều được làm theo kiểu bốn lá mái với họa tiết trang trí hình mây cuộn, rồng bay. Ngoài ra, đình còn được lợp bằng ngói di xếp vảy cá, trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh xảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng…
Trong khi anh Học say sưa với những kiến trúc cổ kính thì tôi lại bị hấp dẫn bởi những phiến đá ong thô giản. Ngay từ cổng làng đi vào trên những con đường lát gạch, giữa những bức tường đá ong có màu vàng sậm tôi đã phần nào cảm nhận được sự ấm áp, bình yên.
Nét độc đáo của làng cổ Đường Lâm ẩn chứa ngay trong những điều bình dị, đó là những bức tường đá ong rêu phong, là những con đường gạch, những di tích cổ kính hằn vết thời gian… Ảnh: Đinh Luyện
Nghe kể, những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng Xứ Đoài xưa, đó là các loại gỗ quý, kèm theo là các phụ kiện như: rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn… Trong đó đáng chú hơn cả là loại vật liệu xây dựng mang tên đá ong.
Người Đường Lâm bảo, đá ong là loại vật liệu sẵn có trên vùng đất này. Tại đây, những khối đá xù xì nằm sâu dưới lòng đất được khai thác đơn giản, dễ kiếm, chịu được khí hậu thay đổi.
Ở ngôi làng cổ này, có thể dễ dàng thấy được những dấu tích của đá ong. Ảnh: Đinh Luyện
Cách xây dựng nhà đá ong cũng mang đầy tính dân dã. Theo như ông Hùng, chủ của một căn nhà cổ ở Đường Lâm kể: Nhà được xây cất bằng đá ong sẽ luôn đảm bảo không khí trong nhà mát về mùa Hạ, ấm áp về mùa Đông. Xưa, khi người làng chưa biết đến các vật liệu kiểu như xi măng, cát, thép… thì thời bấy giờ, việc xây dựng chỉ sử dụng đá ong kết hợp với bùn non trộn vôi để miết mạch.
Cho đến nay, nhiều người dân Đường Lâm vẫn thích nhà xây bằng đá ong vì đó như một nét văn hóa, hồn cốt của làng quê. Ảnh: Đinh Luyện
Điểm đặc trưng của những ngôi nhà này là móng thường khá nông, chiều cao căn nhà cũng chỉ khoảng độ 5m và được lợp mái bằng ngói móc, ngói ri. Cùng với thăng trầm của thời gian, nhiều ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đã được cải tạo, xây mới phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhưng nghe những người làng bảo, mặc dù thời hiện đại có nhiều nguyên liệu khác có thể thay thế nhưng nếu để chọn lựa thì họ vẫn tín nhiệm đá ong.
Bởi nếu so sánh với các loại khác thì đá ong luôn có những tính năng vượt trội như độ bền chắc, mát mẻ. Hơn thế nữa, người dân Đường Lâm thích nhà xây bằng đá ong vì đó như một nét văn hóa, hồn cốt của làng quê, họ yêu thương, tự hào và có trách nhiệm phải giữ gìn.
Đăng bởi: Miền Tây Cậu Ba
Từ khoá: Nét lạ kỳ trên những phiến đá ong ở làng cổ
Bộ Tộc Ẩn Mình Trong Rừng Có Cách Làm Đẹp Kỳ Lạ
Người Surma sinh sống rải rác trên các ngọn núi phía Tây Nam Ethiopia có sự liên hệ mật thiết với bộ tộc Massai tới từ Kenya và Tanzania. Giống như Massai, tộc người Surma sống dựa vào chăn nuôi gia súc, trồng ngô, kê và bo bo.
Dân chúng có nhiều nghi lễ đặc biệt, nhưng điều khiến du khách “sốc” hơn cả là những chiếc đĩa môi (đĩa xuyên vào môi) và hình trang trí trên cơ thể mà người dân trau chuốt để làm đẹp.
Người Surma được biết đến với cách làm đẹp quái dị. Đó là khi trưởng thành, phụ nữ bị đục một lỗ ở môi dưới. Họ đeo vào đó một cái dĩa. Ngày qua ngày, cái dĩa nhỏ được thay thế bằng cái dĩa to dần. Phụ nữ có môi dưới đeo dĩa càng lớn càng được xem là hấp dẫn.
Chỉ những phụ nữ mới có đĩa môi. Trong khi trò chuyện, và chỉ khi không có mặt nam giới, phụ nữ bộ tộc mới được tháo những chiếc đĩa này ra. Các bé gái luôn mong muốn có được những đĩa môi càng to càng tốt. Đĩa môi càng lớn, cha mẹ càng có thể thách cưới nhiều. Đồ thách cưới là gia súc chăn nuôi.
Chiếc đĩa môi lớn nhất có đường kính tới 15cm. Tương ứng với chiếc đĩa môi “hoành tráng” này, cha mẹ cô gái có thể thách tới hơn 50 con gia súc. Những cái đĩa được trang trí bằng bột màu đỏ – đen, sau đó phơi khô, nung trong 20 phút. Để đặt được chiếc đĩa gắn chặt vào môi dưới, người con gái phải trải qua một cuộc “hành xác” vô cùng đau đớn, có thể gây ra nhiễm trùng.
Tục lệ này được thực hiện khi người phụ nữ tới tuổi kết hôn. Họ sẽ làm gãy hai răng dưới (thường dùng đá), sau đó đục một lỗ trên môi dưới và đưa một nút gỗ nhỏ vào. Nút gỗ này được thay dần bằng nút to hơn, tới khi lỗ đủ rộng để lồng một đĩa gốm hoặc gỗ vào.
Trong hơn 20 năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế – văn hóa, cuộc sống truyền thống của người Surma đã bị xáo trộn dữ dội.
Sự xuất hiện của các công trình thủy điện bên dòng sông Omo, việc tiến hành các dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, sự xuất hiện của khách du lịch nước ngoài, của các loại vũ khí hiện đại như súng, đạn… vừa tác động tích cực vừa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên đất đai, môi trường, con người.
Những nghi lễ dần bị biến mất, thay vào đó là những cuộc thanh trừng không do dự và vô cùng đẫm máu. Người Surma thường cảm thấy bị bỏ quên và bị phân biệt đối xử. Họ cho rằng việc giải trừ quân bị của chính phủ Ethiopia không khả thi, vì trên thực tế, các tộc lân cận vẫn tiếp tục tấn công họ bằng súng đạn.
Ethiopia cũng đã ban hành lệnh cấm các hủ tục như cướp phá gia súc và đeo đĩa môi. Vào năm 1994, một đạo luật cấm tổ chức các cuộc đấu gậy donga được ban hành; tuy nhiên, luật này có rất ít ảnh hưởng.
Theo Tạp Chí Du Lịch TP.HCM
Đăng bởi: Lâm Quốc Khánh
Từ khoá: Bộ tộc ẩn mình trong rừng có cách làm đẹp kỳ lạ
Chuyện Kỳ Lạ Quanh Biệt Thự Phi Ánh
Bên cạnh người tình thứ nhất là Mộng Điệp, vị cựu hoàng đa tình Bảo Đại còn dành nhiều tình cảm cho người đẹp Phi Ánh. Tương tự Mộng Điệp, Phi Ánh cũng được tặng ngôi biệt thự sang trọng.
Căn biệt thự được vua Bảo Đại mua cho người tình
Tọa lạc trên trục đường gần nhà ga xe lửa Đà Lạt (số 1A và 1B Quang Trung, Đà Lạt), biệt thự Phi Ánh được xây dựng chủ yếu bằng đá granite rất độc đáo. Theo một số nhà nghiên cứu, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng người tình Phi Ánh. Từ đó, biệt thự có tên là Phi Ánh.
Ngôi nhà có nhiều cửaNgôi biệt thự được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha) nên nhìn bề ngoài có nhiều điểm khác biệt so với hàng trăm ngôi biệt thự kiến trúc Pháp ở Đà Lạt. Biệt thự có rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường nhà và cửa ra vào đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập… với nhiều kích cỡ khác nhau. Tường được xây bằng đá dày 60 – 80 cm, các lò sưởi trong nhà trang trí công phu bằng những đường nét độc đáo. Sau năm 1975, biệt thự Phi Ánh biến thành “chung cư” cho khoảng chục hộ sinh sống. Cách đây vài năm, khi tỉnh Lâm Đồng cho một công ty thuê để kinh doanh thì ngôi biệt thự được trùng tu đúng với nguyên trạng. Trong quá trình trùng tu, các công nhân phát hiện nhiều điểm độc đáo và bí ẩn.
Kiến trúc đặc biệt nhất trong các dinh thự
Phòng khách có tới 8 bức phù điêu liền kề, thoáng nhìn giống những đồng hồ treo tường, nhưng khi cọ rửa sạch thì không nhìn rõ hình thù và không lý giải được ý nghĩa. Tiếp đó, công nhân còn phát hiện 12 bức phù điêu hai mặt, kích thước khác nhau (khoảng 40 x 40 cm đến 40 x 80 cm). Trong biệt thự còn có 4 bức hoa sen cách điệu, một bức có hình hai đầu chim lạ được bố trí ở gần cửa sổ mặt ngoài. Đặc biệt, có hai bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5 m, đầu đội mũ vàng hình 3 ngọn tháp Chăm, chân quấn 3 vòng vàng còn nguyên vẹn được đắp nổi ở phần tường vòm, gần cửa chính của biệt thự và cũng không ai hiểu ý nghĩa của hai bức phù điêu này.
Giấc mơ lạ và hai bức tượng dưới lòng đấtBà N.T.P, người sống trong khuôn viên biệt thự, kể năm 1992, khi chồng bà là ông B.N.G bị bệnh tâm thần, trong một đêm ông mơ thấy giấc mơ lạ và bật dậy mang cuốc đến rãnh nước thải trong khuôn viên hì hục đào, bới. Ai cũng nghĩ ông mắc bệnh, nhưng khi đào sâu khoảng nửa mét thì phát hiện 2 bức tượng không còn nguyên vẹn bị chôn vùi lâu ngày trong bùn đất.
Sau đó, gia đình bà P. đã thỉnh hai bức tượng này về một góc vườn để lập miếu thờ. Kỳ lạ thay, sau đó ông G. hết bệnh. Hai bức tượng do ông G. tìm thấy có hình dáng tương tự bức phù điêu cô gái Chăm được đắp nổi gần cửa chính biệt thự Phi Ánh.
Hiện nay nơi đây là khu nhà hàng
Giới nghiên cứu kiến trúc thắc mắc trong một biệt thự “Tây” như thế tại sao lại có những họa tiết, phù điêu mang đậm nét đặc trưng văn hóa phương Đông như hoa sen, cô gái Chăm, đầu chim… Phải chăng chủ nhân đầu tiên của ngôi biệt thự là người am hiểu và đam mê văn hóa phương Đông hay sau khi Phi Ánh đến tiếp quản biệt thự mới được làm thêm?
Bức phù điêu cô gái Chăm trong biệt thự
Kiến trúc sư Nguyễn Phú Thắng, Phó khoa Kiến trúc Trường ĐH Yersin (Đà Lạt), cho rằng ngôi biệt thự Phi Ánh đặc biệt hơn hàng ngàn biệt thự Pháp được xây dựng tại Đà Lạt vì kiến trúc bên ngoài hoàn toàn bằng đá và sự kết nối hài hòa của hai khối biệt thự.
Với những bức phù điêu Chăm, ông Thắng lý giải có thể là do sở thích của chủ nhân biệt thự trước khi Phi Ánh vào ở. Khi xây dựng tòa nhà, họ tìm mua các bức phù điêu thiếu nữ Chăm để trang trí. Thực tế ở Đà Lạt có nhiều biệt thự kiến trúc Pháp nhưng sân vườn lại mang đậm dấu ấn Á Đông, cũng do sở thích của chủ nhân các biệt thự.
Những năm gần đây, biệt thự Phi Ánh là điểm đến thú vị cho nhiều du khách, vì ngoài nét kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có những bí ẩn chưa được lý giải. Trong ngôi biệt thự đá này còn dành khoảng không gian trưng bày chân dung Phi Ánh và chân dung cựu hoàng Bảo Đại thời trai trẻ để du khách chiêm ngắm.
Bích Ngọc
Theo Thanh Niên
Đăng bởi: Quách Toàn
Từ khoá: Chuyện kỳ lạ quanh biệt thự Phi Ánh – Thứ phi của vua Bảo Đại
Tận Hưởng Chuyến Đi Tuyệt Đỉnh Trên Con Đường Grosslockner High Alpine Áo
Con đường Grosslockner High Alpine đã làm không biết bao nhiêu người phải trầm trồ trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh và cảnh quan đầy ngoạn mục của nó. Đây được xem là một trong những con đường đẹp nhất ở châu Âu với thác nước, núi non, hồ băng, thảm cỏ,…
Đôi nét về con đường Grosslockner High Alpine ÁoCon đường Grosslockner High Alpine có tổng chiều dài 48km chạy uốn lượn, ngoằn ngoèo qua nhiều dãy núi từ Bruck ở bang Brandenburg (Đức) cho đến Heiligenbult ở bang Carinthia (Áo). Khám phá con đường đẹp ngoạn mục này là một trải nghiệm đắt giá khi du lịch châu Âu. Không chỉ là 1 trong những con đường núi đẹp và cao nhất ở châu Âu mà Grosslockner con là “Vua” của tất cả các con đường ngắm cảnh.
Con đường này được xây dựng từ năm 1930 – 1935Ảnh: aloisaruf
Đến với Grossglockner High Alpine, bạn sẽ có dịp tham quan nhiều điểm đến nổi tiếng như: sông băng Pasterze, công viên quốc gia Hohe Tauern, đường mòn Celtic. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp ngẩn ngơ như bước ra trong truyện cổ tích. Hàng năm, con đường này đón hơn 900.000 lượt du khách, là điểm đến nổi tiếng thứ 2 ở Áo chỉ đứng sau cung điện Schonbrunn ở Vienna với gần 4 triệu lượt du khách mỗi năm.
Thời gian hoạt động con đường Grosslockner High AlpineCon đường này là điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Cộng hòa ÁoCảnh quan thung lũng đẹp mê hồn dọc con đường Grosslockner
Con đường Grossglockner High Alpine Áo mở cửa cho hoạt động giao thông sau khi mùa đông kết thúc. Thường sẽ vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. Hầu hết những con đường núi cao khác tại châu Âu thường sẽ đóng cửa cho tới giữa tháng 6. Vào mùa đông có một số con đường mòn đi bộ đường dài sẽ bị đóng cửa. Trong ngày thì tuyến đường này sẽ mở cửa từ lúc sáng sớm cho tới chiều muộn.
Đầu tháng 5 đến ngày 31/5: 6h00 – 18h00
Ngày 1/6 đến 31/8: 5h30 – 21h00
Ngày 1/9 đến đầu tháng 11: 6h00 – 19h30
Trải nghiệm tuyệt vời khi phiêu lưu trên con đường Grosslockner High AlpineĐường Grosslockner High Alpine hoạt động tùy theo điều kiện thời tiết từng mùa
Sau khi con đường Grossglockner High Alpine mở cửa thì cũng là lúc bắt đầu mùa hè. Lúc này con đường thu hút đông đảo lượt khách đến để chiêm ngưỡng cảnh quan núi non hùng vĩ. Những ai trải nghiệm đi bộ đường dài, leo núi hay trượt tuyết đều dùng con đường này làm điểm xuất phát cho chuyến đi. Người đi xe máy sẽ được đi qua 36 khúc cua để có một chuyến du ngoạn khó quên. Đối với những người đi xe đạp thì chinh phục con đường này là một thử thách tuyệt vời. Điểm nổi bật của những người đam mê xe đạp trên con đường này là giải Glocknerkoig được tổ chức hàng năm. Trong cuộc đua đó, những người đạp xe cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư phải đi hết quãng đường dài 27 km có nhiều đoạn dốc.
Đi xe đạp
Với 36 đường cua đẹp như tranh sẽ đưa bạn lên độ cao hơn 2500m. Lái xe ở Grossglockner High Alpine là một thử thách nhưng sẽ mở mang ra một cảnh quan ngoạn mục và chắc chắn hành trình này sẽ là một chuyến lái xe ngắm cảnh đẹp nhất trong cuộc đời của bạn. Khi lái xe, bạn nên đi từ từ, dừng lại nhiều lần để có thể chiêm ngưỡng các cảnh đẹp một cách trọn vẹn nhất.
Phong cảnh ở đây đẹp ngất ngây khiến bao du khách phải ngỡ ngàng
Trên chặng đường lái xe, du khách sẽ bắt gặp được một vài triển lãm: triển lãm Salzburg’s Tallest’ ở Piffkar; triển lãm về hệ sinh thái Alpine ở Bảo tàng thiên nhiên Alpine; triển lãm Pass Sanctuary.
Những điểm dừng tuyệt vời ở con đường Grosslockner High AlpineĐây là tuyến đường yêu thích của dân phượt mô tô
Một trong những khung cảnh đẹp nhất trên con đường Grossglockner High Alpine chính là điểm dừng Kaiser-Franz-Josefs-Hohe. Vào những ngày đẹp trời bạn có thể ngắm nghía thỏa thích vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Grosslockner hùng vĩ và sông băng Pasterze (dòng sông băng lớn nhất nước Áo). Dọc theo con đường núi cao, bạn có thể sẽ bắt gặp được nhiều loài động vật hoang dã như: sơn dương, ibex, kền kền, marmots, đại bàng vàng,… Và trên hành trình đó nếu cảm thấy đói bụng thì có thể dừng chân ở một số nhà hàng ven đường.
Glocknerhaus – Margaritzenstausee – Sandersee – Franz-Josefs-HöheDu khách dừng lại ven đường để ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩẢnh: yvette_wellai
Đi bộ đường dài từ Glocknerhaus đến Kaiser-Franz-Josefs-Höhe là điều tuyệt vời mà bạn có thể trải nghiệm ở con đường Grosslockner High Alpine. Chuyến đi bộ có phần dễ dàng này thường sẽ mất 2 giờ 1 chiều. Đây cũng chính là chặng đường đầu tiên của đường mòn Alpe Adria, xuất phát từ Kaiser-Franz-Josefs-Höh và kết thúc tại Heiligenblut. Mặc có có vài lựa chọn nhưng tốt nhất bạn nên bắt đầu từ Glocknerhaus bởi tầm nhìn ngắm cảnh rất ngoạn mục khi bạn ở khá gần chân Grossglockner.
Chặng đường này sẽ mất khoảng 2 giờ
Ban đầu, đường mòn đi xuống Glocknerhaus đến hồ chứa Margaritzenstausee rồi tiếp tục đi dọc theo mặt nước, qua hai bức tường xi măng của hồ chứa. Nguồn nước ở Margaritzenstausee được nước sông băng Pasterze cung cấp. Tiếp tục bạn đi theo con đường mòn đến hồ Sandersee. Từ đây, bạn sẽ có một tọa độ ngắm toàn cảnh sông băng Pasterzee và ngọn núi Grossglockner.
GamsgrubenwegThung lũng sông băng Pasterze
Chuyến đi này mất khoảng 2 giờ bắt đầu tại Kaiser-Franz-Josefs-Höhe và rất thích hợp cho mọi lứa tuổi. Ở đây có một loạt các đường hầm dẫn bạn tới gần hơn với sông băng Pasterze. Toàn cảnh từ đường mòn Gamsgrubenweg rất tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy lưu ý thời gian đi bởi con đường này sẽ đóng cửa trong những tháng mùa đông do băng tuyết phủ kín mọi lối đi.
Hochtor đến BrennkogelKaiser-Franz-Josefs-Höhe
Chuyến đi này sẽ bắt đầu từ Hochtor và đi đến Brennkogel cao 3018m. Sau khoảng 2 giờ di chuyển, bạn sẽ đi qua Brettersee – một hồ nước trên núi có làn nước trong vắt. Đi thêm tầm một giờ nữa bạn sẽ tới được đỉnh Brennkogel (còn gọi là Goldberg). Lưu ý con đường mòn này sẽ bị đóng cửa vào giữa tháng 6 hàng năm.
Ảnh: i_like_being_me
Có lẽ sau khi xem và đọc được những thông tin trên chắc hẳn nhiều du khách muốn đưa con đường Grosslockner High Alpine của Áo vào hành trình du lịch châu Âu của mình. Con đường này tương đối ngắn nhưng nhờ phong cảnh tuyệt vời cùng nhiều khúc cua ngoạn mục sẽ khiến bạn muốn dành nhiều thời gian ở đây hơn dự định.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Sương Thảo
Từ khoá: Tận hưởng chuyến đi tuyệt đỉnh trên con đường Grosslockner High Alpine Áo
Đâu Là Những Cầu Thang Kỳ Lạ Nhất Thế Giới?
Từ những cầu thang đá chạm khắc cổ ở Sri Lanka đến những tuyệt tác của chủ nghĩa hiện đại ở Vatican, những cầu thang kỳ lạ nhất thế giới đều đẹp ngoạn mục và đầy thách thức.
Điểm danh những cầu thang kỳ lạ nhất thế giới 1. Cầu thang Inca, Machu Picchu, PeruMỗi buổi sáng, 400 người khách du lịch leo qua 100 cầu thang tạo thành hơn 3.000 bậc, được khoét sâu vào mặt bên của Huayna Picchu để đến được Đền Mặt Trăng và tầm nhìn ngoạn mục ra di tích Machu Picchu. Các bậc thang trơn trượt và nguy hiểm, có thêm dây xích để giữ ở những phần khó đi nhất, nơi có tầm nhìn đáng sợ xuống sông Urubamba bên dưới. Ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển, độ cao đảm bảo sẽ khiến bạn phải hít thở một cách khó khăn nếu ở vùng đồng bằng đi lên đây.
Để xây dựng tòa thành trên đỉnh núi Machu Picchu, người Inca cổ đại không chỉ phải là những người thợ thủ công bậc thầy mà còn phải vô cùng điêu luyện.
2. El Peñón de Guatapé, Colombia 3. Cầu thang Momo, VaticanNhững bậc thang lên đỉnh El Peñón de Guatapé
Tuyệt đẹp và thiết thực, cầu thang Momo ở Vatican sử dụng thiết kế xoắn kép khéo léo để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng người đi vào bên trong các bảo tàng đông đúc của thành Vatican. Một cầu thang sắt rèn đi lên, một cầu thang khác đi xuống, uốn lượn để đảm bảo giao thông cả hai hướng không bị gián đoạn. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Giuseppe Simonetti vào năm 1932, nó đã trở thành một trong những cầu thang được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới.
4. Chand Baori, Abhaneri, Ấn ĐộCầu thang Momo thành Vatican
Vừa là cầu thang vừa là giếng, Chand Baori là một kỳ quan hình học và là một trong những điểm tham quan kỳ lạ nhất trên hành tinh. Những bậc cầu thang kỳ lạ nhất thế giới này được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 tại ngôi làng Abhaneri nhỏ bé thuộc Rjasthani, nó có hơn 3.500 bậc thang, giảm dần 16 tầng, trở thành giếng bậc lớn nhất và sâu nhất ở Ấn Độ.
5. Cầu thang Canyon, Baños, EcuadorGiếng cầu thang Chand Baori Ấn Độ
Chỉ cao 80 mét, cầu thang Canyon ở Ecuador được cho là một trong những công trình ngoạn mục nhất trên thế giới, nằm uốn lượn bên cạnh thác nước Paílón del Diablo (Vạc của quỷ) hùng vĩ. Khi trời đổ mưa và sông Pastaza đang hoạt động hết công suất, đó là một trải nghiệm bước đi đáng sợ
Đây có thể không phải là cầu thang dài nhất trên thế giới, nhưng chúng là một trong những bước đi ấn tượng nhất. Cầu thang kỳ lạ nhất thế giới này bạn đến ngay gần thác nước Pailon del Diablo, vì các bậc thang liên tục bị ướt nên bạn cần phải cẩn thận để không bị trượt.
6. Sigiriya Lion’s Rock, Dambulla, Sri LankaCầu thang Canyon, Baños, Ecuador
Sigiria là một pháo đài đá cổ gần Dambulla ở Sri Lanka. Nó nằm trên đỉnh một tảng đá cao gần 200 mét và có thể đạt được bằng cách leo lên 1.200 bậc thang. Ở lưng chừng tảng đá, trên một cao nguyên nhỏ có hai bàn chân của sư tử khổng lồ đánh dấu sự bắt đầu của chặng đi lên cuối cùng. Những bức bích họa cổ đại tô điểm cho những bức tường đá và tầm nhìn từ trên xuống thật ngoạn mục. Cầu thang kỳ lạ nhất thế giới này không dài, nhưng những bậc thang đó rất dốc.
7. San Juan de Gaztelugatxe, Tây Ban NhaBậc thang của Sigiriya Lion’s Rock
Gaztelugatxe là một hòn đảo nhỏ ở Vịnh Biscay trên bờ biển Biscay thuộc xứ Basque. Người hâm mộ Game of Thrones có thể nhận ra các bậc thang dẫn đến nhà thờ thế kỷ 10 xa xôi này, nơi được sử dụng làm địa điểm trong Series 7. Theo truyền thuyết, sau khi leo hết các bậc của cầu thang kỳ lạ nhất thế giới này, bạn phải rung chuông ba lần và thực hiện một điều ước.
8. Vạn Lý Trường Thành, Trung QuốcNhững bậc thang dẫn ra đảo San Juan de Gaztelugatxe
Là một trong số những cầu thang ngoạn mục nhất thế giới, chiều dài chính thức của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là 21.196km. Chỉ dọc theo một đoạn đường dài 42 km – chặng đường chính thức của cuộc thi marathon Vạn Lý Trường Thành – có 5.164 bậc đá, chừng này hành trình cũng đủ khiến bạn cảm thấy sự vĩ đại của nó. Đây là một trong những điểm tham quan lớn nhất trên thế giới – những bức tường dài nhất trên thế giới, một kỳ công đầy cảm hứng của kiến trúc phòng thủ cổ đại.
9. Half Dome, Yosemite, Hoa KỳNhững bậc thang của Vạn Lý Trường Thành
Cao gần 1.500m so với đáy thung lũng ở California, đỉnh Half Dome là biểu tượng của vườn quốc gia Yosemite và là một thách thức lớn để leo lên. Có thể nói đây là một cầu thang đáng sợ nhất thế giới để vượt qua vì toàn bộ nó làm bằng đá granite, không có bước rõ ràng, là một vách đá dựng đứng. Nếu bạn muốn chinh phục Half Dome hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thể lực và kiên trì, bạn sẽ được thưởng thức một trong những tầm nhìn đẹp nhất ra công viên mang tính biểu tượng.
10. Động Batu, gần Kuala Lumpur, MalaysiaĐỉnh Half Dome, Yosemite, Hoa Kỳ
272 bậc thang tại động Batu, gần Kuala Lumpur, Malaysia, dẫn đến ngôi đền Hindu nổi tiếng nhất bên ngoài Ấn Độ. Được dành riêng cho Chúa Murugan, một vị thần Hindu, nó nằm trên ba hang động đá vôi – Hang Đền, Hang Tối và Hang Phòng trưng bày Nghệ thuật. Tuy nhiên, điều nổi bật nhất của cầu thang là người giám hộ của nó: một bức tượng thần Murugan cao 43 m, được phủ bằng sơn vàng 66 gallon.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Lê Hùng Vỹ
Từ khoá: Đâu là những cầu thang kỳ lạ nhất thế giới?
Cập nhật thông tin chi tiết về Con Đường Đá Ẩn Hiện Kỳ Lạ Trên Biển trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!