Xu Hướng 9/2023 # Chùa Thiên Hậu, Ngôi Chùa Nổi Tiếng Của Người Hoa Ở Kuala Lumpur # Top 11 Xem Nhiều | Jizc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chùa Thiên Hậu, Ngôi Chùa Nổi Tiếng Của Người Hoa Ở Kuala Lumpur # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chùa Thiên Hậu, Ngôi Chùa Nổi Tiếng Của Người Hoa Ở Kuala Lumpur được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

ALONGWALKER – Hàng trăm đèn lồng đỏ và kiến trúc đặc sắc của chùa Thiên Hậu thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.

Chùa Thiên Hậu là một điểm du lịch nổi tiếng thuộc khu người gốc Hoa ở Malaysia, tọa lạc trên đồi Robson giữa thủ đô Kuala Lumpur. Ngôi chùa có diện tích 6.760 m2, là công trình tâm linh thờ cúng Thiên Hậu lớn nhất Đông Nam Á. Chùa được khánh thành vào 3/9/1989 sau hai năm xây dựng.

Thánh mẫu Thiên Hậu, hay nữ thần biển Ma Tổ (Mazu), là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc. Theo truyền thuyết, nữ thần tiền thân là một cô gái tên Lâm Mặc (ở cảng Tây An, tỉnh Phúc Kiến) có khả năng tiên tri thời tiết giúp đỡ ngư dân. Đặc biệt, cô đã xuất hồn bay đến giữa biển khơi cách nhà hàng trăm cây số để cứu cha và anh trai trong cơn bão, nhưng người cha không qua khỏi. Sống trong đau buồn, khi 28 tuổi, Lâm Mặc rời xa trần thế khi đang ngủ. Từ đó, để tỏ lòng tôn kính người dân địa phương đã thờ cúng cô thành thần và cầu xin trợ giúp khi đi trên sông nước hoặc đi xa bằng đường biển.

Chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur do cộng đồng người dân đảo Hải Nam di cư đến đây xây dựng và quản lý. Chùa được xây theo lối kiến trúc truyền thống Trung Quốc. Cấu trúc mái vòm uốn cong vút và ngói xếp kiểu âm dương mang nhiều nét tương đồng với các chùa của người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á.

Chi tiết rồng, phượng tinh xảo nơi chóp mái.

Các họa tiết trang trí của công trình có nhiều màu sắc sặc sỡ. Đỏ, vàng là màu chủ đạo xuất hiện nhiều nhất ở các cột trụ, kèo ngang, mái ngói. Một số chi tiết chạm khắc tinh xảo như tấm phù điêu giữa lối đi, thanh diềm dưới được sơn màu nổi bật.

Đặc biệt, ngôi chùa thu hút du khách bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ rực treo san sát trong khuôn viên. Vào các dịp lễ lớn Phật Đản, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán… chùa càng được trang hoàng lộng lẫy.

Khung cảnh nhìn xuống từ tầng thứ 4 của chùa. Du khách nên ở lại chùa khi trời tối, lồng đèn được thắp sáng rực.

Do nằm trên đồi cao, nơi đây cũng là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp được nhiều nhiếp ảnh gia săn đón. Thời gian mặt trời lặn trong khoảng 19h – 20h (giờ địa phương).

Khách viếng chùa có thể xin quẻ rồi nhờ người làm việc tại chùa dịch ra tiếng Anh. Bên cạnh việc thờ cúng, chùa còn cung cấp dịch vụ bói toán, đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới cùng một số hoạt động như lớp võ cổ truyền, khí công, thái cực quyền… Thời gian mở cửa ở chùa từ 8h đến 22h mỗi ngày.

Người địa phương thường cúng dường các loại hoa quả mang ý nghĩa may mắn như táo – bình an, quýt – may mắn, dứa – dư giả…

Mỗi ngày, cả trăm giỏ hoa tươi nhiều màu sắc ghi tên người tặng được lưu giữ tại chùa. Người viếng chùa cúng tặng hoa để thể hiện lòng thành kính, mong mang lại may mắn cho bản thân.

Hiện chùa chưa có quy định cụ thể về trang phục của khách đến thăm viếng. Nhiều du khách địa phương và nước ngoài vẫn mặc quần ngắn trên đầu gối, áo hở vai, đến thực hiện các nghi thức cúng bái. Chính điện không cho phép thắp nhang, ai muốn làm lễ sẽ thắp ở ngoài với tối đa 4 que nhang một người.

Du khách có thể đến đây bằng taxi từ ga tàu LRT Bangsar hoặc KL Sentral. Từ ga tàu gần nhất đến chùa mất khoảng 30 phút đi bộ và 15 phút bằng ôtô.

Theo Tâm Linh/VnExpress

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Kim Loan

Từ khoá: Chùa Thiên Hậu, ngôi chùa nổi tiếng của người Hoa ở Kuala Lumpur

8 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nổi Tiếng Nhất Ở Myanmar

Chùa Dhammayangyi

Với lối kiến trúc hình khối kim tự tháp là một trong những ngôi đền có diện tích lớn nhất ở Bagan. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1167 do xưa Narathu xây dựng, sau khi giết vua cha của mình và chiếm ngôi ông đã cho xây dựng nên ngôi đền này. Thường thì những ngôi đền cổ của Myanmar hầu hết đều có chóp nhưng đền Dhammayangyi lại không có, người dân kể rằng do những tội ác của mình mà ngôi đền này vẫn chưa được hoàn thành và không có chóp. Ngôi đền này chỉ được xây dựng bởi đất nung gạch đỏ nên nó không được vữa chắc.

Chùa Mahamuni

Chùa Dhammayangyi

Mahamuni là một trong những ngôi đền Phật giáo lớn được xây dựng kiên cố vào thế kỷ 18, là biểu tượng vàng của Mandalay, cố đô của Miến Điện. Đền Mahamuni sở hữu tượng Phật cao 4m, nặng tới 6,5 tấn và phía bên ngoài tượng được dát một lớp vàng ròng dày 15cm trông vô cùng lấp lánh.

Chùa Mahamuni

Chùa Ananda

Chùa Mahamuni

Ngôi chùa cổ độc đáo Anada được xây dựng dưới thời trị vì của đức vua vĩ đại Tilinman. Chùa Anada nằm giữa vùng đất được bao bọc bởi những hàng cây xanh um tùm khiến ngôi chùa càng trở huyền ảo hơn. Đặc biệt, chùa Anada có lối kiến trúc không giống những ngôi chùa vàng hay đền tháp nào ở Bagan. Điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là bốn bức tượng Phật cao 10m quay mặt ra bốn hướng. Ngoài ra, Anada còn sở hữu những bức phù điêu được chạm khắc vô cùng tinh xảo miêu tả về cuộc đời của Đức Phật.

Chùa Sule

Chùa Ananda

Tọa lạc ở trung tâm thành phố Yangon, chùa Sule được biết đến là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất tại Myanmar. Trong khoảng những năm cuối thế kỉ XX, ngôi chùa Sule này từng là trung tâm chính trị của đất nước.

Chùa Sule có kiến trúc hình bát giác lên đến đỉnh tháp và đậm chất dân tộc. Các chi tiết nội thất tại ngôi chùa được chạm trổ tinh xảo, lộng lẫy khiến du khách nào đến thăm cũng phải trầm trồ.

Chùa Kuthodaw

Chùa Sule

Nằm yên bình dưới chân núi Mandalay là ngôi chùa cổ kính nổi tiếng chùa Kuthodaw được xây dựng từ thời vua Mindon. Đây là một quần thể bao gồm ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ xung quanh. Điểm đặc biệt thu hút đông khách du lịch tới chùa là sự tồn tại của cuốn sách đá lớn nhất thế giới. Cuốn sách này có 1.460 trang được tạo nên bởi nhiều viên đá quý nhỏ ở các hang động. Để đọc hết và thông hiểu bộ sách này người ta dự tính mất 3600 giờ tương đương khoảng 150 ngày nếu miệt mài không ngưng nghỉ.

Chùa Kuthodaw

Chùa Shwemawdaw Paya

Chùa Kuthodaw

Đây là ngôi chùa cao nhất của Myanmar với chiều cao lên tới 114m. Sau 1000 năm lịch sử, ngôi chùa đã trở thành công trình ý nghĩa to lớn đặc biệt với người dân. Chùa có kiến trúc đẹp mang đặc trưng Phật giáo với những bảo tháp, kinh Phật cùng rất nhiều di tích Phật. Không chỉ riêng Shwedagon, hầu hết các chùa ở Myanmar đều rất rộng. Trước khi bước vào chùa, bạn phải cởi giày và cả tất cho bao ni lông xách theo, tham quan hết khu này lại đến khu khác mà không cần phải quay lại lấy giày hoặc mất thêm phí gửi giày.

Chùa Kyaikhtiyo

Chùa Shwemawdaw Paya

Chùa Kyaikhtiyo hay Chùa Đá Vàng được xây dựng vào năm 574 trước Công Nguyên. Đây được xem là một trong những kỳ quan của vùng Đông Nam Á. Khu đền chùa nằm trên một tảng đá to được dát vàng nằm trên mỏm đá chênh vênh ở độ cao 1.100m, được lưu truyền là do sợi tóc của đức Phật nên mới không bị sụp.

Ngôi chùa Kyaikhtiyo có nhiều tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách. Đặc biệt, một số tượng Phật trong đó được khảm bằng hàng nghìn viên đá quý, vài trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng.

Chùa Kyaikhtiyo

Chùa Shwedagon

Chùa Kyaikhtiyo

Nằm ở thành phố Yangon, chùa Shwedagon là chùa tháp lớn nhất, đẹp nhất và linh thiêng nhất ở Myanmar. Được xây dựng từ 2500 năm trước. Ngôi chùa này nổi tiếng là có lưu giữ bốn báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo là: cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca, còn Phật Câu Na Hàm thì có máy lọc nước. Về nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc rất tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Cả ngôi chùa được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc. Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanmar.

Chùa Shwedagon

Không còn gì tuyệt vời hơn nếu được một lần hành hương và viếng thăm những ngôi chùa ở Myanmar. Những kiến trúc chùa chiền cổ kính nơi đây hưá hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi thú vị và có nhiều trải nghiệm khó quên nhất.

Đăng bởi: Như Ý Lê

Từ khoá: 8 Ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng nhất ở Myanmar

Chùa Phú Quốc: Top 17 Ngôi Chùa Đẹp Nổi Tiếng Linh Thiêng Nhất

#1. Chùa Hộ Quốc ( Thiền viện trúc lâm) – Lớn nổi tiếng ở phú quốc

Địa chỉ: Ấp Suối Lớn – Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc là một trong những ngôi chùa Phú Quốc nổi tiếng, hay còn được gọi cái tên là “Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc”. Cảnh quan của chùa khá đẹp và yên bình. Diện tích của chùa lên đến 110ha và đặc biệt hoàn toàn được làm gỗ lim. Chùa nằm thế lưng tựa vào núi, giữa rừng cây có bạt ngàn và trong đó không gian trở nên yên bình, thanh tịnh. Bởi những đặc điểm đó, đây trở thành điểm thu hút được lượng khách du lịch khắp nơi về đây tham quan.

#2. Chùa Hưng Quốc Tự – Phú Quốc

Địa chỉ: khu phố 4, đường Nguyễn Trung Trực, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang

Chùa Hưng Quốc Tự

Chùa Hưng Quốc Tự tiếp tục là địa điểm du lịch Phú Quốc nổi tiếng thu hút được nhiều lượt khách tứ phương. Chùa còn được gọi với cái tên khác là Chùa Hùng Long Tự, nằm trên thế tựa sơn, hướng thủy và có vị trí đặc địa. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc bình dị dân gian. Điểm đặc biệt của chùa chúng là 60 bậc đá leo. Và ngoài ra chùa còn có cây kơ – nia lên đến 200 năm tuổi cao lớn cổ thụ.

#3. Chùa Thánh Thất Dương Đông

Địa chỉ: Số 40 Nguyễn Trãi – Thị trấn Dương Tơ – Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang

Chùa Thánh Thất Dương Đông

#4. Chùa Sùng Hưng Phú Quốc

Địa chỉ: Số 7 Đường Trần Hưng Đạo – Dương Đông – Thị trấn Dương Đông – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Sùng Hưng

Chùa Sùng Hưng Phú Quốc là một ngôi chùa tâm linh tại Phú Quốc mà bạn nhất định không nên bỏ qua. Ngôi chùa này nằm trên một ngọn núi ở gần trung tâm, nơi đây khuôn viên rất mát mẻ với nhiều những cây xanh, kiến trúc hài hòa. Kiến trúc của chùa được xây dựng theo phong cách dân gian quen thuộc “trước miếu, sau chùa” Ngôi chùa này là sự kết hợp giữa tín ngưỡng thời phật và thờ thần thánh trên miếu.

#5. Chùa Bà Phú Quốc

Địa chỉ: Số 44 Đường Võ Thị Sáu – Thị Trấn Dương Đông – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Bà Phú Quốc

#6. Chùa Hộ Pháp Phú Quốc

Địa chỉ: Đường Hồ Thị Nghiêm – An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Hộ Pháp Phú Quốc

Chùa Hộ Pháp được xem là ngôi chùa lớn nhất tại Phú Quốc, ý nghĩa của cái tên này là hỗ trợ quốc giá về biên ải và bờ cõi. Ngôi chùa này có kiến trúc độc đáo với cổng Tam Quan, Sân thiên đỉnh, chính điện và Nhà thờ tổ. Đến chùa Hồ Pháp bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp mênh mông, phía sau là cảnh rừng núi xanh tươi tuyệt đẹp.

#7. Hùng Long Tự Phú Quốc

Địa chỉ: Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang

Hùng Long Tự Phú Quốc

Chùa Hùng Long Phú Quốc hay còn được gọi với cái tên là Am Sư Muôn, được thành lập vào những năm 1930 đến nay. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc dân gian với chân núi là cổng Tam Quan. Cổng đến chùa cách nhau khoảng 800m, nơi đây thanh tịnh với nhiều những cảnh đẹp thu hút. Người dân và du khách sẽ có được không gian nghỉ ngơi, thư giãn tránh xa khỏi những xô bồ.

#8. Chùa Hùng Nhĩ Sơn

Địa chỉ: Thị Trấn Dương Đông – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Hùng Nhĩ Sơn

Nằm khuất trên một sườn núi tại Phú Quốc, ngôi chùa Phú Quốc – Hùng Nhĩ Sơn nằm khép mình linh thiêng trong khu rừng xanh thảm. Ngôi chùa này còn được gọi với cái tên là Chùa Ông Phụng, người dân đã luôn ghi nhớ công ơn của ông. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tâm linh của nhiều người dân trên đảo.

Ngôi chùa trước kia còn là một nơi mang nhiều trọng trách quan trọng cho cách mạng như: nuôi dưỡng cán bộ, thu thập thông tin, tiếp tế thuốc men cho cán bộ…Sau một thời gian bỏ hoang thì ngôi chùa đã được tu sửa tiếp đón nhiều người dân và du khách.

#9. Chùa Sùng Đức Phú Quốc

Địa chỉ: Khu Phố 2 – An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Sùng Đức Phú Quốc

Ngôi chùa Sùng Đức là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Phú Quốc, ngôi chùa có lối kiến trúc cổ kính và rất hài hòa. Hiện nay những giá trị về lịch sử văn hóa, kiến trúc vần được giữ nguyên vẹn. Ngôi chùa có cổng Tam Quan được thiết kế cao ráo, lợp ngói lượn sóng và rất hài hòa. Nằm trên một vị trí đắt địa quay về hướng núi và đường cái, nhìn ra chợ. Ngôi chùa có diện tích khá lớn và được trồng nhiều những cây cổ thụ xanh tươi. Khi mới đặt chân đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự mát mẻ. Vì vậy ngôi chùa Phú Quốc này đã trở thành một địa điểm an toàn, dừng chân của nhiều người yêu thích du lịch và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.

#10. Dinh Cậu – Miếu linh thiêng ở phú quốc

Dinh Cậu – Miếu linh thiêng ở phú quốc

Dinh Cậu – Chùa Phú Quốc là một trong những địa điểm tâm linh nằm trên đảo Ngọc. Dinh nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ to hàng trăm năm tuổi. Trên dinh có những ghềnh đá có hình thù độc đáo, hướng ra biển xanh. Đây là nơi thờ cúng Chúa Ngọc Nương Nương và Hai Cậu – Đây là những vị thần bảo vệ ngư dân.

Nằm tại vị trí cao nhất của một ghềnh đá lớn tại các cửa sông Dương Đông hướng ra biển. Miếu đã tồn tại hơn 300 năm, đây đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân trên đảo. Ngoài ra, đây còn là một điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hài hòa.

#11. Chùa Pháp Quang Phú Quốc

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo – Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Pháp Quang

#12. Chùa Sư Muôn phú quốc – Linh thiêng phong cảnh yên bình

Địa chỉ: Dương Tơ – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Sư Muôn

Chùa Sư Muôn Phú Quốc, tọa lạc trên một khu rừng nguyên sinh tại Phú Quốc nơi đây lưu giữ những nét hoang sơ, trầm tịch. Người dân địa phương vẫn thường gọi với cái tên là Chùa Sư Muôn để tưởng nhớ đến ông. Ngôi chùa nằm trên chân núi và cách núi khoảng 800m. Khi lên chùa bạn phải đi qua 60 bậc đá tượng trưng cho một đời người.

#13. Chùa Ông Suối Đá 崋光大帝廟 – Nơi sinh hoạt cộng đồng người hoa

Địa chỉ: Đường Chùa Ông – Suối Đá – Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Ông Suối Đá

Chùa Ông Suối Đá là một trong những địa điểm sinh hoạt cộng đồng của Người Hoa tại Phú Quốc. Ngôi chùa mang nhiều những nét cổ kính cùng nhiều kiến trúc đặc sắc theo phong cách chùa Trung Hoa. Ngôi chùa chính là minh chứng cho sự du nhập văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam

#14. Chùa Lạc Hạnh Phú Quốc

Địa chỉ: Cửa Dương – Thành phố Phú Quốc – Kiên Giang

Chùa Lạc Hạnh Phú Quốc

Trong những ngôi chùa ở Phú Quốc thì chùa Lạc Hạnh có quy mô nhỏ hơn, nằm gần khu vực hồ Dương Đông. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhiều người dân Phú Quốc trong thời gian gần đây. Nơi đây không gian yên bình với nhiều cây xanh, bạn sẽ có cảm giác thanh tịnh khi đến.

#15. Chùa Ông Cửa Lấp 關聖帝廟

Địa chỉ: Tổ 4 Hẻm – Đường Trần Hưng Đạo – Dương Tơ – Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang

Ảnh sưu tầm

Chùa Ông Cửa Lấp là một trong những ngôi chùa Phú Quốc của người Hoa. Ngôi chùa mang đậm tĩnh người của người Hoa tại Phú Quốc. Hằng năm số lượng người dân đổ về đây rất đông đúc, đặc biệt là những ngày truyền thống của dân tộc Hoa.

#16. Dinh Bà Lê Kim Định

Địa chỉ: Bãi Ông Lang – Cửa Cạn – Phú Quốc – Kiên Giang

Dinh Bà Lê Kim Định

Dinh Bà Lê Kim Định là một nơi thờ bà Kim Định, vợ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Mộ bà nằm trên bãi Ông Lang, bên tả sông Kim Định. Ngày trước mộ được đắp đơn sơ bằng đất, nhưng sau đã được trùng tu, ốp gạch và dựng bia thờ. Về được đi đến Dinh du khách đi theo đường Dương Đông – Cửa Cạn về hướng Bắc đảo khoảng 4.5km. Bạn cũng có thể hỏi người dân địa phương để được chỉ dẫn tận tình.

#17. Đình thần Nguyễn Trung Trực

Địa chỉ: Số 07 Đường Nguyễn Công Trứ – Vĩnh Thanh – Phường Rạch Giá – Kiên Giang

Đình thần Nguyễn Trung Trực

Đình thần anh hùng Nguyễn Trung Trực nằm bên dòng sông Kiên, gần với bến tàu khách đi ra các đảo tại Kiên Giang. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam, cổng đền được xây dựng 3 cửa, cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình lưỡng long trân châu trên đỉnh. Khi đi qua khỏi cổng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một lư hương bằng đá lớn. Vào năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền ông Nguyễn Trung Trực là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Đăng bởi: Nguyễn Nhàn

Từ khoá: Chùa Phú Quốc: TOP 17 ngôi chùa đẹp nổi tiếng linh thiêng nhất

Chùa Hang, Ngôi Chùa Xây Trong Hang Đá Ở Đồ Sơn

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, nằm tại khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là địa điểm đầu tiên của Phật giáo du nhập vào nước ta, trước khi tới vùng Luy Lâu – Dâu, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện tại, trước cửa chùa có một bảng chữ lớn giới thiệu về tích này.

Chùa có thế lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển Đồ Sơn. Bên ngoài có tượng Phật Quan Âm, phía phải là nhà thờ tổ, tiếp theo là tòa tháp. Trên núi có tượng rồng phượng, chân núi là tượng rùa thần và cá chép.

Như tên gọi, người xưa tạo dựng chùa từ một hang đá núi cao 3,5 m rộng 7 m chia làm 2 bậc thềm. Bậc thềm ngoài rộng khoảng 23 m2, bậc thềm trong cao hơn khoảng 0,5 m. Vì vậy, lòng hang hình thang, xuyên thẳng vào núi khoảng 25 m.

Nói về cảnh quan tại chùa, nhiều thơ ca vẫn còn lưu: “Chùa Hang cảnh vật nhiệm màu / Ấy là Bụt mọc hay bầu tiên xây”.

Tương truyền, nhà sư Bần, người từ Thiên Trúc đến truyền đạo và tu hành ở chùa Hang từ thế kỷ 2 TCN. Ngài cũng dựng một chùa ở núi Mẫu Sơn làm nơi thuyết pháp, sau viên tịch tại chùa Hang và Chử Đồng Tử là đệ tử chân truyền đầu tiên của Ngài. Ban thờ Ngài tại chùa được đặt sâu trong hang núi.

Hiện tại, chùa được xây 3 tầng với tòa Tam Bảo nằm ở tầng 2, trên cùng là Tây Phương điện. Trên ảnh là tượng Phật tại Tam Bảo.

Theo truyền thống, Phật tử đến chiêm bái chùa sẽ được phát lì xì lấy may dịp đầu năm. Năm nay, để phòng Covid-19, du khách bắt buộc phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay trước khi vào chùa.

Hoàng Hạnh (áo trắng), đến từ An Đồng, Hải Phòng, cho biết cô và nhiều người dân đất cảng có truyền thống đến chùa Hang để cầu an dịp đầu năm. “Dù năm nay tình hình dịch bệnh căng thẳng nhưng không đến chùa Hang vào dịp Tết thì thấy rất thiếu, do đã là thói quen hàng năm. Tất cả mọi người đều đeo khẩu trang nên tôi cũng yên tâm hơn khi đến đây”, cô cho biết.

Hàng năm, chùa đón nhiều du khách từ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Quảng Ninh… Năm nay do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại 2 tỉnh trên nên lượng khách suy giảm. Ông Đức Thanh (áo trắng), một người trong ban quản lý chùa cho biết, lượng khách năm nay chỉ bằng khoảng 1/3 mọi năm.

Chùa có trang trí một mô hình trâu đỏ lớn trước cửa để kỷ niệm Tết Tân Sửu. Ngoài ra cũng có nhiều tiểu cảnh như cổng Nhật Bản, nhà bồ câu, hoa đào… phục vụ du khách chụp ảnh lưu niệm.

Theo Trung Nghĩa/VnExpress

Đăng bởi: Chiến Nguyễn Duy

Từ khoá: Chùa Hang, ngôi chùa xây trong hang đá ở Đồ Sơn

Top 10 Chùa Đẹp Ở Tây Ninh Cực Nổi Tiếng

Top Ngôi Chùa Đẹp Nhất Ở Tây Ninh – Vintourist #52 Full HD Top 10 chùa ở Tây Ninh nổi tiếng nhất 1. Chùa Bà Đen

Đây là ngôi chùa có từ rất lâu đời, khoảng hơn 300 năm. Tọa lạc ngay giữa ra núi Bà Đen nên được người dân gọi là chùa Bà Đen. Ngoài ra nó còn được gọi với những tên khác như chùa Phật, chùa Thượng, chùa Linh Sơn. Người dân thường truyền tai nhau về sự linh thiêng của ngôi chùa này nhưng thực hư câu chuyện như thế nào thì không ai rõ. Do vậy chùa thu hút đông đảo sự tò mò của du khách.

Được xây dựng và tôn tạo lại từ năm 1997 đến nay, chùa vẫn giữ nguyên được hai cột đá xanh từ thời Đường với lối kiến trúc độc đáo. Bên trong Chánh điện có diện tích rộng 200m2, bài trí tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Bồ Tát, tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngọc Linh Sơn Thánh Mẫu cùng các sơn son thiếp vàng. Những vật phẩm này tạo thêm sự uy nghiêm và độc đáo cho ngôi chùa.

Đặc biệt hơn, ngôi chùa được nằm giữa núi non hùng vĩ nên tạo sự thoáng đãng, phù hợp cho tổ chức các lễ hội du xuân. Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất tây ninh, xứng đáng là địa chỉ lý tưởng để các bạn và gia đình bổ sung vào lịch trình du xuân của mình.

2. Chùa Hoà Đồng

Đây là ngôi chùa nằm riêng biệt tại một góc của núi Bà Đen. Do vậy nó còn được gọi với cái tên khác là chùa Linh Sơn Hòa Đồng. Đường đi đến chùa cũng khá dễ dàng, chỉ cần đi theo những bậc thang ở bên hông của chùa Bà Đen là đến.

Được xây dựng và tôn tạo vào thế kỷ 20 từ ngôi chùa cũ, nơi hòa thượng Thích Tác Điền trú ngụ. Nên vẫn giữ nguyên lối kiến trúc là gỗ. Vì vậy luôn tạo cảm giác xanh mát cho du khách. Đứng từ độ cao 350m nhìn xuống, du khách được trải nghiệm toàn bộ cảnh núi non và đồng bằng của mảnh đất này. Rất phù hợp cho những bạn thích sự tĩnh mịch và yên bình.

3. Chùa Hang

Để đến được ngôi chùa này các bạn phải đi qua Linh Sơn Tiên Thạch Tự, sau đó đi thêm 100 bậc thang nữa. Đến nơi các bạn sẽ được chiêm ngưỡng 181 bia tưởng niệm của các chiến sĩ trinh sát đã hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Được thành lập năm 1830 và tu sửa lại năm 1995 đến nay, ngôi chùa vẫn giữ được những nét độc đáo riêng với lối kiến trúc mang phong cách của chùa Phật giáo ở miền Nam.

4. Chùa Quan Âm

Đây là ngôi chùa nằm cao nhất trong các ngôi chùa tại núi Bà Đen. Nó còn có tên gọi khác là Động Ba Cô. Để leo đến nơi thì các bạn phải vượt qua 100 bậc thang thẳng đứng. Đó cũng là một thử thách đối với du khách khi đến với chùa.

Theo truyền thuyết kể lại đây là ngôi chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Với lối kiến trúc có nhiều phiến đá khổng lồ mang màu sắc tự nhiên, tiếng nước chảy róc rách tạo nên sự huyền bí. Rất nhiều du khách đến đây trong dịp đầu năm để cầu sự bình an và may mắn cho cả gia đình.

5. Chùa Trung

Chùa Trung còn có tên gọi khác là chùa Linh Sơn Phước Trung. Nó tọa lạc ngay ở chân núi nơi cổng ra vào của núi Bà Đen. Do đó tạo sự thuận lợi cho du khách khi tới tham quan.

Điểm ấn tượng của ngôi chùa ở tây ninh này là mang lối kiến trúc của Phật giáo miền Nam. Do vậy mọi vật đều có hoa, lá, mây trời nên tạo sự tinh tế đặc sắc. Đặc biệt hơn với khu vườn rộng lớn có tượng Thái Tử Tất Đạt Đa, có bảy đóa hoa sen hồng nở rộ, có giảng đường Tâm Hòa. Tất cả tạo nên một không gian vô cùng thơ mộng nhưng không kém phần tôn nghiêm.

6. Chùa Phước Lưu

Đến với chùa các bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc, tượng Di Đà Thanh Tôn và 15 tượng Phật từ đời Thanh. Những tượng Phật này tạo nên sự uy nghiêm em của chốn linh thiêng.

7. Chùa Thiền Lâm

Tồn tại hơn 100 năm nay, chùa Thiền Lâm đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Ban đầu chùa chỉ được thiết kế đơn sơ bằng những lá tre do hòa thượng Thích Trí Lượng xây dựng. Về sau chùa đã được xây dựng bằng những viên đá, gạch, ngói. Do vậy ngôi chùa mang cả lối kiến thức của Phương Đông và phương Tây. Khi du khách đến đây sẽ cảm nhận được sự cổ kính nhưng không kém phần hiện đại.

Hiện nay chùa vẫn còn gìn giữ những dụng cụ từ xa xưa như trống, sấm, Đại Hồng Trung, Phật, gỗ, tượng,

8.  Chùa Giác Ngạn

Đây là một trong những chùa đẹp ở tây ninh, được đánh giá là mang hơi thở tâm linh nơi trần gian. Nó vẫn giữ nguyên được vẻ cổ kính của thời xa xưa. Với diện tích rộng khoảng 400m2 chùa được xây dựng thành ba gian. Mỗi bên đều có thang để bắc lên lầu. Riêng cánh bên phải được sắp xếp là nơi yên nghỉ của các phật tử đã quá cố. Phía đằng trước của ngôi chùa là núi đá với sự có mặt của tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Do vậy đến đây du khách sẽ tìm được sự tĩnh tâm cho bản thân mình.

9. Chùa Thủy Phát

Đây là chùa nổi tiếng ở tây ninh nhận được nhiều sự yêu thích của du khách. Ta còn gọi gọi với cái tên khác là chùa Hàn Quốc. Bởi các công trình của chùa được xây dựng đan xen lẫn nhau với cây, cỏ, hoa lá. Một vườn hoa anh đào rực rỡ sắc hồng xen với những ngôi nhà gỗ mang lối kiến trúc của cổ trang Hàn Quốc. Những dòng sông uốn lượn xen lẫn những cầu tre lắc lẻo, Nếu bạn muốn trải nghiệm sự trong trẻo, vui tươi lãng mạn của cỏ cây hoa lá. Đây là địa chỉ tuyệt vời.

10. Chùa Tứ Phước

Xem Thêm  TOP 15 đặc sản Lăng Cô khiến du khách “nức lòng” khi mua về làm quà

Đăng bởi: Lộc Hòa

Từ khoá: Top 10 chùa đẹp ở Tây Ninh cực nổi tiếng

Chùa Tà Pạ – Ngôi Chùa Khmer Trên Núi Độc Đáo Ở An Giang

Là một trong bảy núi của vùng Thất Sơn, An Giang, núi Tà Pạ (Tri Tôn) tựa như chốn bồng lai tiên cảnh hữu tình. Nơi đây vừa có không khí trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp thu hút du khách bởi sự cổ kính và uy nghiêm của ngôi chùa trên núi.

Chùa Tà Pạ nhìn từ xa

Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi (Chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer) thuộc xã Núi Tô – huyện Tri Tôn  Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ An Giang. Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất, được bao quanh bởi rừng cây nên bầu không khí rất trong lành, thoáng đảng khiến cho du khách đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng. Nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vừa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì chùa Tà Pạ là điểm đến lý tưởng.

Chùa Tà Pạ, người dân nơi đây còn gọi là Chùa Núi

Chùa không được xây trên nền đất bằng phẳng mà được xây trên những cột chống đỡ vững chắc cao hàng chục mét, nên khi nhìn từ xa ngôi chùa như đang lơ lửng giữa không trung, nổi bật giữa một vùng rừng núi hoang sơ.

Cổng chùa

Để khám phá ngôi chùa này, bạn sẽ phải đi bộ lên con đường cổng chùa, đẹp hút hồn với không gian thoáng mát và lối đi dốc đẹp ấn tượng.

Con đường đi lên chùa

Ngôi chùa theo Phật giáo Nam Tông có kiến trúc Khmer đặc trưng. Công trình đồ sộ uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No…. mang tính nghệ thuật cao.

Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất

Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa.

Tượng Phật Thích Ca uy nghi

Vánh tường, nền lót gạch, mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ, gây ấn tượng trong lòng du khách. Ngoài chánh điện còn có các công trình phụ như Hỏa Tang Viếng, Bảo Tháp, phật cảnh,…

Mái chùa có ngọn tháp cao vút giữa trời xanh

Lối vào chánh điện

Chánh điện lớn

Tháp cốt trong khuôn viên chùa

Đặc biệt, nếu đứng vị trí ngôi chùa bạn có thể phóng tầm mắt quan sát cả một miền An Giang rộng lớn. Thấy được núi Cô Tô, núi Cấm hùng vĩ, thấy được những cánh đồng Tà Pạ trải dài bất tận.

Toàn cảnh chùa Tà Pạ tuyệt đẹp nhìn từ trên cao

Hồ Tạ Pạ

Đăng bởi: Trần Ký

Từ khoá: Chùa Tà Pạ – Ngôi chùa Khmer trên núi độc đáo ở An Giang

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Thiên Hậu, Ngôi Chùa Nổi Tiếng Của Người Hoa Ở Kuala Lumpur trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!