Bạn đang xem bài viết Cây Địa Liền: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Công Dụng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Địa liền còn được gọi là Sơn nại, Tam nại, Sa khương. Tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nó có tên Địa liền là vì lá mọc sát mặt đất. Thân rễ thái mỏng phơi khô gọi là Sơn nại.
1.1. Nhận biết dược liệuĐây là một cây cỏ nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ hình củ nhỏ, bám vào nhau, hình trứng. Lá 2 hoặc 3 mọc sát mặt đất, hình trứng, phía cuống hẹp lại thành một cuống dài độ 1 – 2cm. Mặt trên màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Cả hai mặt đều có những điểm nhỏ, dài rộng gần bằng nhau. Cụm hoa mọc ở giữa, không cuống, gồm 8 đến 10 hoa màu trắng với những điểm tím ở giữa.
1.2. Phân bố, thu hái, chế biến
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong cả nước.
Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về. Cần chọn những cây đã trên 2 năm. Rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh 1 ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
1.3. Bộ phận dùngThân rễ, thu hái vào mùa đông xuân, rửa sạch phơi khô, không được sấy bằng than.
1.4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm có tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là bocneola metyl, metyl p. cumari axit atyl este, xinamic andehyt và xineola.
2.1. Tác dụng giảm đauTrên mô hình gây đau nội tạng bằng cách tiêm dung dịch acid acetic 0,6% vào xoang bụng chuột nhắt trắng để tạo nên những cơn đau quặn. Địa liền dùng với liều 5g/kg thể trọng, bằng đường uống, 1 giờ sau khi dùng thuốc làm giảm 69% số lần xuất hiện cơn đau (P < 0,02). Còn trên mô hình gây đau bằng sức nóng, Địa liền không thể hiện tác dụng giảm đau kiểu morphin.
2.2. Tác dụng chống viêmTrên mô hình gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin 10%, thảo dược có tác dụng chống viêm rõ rệt. Dạng cao cồn với liều 10g/kg thể trọng ức chế viêm 63,8%, dạng cao nước với liều 10g/kg thể trọng cũng ức chế viêm 60% (P < 0,02). Tinh dầu và dạng tinh thể chiết từ Địa liền cũng có tác dụng chống viêm tương tự.
2.3. Các tác dụng khácNước chiết từ Địa liền có nhiều tác dụng như hạ sốt, có khả năng ức chế sự phát triển của nấm thường gây bệnh ngoài da. Ngoài ra, cao chiết từ Địa liền có tác dụng độc đối với tế bào carcinom cổ tử cung.
Địa liền được dùng trong phạm vi nhân dân. Theo Đông y, Địa liền vị cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị.
Dược liệu có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp. Có tác dụng chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng. Nó thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm cho ăn ngon, chóng tiêu và còn dùng làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp đau nhức đầu.
Liều dùng: ngày 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên hoặc thuốc hãm.
Viên bạch – địa – can gồm Địa liền (0,03g), Bạch chỉ (0,1g), Cát căn (0,2g) do Viện Dược liệu Nghiên cứu Sản xuất đã được ứng dụng trong điều trị trên lâm sàng ở Bệnh viện Saint Paul – Hà Nội, đạt kết quả tốt. Thuốc có tác dụng hạ sốt rõ rệt, giảm đau, kháng khuẩn, ít gây tác dụng phụ nên được dùng an toàn cho người lớn và trẻ em.
Dùng ngoài: rượu ngâm riêng Địa liền hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như Huyết giác, Thiên niên kiện, Đại hồi, Quế chi, Long não dùng xoa bóp, chữa đau nhức, tê phù, hoặc ngâm chữa đau nhức răng (không được uống).
4.1. Dùng chữa đầy bụng, đau dạ dày, đau thần kinhĐịa liền 2g, Quế chi 1g. Hai vị tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong 1 ngày, mỗi lần 0,5g hay 1g bột.
4.2. Chữa ngực bụng lạnh đauĐịa liền, Đinh hương, Đương quy, Cam thảo với lượng bằng nhau. Tán nhỏ trộn bột, trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 10 viên.
Không dùng Địa liền cho người thiếu máu, nóng trong người.
Địa liền với tác dụng chống viêm, giảm đau, hiệu quả trong điều trị các bệnh tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, nó còn có thể ngâm rượu giúp giảm đau do bệnh phong thấp gây ra. Với nhiều công dụng như vậy, người dùng nên sử dụng hợp lý dưới sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn để mang lại kết quả tốt nhất.
Cây Ngải Tiên – Loại Thảo Dược Quý Và Công Dụng Chữa Bệnh Cực Hay
Giới thiệu về cây ngải tiên Tên gọi của cây ngải tiên
Cây ngải tiên có những tên gọi khác là cây bạch điệp, cây bạch yến, cỏ tai cọp, sa nhơn, bobo hay cây sẹ theo cách gọi của người Dao vùng Tả Phìn Hồ. Tên khoa học của cây ngải tiên là Hedychium coronarium Koenig và thuộc họ gừng (Zingiberaceae).
Nguồn gốc và phân bố địa lýCây ngải tiên có xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á bởi nó là loài cây ưa ẩm, phát triển tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Vì vậy, cây ngải tiên thường phân bổ và được tìm thấy nhiều nhất ở các nước như Ấn Độ, phía nam Trung Quốc, Malaysia, Úc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây ngải tiên thường được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn… nơi có những vùng núi cao từ 1400 mét đến 1800 mét.
Đặc điểm của cây ngải tiên Đặc điểm hình thái của cây ngải tiênCây ngải tiên cũng có hình dáng tương tự như các loại thuộc họ gừng khác, đặc biệt là cây gừng ta. Nhưng ta có thể phân biệt cây ngải tiên với các loại họ gừng khác từ các đặc điểm của thân, lá, hoa, quả và rễ của cây ngải tiên.
– Thân cây: Cây ngải tiên có thể cao lên tới 1.5 mét, thuộc loại cây thân thảo có thân xốp và được bao bọc bởi các bẹ lá xanh dài.
– Lá cây: Lá cây có màu xanh, không có cuống, rộng khoảng 10cm và dài khoảng 40cm, hình dải mũi mác và mọc xen kẽ nhau trên thân, mặt trên lá nhẵn bóng còn mặt dưới có những lông nhỏ.
– Hoa: Cây ngải tiên mọc hoa màu trắng thành từng cụm ở phần ngọn cây, hoa có bốn cánh xòe ra như những cánh bướm rất đẹp. Ở giữa hoa sẽ thấy những nhụy hoa, một hoa có khoảng 1-2 nhụy. Đài hoa không có răng cưa, giống với tràng hoa có dạng ống dài, nhị hoa màu trắng.
– Quả: Quả của cây ngải tiên có màu vàng sậm khi chín.
– Rễ (củ): Củ cây ngải tiên nhỏ có vị cay và thơm, màu trắng, nhiều nhánh và nhìn giống như củ riềng.
Phân loại cây ngải tiên
– Cây ngải tiên trắng (cây bạch điệp): Đây là loại cây được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc để chữa bệnh.
– Cây ngải tiên hoa đỏ: Là cây ngải tiên có hoa màu đỏ, sống ở những nơi có vùng núi cao vừa khoảng 500 mét đến 600 mét như Hòa Bình…
– Cây ngải tiên hoa vàng: Cây có hoa màu vàng, thân và rễ màu đỏ, được tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc nước ta.
– Cây ngải tiên lông hoa trắng: Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng và Kon Tum.
– Cây ngải tiên lá bắc rộng: Cây có lá to hơn nhiều so với các loại khác, tìm thấy nhiều ở Sa Pa và có hình dáng rất giống với cây bạch điệp.
Công dụng của cây ngải tiên trong y họcTheo chúng tôi Bá Thị Châm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết. trong thân, rễ và hoa của cây ngải tiên là những bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc trong y học, có các công dụng sau:
– Thân rễ và quả cây ngải tiên có tác dụng chữa đau bụng lạnh, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, viêm lợi, viêm amidan. Nước được ép từ thân rễ và quả cây chữa hôi miệng, cảm sốt, đau nhức người, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Có thể uống và đắp thân rễ cây tươi để trị rắn cắn, các tổn thương do va chạm.
– Hoa được sử dụng để chiết xuất tinh dầu, có giá trị cao trong hương liệu.
– Rễ tươi chứa eucalyptol, là chất thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu và xua đuổi côn trùng.
– Quả cây ngải tiên được dùng để trị chứng dạ dày, chướng bụng, ăn uống không tiêu.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngải tiên Chữa viêm đại tràngSử dụng cây ngải tiên để điều trị bệnh viêm đại tràng với liều lượng như sau:
Sắc 6gr – 12gr thân rễ cây ngải tiên khô cùng với 500ml nước, đun để lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml nước thuốc.
Sử dụng để uống hằng ngày trong 2-3 tháng.
Điều trị viêm lợi, viêm amidan, hôi miệngTinh dầu có trong cây ngải tiên có tác dụng chữa các bệnh về tai – mũi – họng và hôi miệng:
Rửa sạch và thái nhỏ phần thân và rễ của cây để sắc cùng với nước.
Nước thuốc nấu được lấy dùng để súc miệng hàng ngày, ngậm nước thuốc trong cổ họng và súc họng 5 phút khi súc miệng.
Hơi thở sẽ luôn thơm tho nếu sử dụng cách này để súc miệng và sau 1 tuần tình trạng viêm lợi, viêm amidan sẽ giảm rất nhanh.
Chữa bệnh xương khớpSử dụng các bài thuốc sau để chữa trị xương khớp, ngăn ngừa để bệnh xương khớp chuyển biến nặng hoặc thành bệnh mãn tính:
Ngâm rượu
Ngâm 20gr thân và củ cây ngải tiên khô với rượu khoảng 1 tháng.
Uống một chén nhỏ rượu thuốc mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng của nhức mỏi xương khớp.
Sắc nước uống
Lấy thân và rễ của cây ngải tiên, sau đó sắc với nước và uống từ 2-3 lần một ngày.
Sử dụng nước sắc hàng ngày trong 10-20 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Cách sắc nước khác là pha 2 muỗng cà phê bột thân, rễ cây ngải tiên với 1 cốc nước lọc để dùng uống hàng ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang lại hiệu quả cao với các triệu chứng bệnh còn nhẹ và nên sử dụng trong thời gian dài, còn với các tình trạng bệnh nặng chỉ có tác dụng hỗ trợ.
Trị bệnh về tiêu hóaCác bài thuốc thường được sử dụng để điều trị là:
Phơi khô thân rễ cây ngải tiên rồi lấy 6 -12g đem sắc với 500ml nước, sắc đến khi lượng nước thuốc còn lại một nửa thì uống được, dùng để uống hằng ngày.
Tán mịn thân rễ phơi khô thành bột rồi pha với nước sôi, uống nhiều lần trong ngày.
Dùng thân rễ ngải tiên khô, ý dĩ và hoài sơn với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó đem sắc với nước rồi uống hàng ngày để trị bệnh.
Kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đem lại hiệu quả cao.
Giảm sốt bằng cây ngải tiênHạ sốt nhanh chóng từ cây ngải tiên bằng các cách sau:
Cách 1 Giã nát thân và lá ngải tiên tươi, lá ngải cứu tươi mỗi loại 1 nắm nhỏ và 1 củ hành. Sau đó bọc vào khăn sạch và đắp lên trán.
Cách 2Giã nát thân, rễ ngải tiên cùng củ hành, thì là với liều lượng bằng nhau rồi bọc vào vải mỏng để đắp lên trán. Thực hiện đắp thuốc thường xuyên giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng.
Advertisement
Giảm chấn thương và điều trị rắn cắn
Sử dụng cây ngải tiên để điều trị vết thương do rắn cắn như sau:
Lấy rễ tươi của cây ngải tiên, sau đó đem giã nát rồi tách riêng phần bã và phần thuốc.
Sau khi sơ cứu vết thương thì dùng bã thuốc đắp lên và dùng gạc băng bó lại.
Phần nước thuốc còn lại dùng để uống. Áp dụng từ 2 – 3 lần vết thương sẽ nhanh liền và có thể loại hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng cây ngải tiên chữa bệnhNhững điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải tiên
Dù cây ngải tiên có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng khi sử dụng nó cũng cần phải lưu ý những điều sau:
Khi điều trị bệnh bằng bài thuốc này không nên kết hợp chung với nhiều loại thuốc, vì có thể bị tương tác với các loại thuốc khác.
Thuốc phải sử dụng kiên trì trong thời gian nhất định mới có tác dụng thấy rõ.
Vì cây ngải tiên có hình dáng rất giống với các cây họ gừng khác nên trước khi sử dụng làm thuốc phải xác định chính xác đó là cây ngải tiên.
Ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để giải quyết kịp thời nếu cơ thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.
Mua cây hoa ngải tiên ở đâu và giá bao nhiêu?Cây ngải tiên được sử dụng phổ biến trong bài thuốc Đông y, do đó rất dễ tìm được cây hoa ngải tiên trong những hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y hay phòng chẩn trị y học cổ truyền…
Trên thị trường hiện nay bán cây ngải tiên khô có giá dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng/1kg sấy khô.
Nguồn: suckhoedoisong
Ngô Thù Du: Công Dụng Gì Từ Một Vị Thuốc Cay Nóng?
Ngô thù du còn gọi là Ngô thù, hay Thù du. Nó có tên khoa học Evodia rutaecarpa (Juss) Benth., thuộc họ Cam quýt (Rutaceae).
Đặc điểm thực vậtĐây là loại cây thân gỗ nhỏ, với chiều cao trung bình khoảng 2 – 5m. Cành cây ngả màu nâu, hay nâu sẫm. Khi còn non thì trên cành có lông mềm, nhưng sau đó lông rụng dần đi, để lại những điểm bì khổng trên cành cây.
Lá cây mọc đối, lá khá lớn với kích thước lá mang cuống có thể dài tới hơn 30cm. có 2 – 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5-5cm. Đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên. Trên lá có gân hình xương cá hiện rõ. Trên lá mang lông mịn màu nâu, mặt dưới nhiều hơn mặt trên. Khi soi lá dưới ánh sáng ta sẽ thấy những điểm tinh dầu.
Hoa Ngô thù du là dạng hoa đơn tính khác gốc, gồm những hoa nhỏ tụ thành chùm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái sẽ lớn hơn hoa đực.
Quả của cây khi chín màu đỏ thẫm, tụ thành từng chùm. Nó có hình cầu hơi dẹp, dài khoảng 3mm. Trên mặt quả có những điểm tinh dầu. Mỗi ô quả sẽ có 1 hình trứng dài khoảng 5 – 6mm và đường kính độ 4mm màu đen bóng. Cây ra hoa tháng 6 – 8 và cho quả tháng 9 – 10. Toàn cây đều có tinh dầu với mùi thơm hơi hắc.
Ngô thù du với những chùm quả chín đỏ đặc trưng Phân bốCây mọc nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc như: Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Nam, Triết Giang,…
Ở nước ta, cây cũng mọc hoang ở một số tỉnh vùng cao như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,… Nhưng số lượng không nhiều, và đa phần vẫn phải nhập từ Trung Quốc. Chúng ta thường dùng quả chưa chín của cây mường chương (con gọi là đinh trưởng) cũng thuộc họ Cam quýt để thay thế.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng
Quả chưa chín. Chọn những quả sắc xám, nhỏ, rắn, thơm hắc là tốt. Ngoài ra cũng có thể dùng cả cây (rễ, thân, hoa, quả) cũng tốt để chữa hàn nhập vào trong cơ thể. Vỏ lụa cây có thể trị độc nhiệt.
Thu hái
Vào tháng 9 – 10, khi cây Ngô thù du ra quả. Chọn những quả còn xanh hoặc hơi vàng xanh, chưa tách vỏ. Hái đem về phơi hoặc sấy khô.
Chế biến
Theo Trung y: Nấu nước sôi 7 lần để lại vị đắng, nồng rồi sấy khô dùng dần.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước đun sôi để ấm (60 – 70 độ C), đổ Ngô thù du vào quấy nhẹ đến khi nguội. Bỏ nước nguội đi. Làm như trên 2 – 3 lần, sau đó sấy khô, giã dập (dùng sống).
Bảo quản
Cất giữ dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt. Lưu ý đậy kín để giữ hương vị.
Dược liệu Ngô thù du khô Thành phần hóa học trong dược liệuTheo nghiên cứu, trong dược liệu chứa 0,4% tinh dầu. Trong tinh dầu có 11% evoden, 26% evodin, oximen và 3 alkaloid evodiamin, rutaecacpin và wuchuyin.
Tác dụng theo Y học hiện đạiVị thuốc có một số tác dụng dược lý sau:
Chống nôn: sẽ mạnh hơn nếu phối hợp với gừng sống (theo Nhật Bản dược lý học tạp chí, 49(3):73,1953)
Co bóp tử cung: Rutamin có trong Ngô thù du có tác dụng co bóp tử cung. (theo Trung Hoa y học tạp chí, 22(6): 397-413, 1936)
Kháng khuẩn: Dược liệu này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của một số vi khuẩn ngoài da (theo Trung Hoa y học tạp chí, 38 (4): 315-318), 1952)
Tác dụng theo Y học cổ truyềnVị thuốc này cau, đắng, tính rất nóng. Nó giúp làm ấm cơ thể trừ hàn, cắt cơn đau, thường được ứng dụng để chữa:
Các cơn đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm tinh hoàn, cước khí,…
Chữa nôn mửa do lạnh
Cầm tiêu chảy mãn tính
Trị băng huyết, rong huyết, kinh nguyệt sau kỳ.
Liều lượng: 2 – 3g/ 1 ngày. Nếu dùng để chữa cơn đau thì tăng liều 4 – 12g/ 1 ngày.
Dùng dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc chữa ăn không tiêuNgô thù du 2g, Mộc hương 2g, Hoàng liên 1g. Tất cả tán thành bột, trộn đều. Chia 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa nôn mửaNgô thù du 5g, Can khương 2g. Cho vào 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Do tính quá cay, nóng nên không nên dùng quá nhiều dược liệu này một lần.
Kinh Giới: Từ Cây Rau Đến Vị Thuốc Chữa Cảm Mạo
Kinh giới được biết đến như một thực phẩm trong mỗi căn bếp. Nhưng đối với giới y gia, kinh giới là một vị thuốc quý giải cảm, các vấn đề kinh nguyệt và hô hấp. Dân gian Việt Nam, từ lâu đã kết hợp giữa thực phẩm và dược liệu phát triển thành chế độ thực dưỡng độc đáo. Kinh giới là một ví dụ điển hình trong điều trị cảm mạo bằng thức ăn của dân tộc. Ngoài sử dụng là gia vị, om trà, sắc như thuốc, tán bột hoặc dùng ngoài da trên nhiều bệnh trạng khác nhau.
Kinh giới hay còn gọi là dã tô ma, khương giới. Tên khoa học là Elsholtzia ciliata. Thuộc họ bạc hà do đó chứa nhiều tinh dầu. Thân vuông cạnh, nhiều lông tơ quanh cành và mặt dưới lá. Hoa mọc đầu cành, dễ mọc lại khi cắt ngọn.
Trồng nhiều tại Việt Nam để làm rau hoặc một số khu trồng thuốc. Trị cảm lạnh, khó tiêu, giảm sưng, viêm mũi và một số bệnh khác. Ngoài chức năng là một vị thuốc còn là một loại rau phổ biến.
Kinh giới chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm. Theo y học cổ truyền, kinh giới có tác dụng giải cảm hàn, ôn ấm dạ dày và hệ tiêu hóa.
Lá có mùi thơm dễ chịu, vị cay nồng chứa 1% tinh dầu. Hoa làm ra mồ hôi mạnh hơn lá. Không có mồ hôi dùng hoa nhưng khi có mồ hôi dùng kinh giới sao. Toàn cây có thể dùng tươi hoặc sao đen, sao cháy để đạt mục đích điều trị.
Hương giới được dùng làm thuốc trị các bệnh: cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, tắc mũi, ho, mẩn ngứa. Khi gặp sởi mới phát, mụn nhọt, đau họng, thũng độc có thể dùng kinh giới. Đôi lúc, dùng trong các trường hợp cấp cứu như chảy máu cam, ho, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, băng huyết.
Vân Nam bản thảo cho biết thêm tác dụng trị đau đầu say nắng, tiêu chảy vào mùa hè, đau dạ dày, ho khan mùa hè, ra mồ hôi trộm, làm ấm bụng, dễ đi đại tiện.
Theo y học hiện đại, nhà khoa học ghi nhận tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và an thần khi dùng lượng vừa đủ. Ức chế sự co thắt tự phát hồi tràng. Giúp loại bỏ gốc tự do, tham gia vào quá trình chống oxy hóa bằng các phenol trong tinh dầu thảo dược.
Tinh dầu với phương pháp khuyết tán có tác dụng ức chế của khuẩn tả và một số virus.
Sắc uốngKhi nhức đầu chảy nước mũi, hắt hơi,… sau khi đi mưa hoặc cơn gió lớn có thể đang bị cảm lạnh. Hoa hương giới 20g, bạch chỉ 20g tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g hỗn hợp trên với nước ấm cho ra mồ hôi.
Khi thức dậy, súc miệng thấy nước chảy ra một bên, không nhăn trán được có thể bị liệt VII ngoại biên. Dùng 1 nắm lá kinh giới giã vắt nước uống liền.
Khi người phát nóng, đau khắp cơ thể, đầu căng nhức. Dùng sắn dây gấp đôi lượng hương giới 12g, sắc uống.
Hoa hương giới 12g, hoa húng quế 12g, lá đơn đỏ 12g. Sắc lấy nước uống trị dị ứng và mẩn ngứa ngoài da.
Chảy máu cam dùng nước kinh giới chế sao đen 12g uống.
Hương giới, bạc hà, trúc nhự mỗi loại 5g, cây mã đề 10g, sắc uống như trà.
Nó có thể thanh nhiệt và bứt rứt, lợi tiểu, thông tâm, thích hợp cho người khó chịu, nước tiểu đỏ, miệng khô và đắng miệng.
Trà kinh giớiHương giới 10g, trà xanh 3g pha với 200ml om nước sôi. Uống trị đau đầu, đau bụng ruột về, ho cảm nắng, giảm sưng phù.
Bạc hà 4g, kinh giới 3g, trúc nhự 3g, xa tiền thảo 3g om trà giúp thanh nhiệt.
Cháo kinh giớiHương giới 50g nấu lấy nước bỏ xác. Thêm 50g gạo tẻ và 50g đậu xanh vào nấu nhừ. Mỗi ngày ăn 2 – 3 lần để phòng cảm mạo mùa hè, thanh nhiệt.
Xông hơiLá bưởi, bạc hà, sả, tía tô mỗi loại 1 nắm đun sôi trong nước. Xông đến khi tự ra mồ hôi thì dừng để trị cảm cúm.
Dùng ngoài daDùng nước nấu của toàn cây đã giã nát tắm cho trẻ em mọc rôm sẩy, đinh nhọt.
Đau cứng cổ gáy sau khi có gió lớn: lá già và bông sau khi rửa sạch được phơi trong bóng râm. Hong khô cho vào gối hoặc rải xuống chiếu để nằm.
Lá hương giới, lá vối tươi đun nước sôi, để cho ấm. Rửa vết loét. Dùng thuốc mỡ Hoàng liên, Hồng đơn, Hồng liên, Chu sa đặc chế thoa lên để trị chàm.
Dùng tro đốt từ lá hương giới, trộn với 1 củ hành vắt lấy nước đắp lên sang thương để trị lở loét bắp chân, bàn chân do phong độc. Dùng nước cam thảo rửa trước khi đắp hỗn hợp trên.
Người có tình trạng biểu chứng dương hư như ra mồ hôi không cầm được.
Không phải ngoại cảm. Nhức đỉnh đầu do âm hư hỏa vượng thì không được dùng.
Kinh giới là một loài thực vật với công dụng vượt trội, vừa làm thực phẩm và vừa làm thuốc. Hỗ trợ điều trị tốt trong giải cảm, trị khó tiêu, giảm sưng, giảm viêm mũi. Tuy nhiên, dùng lượng lớn hoặc sử dụng sai phương pháp đều gây những tác dụng phụ khó chịu. Do đó, nên nhờ tư vấn bác sĩ khi muốn điều trị bệnh bằng kinh giới, bất kể trong thực dưỡng hay điều trị.
Tang Bạch Bì: Vị Thuốc Từ Vỏ Rễ Cây Dâu Tằm
1.1. Danh pháp
Tên gọi khác: Vỏ rễ cây Dâu.
Tên khoa học: Cortex Mori radicis.
Thuộc họ: Dâu tằm (Moraceae).
1.2. Mô tả câyCây gỗ nhỏ, cao trung bình 2 – 3 m, có thể cao tới 15 m. Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt.
Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu.
1.3. Phân bố
Cây Dâu tằm có nguồn gốc Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam từ lâu. Hiện nay, Dâu tằm được trồng ở khắp nơi. Cây được trồng để làm thuốc, lấy quả và lấy lá nuôi tằm.
1.4. Đặc điểm sinh trưởngCây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 5 – 6.
1.5. Bộ phận dùngToàn bộ cây đều được sử dụng để làm thuốc. Tang bạch bì là vỏ rễ phơi sấy của cây.
1.6. Bào chếVào mùa xuân, thu đào lấy rễ. Các vùng phía Nam, mùa đông vẫn có thể đào lấy rễ được, rửa sạch đất cát, bỏ các rễ nhỏ. Nhân lúc còn tươi, cạo bỏ lớp vỏ thô màu vàng nâu ở ngoài, dùng dao tách lấy phần vỏ, bỏ phần lõi gỗ, đem phơi khô.
Tang bạch bì được bào chế bằng cách để nguyên rễ, cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, rửa sạch, để ráo, thái mỏng 2 – 3 mm, sấy khô. Loại này có tác dụng tốt trong tả phế hành thủy, thường dùng trong phù thũng tiểu ít.
Sao Tang bạch bì được bào chế bằng cách lấy lớp vỏ trắng, bỏ vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi có màu vàng hoặc hơi cháy, lấy ra để nguội.
Mật chích Tang bạch bì được bào chế bằng cách cho mật và nước sôi vào cùng sợi Tang bạch bì, trộn đều, cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao đến khi không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ mỗi 10 kg Tang bạch bì dùng 3 kg mật. Loại này mạnh về giảm ho, giảm suyễn.
1.7. Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.
2.1. Thành phần hóa họcMoracin O, oxyresveratrol, moracin R, moracin P, mulberroside C, wittifuran E, isomulberrofuran G, mulberrofuran G, norartocarpetin, morin, morusin, sanggenon C, sanggenon D, cathayanin B…
2.2. Tác dụng dược lýCho thỏ uống nước sắc Tang bạch bì 2g/kg, thấy có sự gia tăng đáng kể lượng nước tiểu trong vòng 6 giờ. Từ 7 đến 24 giờ lượng nước tiểu trở lại bình thường.
Chiết xuất từ Tang bạch bì có tác dụng trị suyễn thông qua tăng cường CD4(+)CD25(+)Foxp3(+) điều tiết tế bào T và ức chế cytokine Th2 trên chuột.
Chiết xuất từ Tang bạch bì có khả năng hạ huyết áp, giảm tổn thương cơ tim, giảm phì đại và xơ hóa cơ tim do bệnh đái tháo đường.
Dịch chiết có tác dụng an thần, giảm đau, hạ nhiệt và chống co giật nhẹ. Tang bạch bì cũng có tiềm năng trong điều trị bệnh thoái hóa thần kinh do có tác dụng phát triển sợi trục thần kinh tế bào PC12 thông qua ức chế dòng Ca++.
Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, kháng u, kháng khuẩn, hạ đường huyết.
3.1. Tính vịVị ngọt, tính hàn, không độc.
3.2. Quy kinhQuy kinh Phế.
3.3. Công hiệuThanh nhiệt ở phế và dịu hen, lợi tiểu giảm phù.
3.4. Chủ trịPhế nhiệt ho đàm, ho lâu ngày, hen, ngực bụng đầy trướng, phù thũng, tiểu ít.
3.5. Liều dùngDùng 10 – 15 g, sắc uống.
Muốn lợi tiểu, tả phế, thanh nhiệt nên dùng loại tươi. Phế hư suy ho nhiều nên dùng loại chích mật.
3.6. Lưu ýKhông dùng Tang bạch bì cho người bị hen suyễn và ho do phế hàn (phổi nhiễm lạnh).
Bệnh nhân tiểu nhiều thận trọng khi sử dụng.
4.1. Chữa ho ra máuTang bạch bì 600 g. Ngâm nước vo gạo 3 đêm. Tước nhỏ. Cho thêm 250 g gạo nếp. Sao vàng, tán nhỏ. Trộn đều. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 8 g chiêu bằng nước cơm.
4.2. Ho lâu nămTang bạch bì, vỏ rễ cây Chanh, mỗi loại 10 g, sắc uống trong ngày.
4.3. Trẻ em ho có đờm
Tang bạch bì 4 g sắc với nước cho uống.
4.4. Trong phế có nhiệt, ho nhiều, da khô nóng, lưỡi đỏ rêu vàngTang bạch bì 15 g, Địa cốt bì 15 g, Ngạnh mễ 15g, Cam thảo 3 g. Sắc nước uống trước bữa ăn.
4.5. Phế hư, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, hoNhân sâm 9 g, Hoàng kỳ (chích mật) 24 g, Ngũ vị tử 6 g, Tang bạch bì (chích mật) 12 g, Thục địa 24 g, Tử uyển 9 g. Sắc uống.
4.6. Phù toàn thân, ngực bụng đầy trướng, tiểu ítTang bạch bì 9 g, Trần bì 9 g, Sinh khương bì 6 g, Đại phúc bì 9 g, Phục linh bì 24 g. Sắc uống.
4.7. Rụng tócLấy Tang bạch bì giã dập, ngâm nước. Đun sôi nửa giờ. Lọc, lấy nước đó gội đầu.
Tang bạch bì có nhiều tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, giống như các vị thuốc khác, quý bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về chỉ định, liều lượng và thời gian dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thuốc Phenobarbital: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: phenobarbital.
Thuốc có thành phần tương tự: Danotan, Gardenal, Garnotal, Lumidone…
Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc dẫn xuất của acid barbituric.
Thuốc hoạt động bằng cách tăng cường tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric (GABA) ở não gây ức chế thần kinh trung ương.
Điều trị các cơn động kinh (trừ động kinh cơn nhỏ) như động kinh cơn lớn, động kinh rung giật cơ, động kinh cục bộ.
Ngoài ra, có thể dùng Phenobarbital trong phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ.
Không những vậy, việc sử dụng Phenobarbital có thể giúp điều trị tình trạng vàng da sơ sinh, người bệnh mắc chứng tăng bilirubin huyết không liên hợp bẩm sinh. Hoặc các đối tượng không tan huyết bẩm sinh và người bệnh ứ mật mạn tính trong gan.
Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào khác.
Các đối tượng bị suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn đường thở.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Ngoài ra, không dùng Phenobarbital nếu bị suy gan nặng.
Cách dùng
Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm.
Không khuyến nghị thực hiện tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ.
Trường hợp tiêm tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp.
Nếu đã dùng Phenobarbital dài ngày, khi muốn ngừng thuốc phải giảm liều dần dần để tránh hội chứng cai thuốc.
Lưu ý, khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều Phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều thấp.
Liều lượng
Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh.
Lưu ý: nồng độ Phenobarbital huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở phần lớn người bệnh.
Do đó, cần lưu ý, dù ở tình trạng bệnh nào thì tổng liều dùng hằng ngày nên ở trong giới hạn ≤ 600 mg.
Buồn ngủ.
Hồng cầu khổng lồ trong máu ngoại vi.
Rung giật nhãn cầu, mất điều phối động tác, sợ hãi, bị kích thích, lú lẫn.
Nổi mẩn do dị ứng (hay gặp ở người bệnh trẻ tuổi).
Còi xương, nhuyễn xương, loạn dưỡng đau cơ (gặp ở trẻ em khoảng 1 năm sau khi điều trị), đau khớp.
Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Xuất hiện hội chứng Lyell (có thể tử vong).
Mặc dù với tần suất rất hiếm nhưng người bệnh có thể bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.
Phenytoin.
Acid valproic.
Carbamazepin.
Alprenolol, metoprolol, propranolol (các thuốc chẹn beta).
Digitoxin.
Disopyramid.
Hydroquinidin và quinidin.
Thuốc tránh thai theo đường uống, khi được dùng đồng thời.
Các thuốc chống đông dùng đường uống.
Acid folic.
Corticoid dùng toàn thân.
Methotrexat.
Ciclosporin.
Levothyroxin.
Doxycyclin.
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Rượu.
Lưu ý khi dùng thuốc trên người bệnh đã từng bị nghiện ma túy, nghiện rượu, suy thận hoặc người bệnh cao tuổi.
Việc dùng Phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc.
Đặc biệt, không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc bệnh động kinh.
Cẩn thận khi dùng thuốc trên người bệnh bị trầm cảm.
Phụ nữ mang thai
Phenobarbital qua được nhau thai.
Việc dùng Phenobarbital điều trị động kinh ở người mang thai có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng tới thai nhi.
Do đó, cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng.
Phụ nữ cho con bú
Phenobarbital được bài tiết vào sữa mẹ.
Phải theo dõi nồng độ Phenobarbital ở trẻ để tránh mức gây độc.
Tuy nhiên, vẫn phải cân nhắc một cách cẩn thận trước khi quyết định dùng thuốc.
Triệu chứng
Dùng liều cao gấp 10 lần liều thường dùng gây ngủ sẽ gây ra phản ứng nghiêm trọng.
Khi quá liều, Phenobarbital có thể:
Gây ức chế hệ thần kinh trung ương từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong.
Ức chế hô hấp, có thể đến mức có nhịp thở Cheyne-Stokes.
Giảm thông khí trung tâm, tím tái, giảm thân nhiệt, mất phản xạ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít.
Nếu quá liều nặng thường xuất hiện hội chứng sốc điển hình:
Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp và có thể tử vong.
Các biến chứng nặng có thể gây tử vong gồm viêm phổi, phù phổi, suy thận.
Ngoài ra có thể gặp các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Xử trí
Nếu bệnh nhân mới dùng thuốc trong vòng 1 giờ, có thể rửa dạ dày.
Nếu nhiều hơn thì dùng than hoạt đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi là cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc Phenobarbital.
Lưu ý, tập trung chủ yếu là điều trị hỗ trợ làm giảm nhẹ triệu chứng.
Nếu người bệnh bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân màng bụng hay lọc máu thận nhân tạo.
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Phenobarbital tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Địa Liền: Vị Thuốc Quý Với Nhiều Công Dụng trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!