Bạn đang xem bài viết Các Thời Điểm Cần Tiêm Vắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vắc-xin phế cầu Synflorix là vắc-xin của Bỉ. Vắc-xin này được chỉ định tiêm cho trẻ nhỏ từ 6 tuần – 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh gây ra do phế cầu Streptococcus pneumoniae.
Vắc-xin này sau khi chích có thể giúp trẻ phòng ngừa các bệnh gây ra do các phế cầu loại huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 19F và 23F. Cụ thể gồm các bệnh
Trẻ bị nhiễm trùng
Bệnh viêm màng não
Các trường hợp viêm phổi
Tình trạng nhiễm khuẩn huyết
Viêm tai giữa cấp tính
Ngoài ra, sau tiêm phòng trẻ có thể chủ động phòng được bệnh viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn Haemophilus influenza không xác định tuýp.
Một số lưu ý về thắc mắc khi nào tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ như sau:
Độ tuổi tiêm phòng: trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi. Phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ đến tiêm mũi đầu tiên mà số mũi vắc-xin cần tiêm cũng sẽ khác.
Mặc dù tiêm càng muộn thì số mũi tiêm sẽ ít hơn. Nhưng để có kháng thể sớm cho trẻ thì cần tiêm phòng cho trẻ càng sớm càng tốt (có thể bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi). Do trẻ em có thể nhiễm phế cầu ngay từ giai đoạn sơ sinh. Vì thế, để phòng bệnh tốt nhất nên tiêm càng sớm càng tốt trong độ tuổi 6 tuần – 5 tuổi.
Ngoài ra, nên hoãn tiêm vắc-xin phế cầu nếu trẻ đang sốt. Hoặc trẻ mắc các bệnh cấp tính hay trẻ bị tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi ≥40 mmHg.
Khi nào tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ? Tùy vào từng độ tuổi mà lịch tiêm phòng vắc-xin phế cầu Synflorix trên mỗi trẻ sẽ khác nhau
Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi Các lịch tiêm có thể chỉ định cho trẻ+ Thực hiện mũi tiêm nhắc lại cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu 6 tháng.
+ Thực hiện mũi tiêm nhắc lại cách mũi tiêm thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
Lịch tiêm chủng của một số quốc giaKhi nào tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ? Một số quốc gia có thể áp dụng lịch tiêm chủng như sau:
Khi trẻ được 2 tháng tuổi thực hiện mũi tiêm đầu tiên.
Tiêm mũi thứ 2: khi trẻ 4 tháng tuổi.
Thực hiện mũi tiêm thứ 3: Khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Thực hiện mũi tiêm nhắc lại: cách 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3.
Lưu ý trường hợp trẻ sinh nonLưu ý: đối với trẻ sinh non, ít nhất là sinh non từ 27 tuần tuổi cần chú ý:
Thực hiện chủng ngừa vắc-xin Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Khuyến nghị sử dụng phác đồ cơ bản 3 + 1 được trình bày như trên.
Trẻ từ 7 tháng – 11 tháng tuổi chưa từng được tiêm phòng trước đó
Thực hiện mũi tiêm đầu tiên vào thời điểm được bác sĩ chỉ định.
Tiêm mũi thứ 2 cách liều mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng (tối thiểu 28 ngày).
Đối với trẻ lớn từ 1 – 5 tuổi và chưa tiêm trước đó
Áp dụng lịch trình tiêm 2 liều vắc-xin phế cầu Synflorix cho trẻ.
Với mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất tối thiểu 2 tháng.
Lưu ý, không cần phải tiêm mũi nhắc lại.
Xuất xứ vắc-xin SynflorixKhi nào tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ? Bên cạnh thắc mắc này, nhiều người còn mong muốn tìm hiểu nên tiêm phòng ở đâu đảm bảo an toàn?
Thực tế, vắc-xin Synflorix có xuất xứ từ công ty dược phẩm Glaxo Smith Kline (GSK) của Bỉ. Trong lĩnh vực sức khỏe, GSK là một trong những công ty nghiên cứu, sản xuất và cung ứng dược phẩm & vắc-xin lớn nhất trên thế giới.
Tiêm vắc-xin Synflorix ở đâu?Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc-xin Synflorix cho trẻ. Bố mẹ cần cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo trẻ được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm chủng. Cụ thể:
Trẻ sẽ được tư vấn rõ ràng về vắc-xin và phác đồ tiêm.
Ngoài ra, trẻ được theo dõi phản ứng sau tiêm và được hướng dẫn chăm sóc cho trẻ tại nhà tốt nhất.
Một số nơi tiêm phòng uy tín hiện nay có thể đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin phế cầu là:
Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Trung tâm y tế quận 1.
Viện Pasteur HCM.
Bệnh viện nhi đồng 1.
Bệnh viện nhi đồng trung ương.
Tóm lại, bài viết đã giải đáp câu hỏi “khi nào tiêm vắc-xin phế cầu cho trẻ“. Do vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để được thăm khám và sàng lọc cẩn thận trước khi quyết định tiêm phòng vắc-xin phế cầu này. Ngoài ra, phải chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm, nếu có gì bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử trí kịp thời nhé!
Tiêm Nhắc Lại Của Vắc
Vắc-xin sởi quai bị rubella MMR được chỉ định cho đối tượng chưa được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella. Mũi tiêm đầu tiên và tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella được trình bày theo lịch sau đây:
Trẻ em nên được tiêm 2 liều vắc-xin MMR 0.5 ml:
Liều thứ 1: từ 12 đến 15 tháng tuổi.
Liều thứ 2: từ 4 đến 6 tuổi.
Trong trường hợp có dịch sởi, trẻ nên được tiêm 3 liều MMR 0.5 ml:
Liều thứ 1: trẻ từ 9 tháng tuổi hoặc 6 đến 12 tháng tuổi.
Liều thứ 2: 6 tháng sau, khi trẻ 15 tháng tuổi.
Liều thứ 3: 4 năm sau, khi trẻ từ 4 – 6 tuổi.
Lưu ý:
Trong trường hợp trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi du lịch nước ngoài, nên được tiêm ít nhất một mũi trước khi đi. Sau đó, đối tượng trẻ em này vẫn nên tiếp tục tiêm 2 liều MMR 0.5 ml sau 12 tháng tuổi.
Trẻ em trên 12 tháng tuổi nên được tiêm cả 2 mũi trước khi du lịch nước ngoài.
Mũi đầu tiên của trẻ tiêm vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II:
Mũi 1: từ 12 đến 15 tháng tuổi
Ở khu vực có dịch sởi, trẻ nên tiêm từ 9 tháng tuổi hoặc 6 đến 12 tháng tuổi.
Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tháng tuổi đi du lịch nước ngoài thì cần tiêm ít nhất một mũi.
Tiêm mũi nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II:
Mũi 2: từ 4 đến 6 tuổi
Ở khu vực có dịch sởi, trẻ tiêm mũi 2 vào 6 tháng sau
Trẻ em trên 12 tháng tuổi nếu đi du lịch nước ngoài thì cần tiêm đủ 2 mũi
Ngoài những lưu ý về lịch tiêm và tiêm mũi nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella, bạn cần thận trọng khi sử dụng vắc xin
Lưu ý sau khi tiêm phòng
Người lớn và trẻ em cần ở lại khu vực theo dõi 30 phút sau khi tiêm vắc xin MMR để xử trí kịp thời nếu có hiện tượng sốc phản vệ sau tiêm.
Trẻ em sau khi về nhà cần tiếp tục được theo dõi trong 24 – 48 giờ sau tiêm.
Tuyệt đối không chạm, chườm hay đắp thuốc vào chỗ tiêm.
Nếu trẻ em sốt sau khi tiêm vắc xin MMR, bạn nên cho trẻ mặc thoáng và uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bạn cần liên hệ với Bác sĩ để tham khảo ý kiến về việc sử dụng thuốc hạ sốt.
Một số trường hợp sốt do bệnh khác nhưng được phát hiện sau khi tiêm vắc xin, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Thận trọng khi sử dụng
Cần thận trọng đối với người có tiền sử co giật hoặc tổn thương não. Thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện trình trạng sốt sau khi tiêm.
Dị ứng với trứng vì vắc xin này được nuôi cấy trên phôi gà.
Những người bị giảm tiểu cầu: sau khi tiêm vắc xin này thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ nặng hơn.
Đối với trẻ bị nhiễm HIV không có biểu hiện lâm sàng và đang theo dõi vẫn có thể tiêm phòng vắc xin này, tuy nhiên vẫn phải theo dõi hiệu quả đáp ứng miễn dịch.
Trẻ em nhiễm lao mà chưa điều trị
Phụ nữ đang cho con bú: Cần thận trọng khi tiêm phòng. Vì chưa có thông tin rõ ràng về việc vắc-xin MMR II có bài tiết qua sữa mẹ hay không.
Tác dụng phụBên cạnh việc quan tâm tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella. Thì trước và sau khi tiêm, những tác dụng phụ có thể xảy ra bạn cần chú ý theo dõi như sau:
Cảm giác rát bỏng/ đau nhói chỗ tiêm.
Tác dụng phụ ít gặp: sốt trên 38 độ C, xuất hiện ban đỏ nhẹ trên da.
Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, căng cứng, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Phản ứng trên da bao gồm nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
Đau cơ, khớp: thoáng qua, thường xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trường thành.
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào trong vắc xin.
Phụ nữ đang mang thai, tránh mang thai sau 3 tháng khi tiêm.
Dị ứng với neomycin.
Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Rối loạn về máu, bạch cầu hay u hạch bạch huyết, người có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới hệ xương và máu.
Bị suy giảm miễn dịch tiên phát và thứ phát, tiền sử gia đình có người suy giảm miễn dịch.
Tiêm nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella như thế nào? Bên trên là những điều cần biết về vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II. Để đảm bảo hiệu quả trong việc phòng ngừa thì bạn cần theo dõi mũi tiêm đầu tiên và nhắc lại của vắc xin sởi – quai bị – rubella MMR II. Nếu có bất thường sau khi tiêm chủng hãy liên lạc ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Tác Dụng Phụ Thường Gặp Khi Tiêm Vắc
Vắc-xin 5 trong 1 là 5 loại vắc-xin phòng ngừa được 5 loại bệnh khác nhau và được kết hợp chỉ trong 1 mũi tiêm. Qua đó, chủ động bảo vệ trẻ khỏi 5 loại bệnh nguy hiểm hàng đầu. Các bệnh mà vắc-xin 5 trong 1 có thể phòng ngừa tuỳ thuộc vào các loại vắc-xin khác nhau.
Chương trình tiêm chủng mở rộngTrước đây, loại vắc-xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng miễn phí cho trẻ là vắc-xin Quinvaxem do công ty Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay, nhà sản xuất trên đã ngưng sản xuất vắc-xin Quinvaxem.
Vì vậy, Bộ Y tế đã chuyển đổi việc sử dụng vắc-xin Quinvaxem bằng vắc-xin ComBE Five (Ấn Độ). ComBE Five là loại vắc-xin 5 trong 1 tương tự về thành phần và hiệu quả với Quinvaxem. 400 triệu liều vắc-xin ComBE Five đã được sử dụng tại hơn 43 quốc gia trên toàn thế giới.1
Chương trình tiêm chủng dịch vụVắc-xin Pentaxim sản xuất bởi công ty Sanofi Pasteur, Pháp là vắc-xin 5 trong 1 thế hệ mới hơn so với ComBE Five. Tới nay, vắc-xin Pentaxim đã được sử dụng tại 99 quốc gia trên thế giới.2
Vắc-xin ComBE Five, Ấn Độ3ComBE Five có thể phòng ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi hay viêm màng não do H.influenzae tuýp B (Hib) do chứa kháng nguyên đã chết hoặc bị làm yếu của các vi khuẩn, virus này.
Thành phần ho gà trong vắc-xin ComBE Five là ho gà toàn tế bào.
Vắc-xin Pentaxim, Pháp2 4Pentaxim chứa kháng nguyên của vi khuẩn virus bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và H.influenzae tuýp B (Hib). Chính vì thế, Pentaxim giúp ngăn ngừa được các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib gây ra.
Thành phần ho gà trong Pentaxim là ho gà vô bào. Vắc-xin này chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn này.
Tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim ít hơn và triệu chứng sốt ít hơn loại vắc xin 5 trong 1 ComBE Five nhờ vào thành phần ho gà vô bào.
Ngoài ra, vắc-xin 5 trong 1 còn chứa các thành phần bảo quản, tá dược, chất phụ gia, môi trường tăng sinh hoặc kháng sinh với tác dụng đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.
Cả 3 loại vắc-xin trên đều được khuyến cáo nên tiêm sớm cho trẻ em. Khi trẻ từ 6 tuần tuổi, phụ huynh cần theo dõi và bám sát kĩ lịch tiêm chủng. Liều của vắc-xin 5 trong 1 cần tuân thủ như sau:5
3 mũi cơ bản cách nhau tối thiểu 28 ngày và cần được tiêm trước 1 tuổi.
Mũi 1: tiêm cho trẻ tại thời điểm 2 tháng tuổi.
Mũi 2: tiêm cho trẻ tại thời điểm 3 tháng tuổi.
Mũi 3: tiêm cho trẻ tại thời điểm 4 tháng tuổi.
Mũi tiêm nhắc lại được tiêm cho trẻ khi trẻ được 12 – 24 tháng tuổi.
Trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 như sau:1 2 4
Sốt nhẹ, khoảng dưới 38,5 độ C. Đôi khi có thể trên 40 độ C.
Quấy khóc và cáu kỉnh.
Khó ngủ, chán ăn, lười bú.
Tiêu chảy.
Sưng đau và tấy đỏ ngay tại vị trí tiêm.
Trong 1-2 ngày, các triệu chứng do tác dụng phụ thường gặp khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 sẽ tự khỏi. Trong trường hợp các triệu chứng trên kéo dài, bạn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Ngay sau khi tiêm vắc-xin, trẻ em phải ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi. Việc này giúp đảm bảo việc xử lý kịp thời nếu có bất thường nào xảy ra.
Sau khi về nhà, phụ huynh cần quan sát và kiểm tra trẻ thường xuyên. Đặc biệt chú ý theo dõi vào ban đêm trong 24 giờ sau tiêm.
Phụ huynh cần lưu ý không đè hoặc chạm vào chỗ tiêm của trẻ.
Khi vị trí tiêm sưng đau hay tấy đỏ, bạn không nên đắp bất kì vật gì vào chỗ tiêm.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ, các hoạt động ăn ngủ, tinh thần của trẻ.
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt hay các loại thuốc khác.6
Bài viết là các thông tin về các loại vắc-xin 5 trong 1 được tiêm cho trẻ em. Cần lưu ý vắc-xin 5 trong 1 phòng những bệnh gì còn tuỳ thuộc vào từng loại vắc-xin khác nhau. Phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm cũng như những triệu chứng của trẻ sau tiêm nhằm phát huy hiệu quả của vắc-xin và đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi gặp những phản ứng bất thường sau tiêm, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để nhận được lời khuyên của bác sĩ và cán bộ y tế.
Tiêm Má Baby Là Gì Và Cần Lưu Ý Những Gì?
Tiêm má baby là gì và cần lưu ý những gì là điều mà ai cũng cần được biết. Vì thế, hôm nay Viện thẩm mỹ La Ratio sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề ấy thông qua bài viết sau đây.
Tiêm má baby là gì và được thực hiện như thế nào?Gương mặt hốc hác với hai má lõm vào trong khiến bạn trông già hơn trước tuổi. Do đó, để cải thiện vấn đề này, người ta thường tìm đến phương pháp tiêm má baby. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào và mang đến những ưu điểm vượt trội gì?
Tiêm má baby sẽ giúp bạn sở hữu một gương mặt phúc hậu, bầu bĩnh và xinh xắn hơn. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên biệt để đưa tinh chất vào bên trong da và làm đầy tại bộ phận đó. Thông thường, tinh chất làm đầy được sử dụng cho phương pháp này đó là filler hoặc mỡ tự thân.
Tùy vào sở thích của từng người, bạn có thể chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất. Bất kỳ là phương pháp nào cũng có thể giúp bạn sở hữu một gương mặt đầy đặn, trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Sau khi tiêm má baby cần lưu ý những gì?Để có thể giữ được hiệu quả thẩm mỹ bền lâu sau khi tiêm má baby, bạn nên tuân theo một số quy tắc sau đây:
Sau khi tiêm filler hoặc mỡ tự thân, trong vòng 7 ngày đầu tiên, bạn không nên sờ nắn vào vùng tiêm.
Không nên massage cũng như xông hơi hay rửa mặt bằng nước ấm.
Về chế độ ăn uống, bạn không cần kiêng cữ khiêm khem. Tuy nhiên, đối với những thực phẩm đã gây dị ứng cho bạn trước đó thì không nên ăn.
Không nằm úp và không để má bị tác động mạnh.
Địa chỉ tiêm má baby an toàn và đẹpKhi thực hiện tiêm má baby tại Viện thẩm mỹ La Ratio, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi:
Mỗi khách hàng sẽ được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn cao.
Máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Mọi dụng cụ, phòng ốc đều được vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối.
Quy trình thực hiện được Bộ Y Tế cấp phép, an toàn và đạt chuẩn Y khoa.
La Ratio chỉ sử dụng filler có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Pháp, Hàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Mỗi khách hàng đều được sử dụng một bộ dụng cụ tiêm cấy riêng biệt, tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
An toàn tuyệt đối, hiệu quả kéo dài bền lâu.
Đội ngũ Y – Bác sĩ chu đáo, tận tâm và ân cần.
Hãy trao cho La Ratio sự tin tưởng, chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu vẻ đẹp như mong đợi nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn. Khi bạn có nhu cầu nâng tầm nhan sắc hoặc cần được tư vấn kỹ lưỡng hơn thì hãy liên hệ với Viện thẩm mỹ La Ratio qua:
Địa chỉ: 182 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, TP.HCM.
Hotline – Zalo: 0903 89 79 69 – 0909 44 25 25.
Hãy để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn tiêm má baby!
Đăng ký nhận tư vấn
Thời Tiết Hội An Và Các Điểm Du Lịch Hot Nhất Theo Mùa
Thời tiết Hội An với những nét đặc trưng riêng biệt sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến những trải nghiệm của du khách khi đến thăm vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc.
Việc hiểu rõ thời tiết Hội An với một lịch trình phù hợp là điều cần thiết để du khách có những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Vậy nên bạn đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây để tìm hiểu về đặc điểm thời tiết, khí hậu và những địa điểm tham quan lý tưởng để sẵn sàng cho hành trình du lịch Hội An sắp tới.
1. Đặc điểm khí hậu Hội AnLà thành phố miền Trung nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu miền Bắc và miền Nam, thời tiết Hội An gồm hai mùa: mùa mưa và mùa khô
Mùa khô (từ tháng 1 – tháng 7): Đi Hội An mùa nào đẹp nhất? Mùa khô là câu trả lời cho thắc mắc này với nền nhiệt lý tưởng, không vượt quá 33°C, thời tiết dễ chịu, ít mưa.
Mùa mưa (từ tháng 8 – tháng 12): Thời tiết Hội An vào mùa mưa khá ấn tượng với không khí se lạnh và những cơn mưa lất phất. Phố cổ vào mùa này sở hữu vẻ đẹp lãng mạn và thanh bình đến lạ. Tuy nhiên, du khách cần theo dõi dự báo thời tiết Hội An để có hành trình khám phá trọn vẹn nhất.
2. Gợi ý điểm du lịch theo thời tiết Hội An 2.1. Thời tiết Hội An mùa khô nên đi đâu?Khí hậu Hội An vào mùa khô có tiết trời dễ chịu, không quá nóng, ít mưa thuận lợi cho những hoạt động tham quan, vui chơi tại những địa điểm hấp dẫn sau:
Cù Lao Chàm: Là khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, Cù Lao Chàm bảo tồn hơn 950 loài thủy sinh và sở hữu vẻ đẹp hoang sơ với những làng chài yên bình cùng nhiều loài hải sản tươi ngon.
Vinpearl Golf Nam Hội An: Tọa lạc bên bờ biển Bình Minh thơ mộng, Vinpearl Golf Nam Hội An mang nét đẹp hấp dẫn với địa hình cồn cát trắng tự nhiên, đường fairway rộng và khu vực Green uốn lượn êm ả. Vinpearl Golf Nam Hội An là sân golf tiêu biểu nhất vùng duyên hải miền Trung và là điểm du lịch hấp dẫn không nên bỏ lỡ vào những khi thời tiết Hội An vào mùa nắng đẹp.
Biển An Bàng: Biển An Bàng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhờ vẻ đẹp hoang sơ, yên bình của bờ cát trắng và làn nước trong xanh.
Rừng dừa Bảy Mẫu: Đến với khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp xanh mướt của khu rừng dừa rộng lớn và tham gia nhiều hoạt động thú vị như: ngồi thuyền thúng, xem múa thúng, đua thuyền và thưởng thức đặc sản địa phương,…
Thánh địa Mỹ Sơn: Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn gồm quần thể kiến trúc đền đài Chăm Pa nằm sâu trong thung lũng, bao quanh là núi non trùng điệp. Thánh địa là điểm đến lý tưởng để du khách khám phá kiến trúc độc đáo và tìm hiểu về di sản văn hóa nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam.
Làng Bích Họa Tam Thanh: Đây là điểm du lịch cực hot, nổi bật với nhiều bức bích họa sống động, đầy màu sắc và là nơi chụp hình sống ảo cực “xịn sò”.
2.2. Thời tiết Hội An mùa mưa nên đi đâuThời tiết Hội An mùa mưa gây thương nhớ với bầu không khí tinh khôi sau những cơn mưa bất chợt. Nhịp sống phố cổ mùa này cũng trở nên yên bình, đầy hoài niệm với những điểm đến lý tưởng:
Quán cafe Hội An: Poolside Bar tại Vinpearl Resort & Spa Hội An, quán The Deck House, quán Hội An Roastery, U cafe, Kha My cafe, Lavie Tea Fresh Fruit Hội An, Roving Chillhouse,…
Bảo tàng Hội An: Là nơi hội tụ giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất cổ kính, bảo tàng Hội An hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng giá trong chuyến tham quan.
Ngoài những điểm đến nổi tiếng, phố cổ mùa mưa trong tiết trời se lạnh còn phù hợp để thưởng thức các món đặc sản Hội An nóng hổi như: cao lầu Hội An, mì Quảng, cơm gà Hội An,…
3. Những dịp đặc biệt nên tới du lịch Hội AnTrong năm, Hội An có 2 thời điểm rất đẹp để du lịch, khám phá vẻ đẹp đặc trưng của phố cổ: Tết Nguyên Đán và Trung Thu.
Du lịch Tết Nguyên Đán: Vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của không gian Tết xưa với những hoạt động hấp dẫn như: tham gia lễ hội ở Hội An, dạo vườn hoa xuân, thả đèn hoa đăng, đi chùa đầu năm,…
Tết Trung Thu: Đêm Trung Thu, phố cổ không chỉ khoác lên mình vẻ đẹp lung linh của những ánh đèn lồng mà còn mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc qua những hoạt động truyền thống như: lễ hội hoa đăng Hội An, múa lân, biểu diễn nghệ thuật, mâm cỗ trung thu, trò chơi dân gian,…
4. Điểm lưu trú “đẹp bốn mùa” khi du lịch Hội AnNgoài thời tiết Hội An, nơi lưu trú cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến những trải nghiệm của du khách trong kỳ nghỉ dưỡng. Vinpearl Resort & Spa Hội An và Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An là 2 lựa chọn lý tưởng, mang đến cho du khách những cảm nhận tốt nhất về hệ thống phòng nghỉ sang trọng, tiện nghi.
Khu nghỉ dưỡng có ưu thế về vị trí địa lý khi tọa lạc bên bờ biển Cửa Đại, biển Bình Minh thơ mộng với khuôn viên khoáng đạt, ngập tràn cây xanh cùng nhiều dịch vụ và tiện ích đẳng cấp như: bể bơi ngoài trời, nhà hàng, quầy bar, spa,…
Không còn lo lắng về thời tiết Hội An hay khí hậu ở Hội An, du khách có thể đến thăm và khám phá vẻ đẹp cổ kính của phố Hội vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vẻ đẹp và sự đặc trưng của mỗi mùa đều mang đến cho du khách những cảm nhận thật khác biệt về mảnh đất cổ kính với nhịp sống chậm rãi, hiền hòa.
Đăng bởi: Vân Nguyễn
Từ khoá: [CẬP NHẬT] Thời tiết Hội An và các điểm du lịch HOT nhất theo mùa
Phòng Bệnh Bằng Tiêm Chủng
Nếu thực hiện theo đúng các cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng bé ở đúng cách, bạn sẽ tránh cho bé những bệnh hay gặp, đó đã là một thành công cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh nguy hiểm luôn luôn rình rập cơ hội nhiễm vào bé và việc đề phòng các bệnh đó luôn luôn là một việc hết sức cần thiết.
Các kiến thức cơ bản về vệ sinh phòng bệnh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch,… đã được quảng bá rộng rãi trên toàn quốc từ nhiều năm nay, chắc chắn bạn đã nắm vững. Tuy nhiên, vẫn còn một công việc nữa, rất quan trọng, rất thiết thực đối với bé, đó là việc tiêm chủng (còn được gọi là “chủng ngừa” hoặc “chích ngừa”).
Việc tiêm chủng đã được thực hiện trên nước ta và được đẩy mạnh từ hơn 20 năm qua. Việc tuyên truyền cho công tác này cũng đã được tiến hành khá rộng rãi. Và kết quả thu được rất đáng khích lệ, một số bệnh đã được đẩy lui, nhiều bà mẹ đã đưa các bé đến trạm y tế để tiêm chủng. Tuy nhiên đến nay, các thầy thuốc vẫn phải đau lòng chứng kiến một số bé tử vong vì những bệnh nguy hiểm mà đáng lẽ nếu có được tiêm chủng thì tránh được.
Nhiều trường hợp các bé tử vong vì bệnh bạch hầu, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan siêu vi (B), những bệnh đã có thuốc để tiêm chủng, nhưng bé lại không được dùng, vì gia đình đã không đưa bé đi tiêm chủng. Do đó, tác giả thấy vẫn còn nói lại một số vấn đề cơ bản về việc tiêm chủng này.
Bạn biết rằng phần lớn các bệnh ở trẻ em – như bệnh phổi, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà v,v… là do các siêu vi (virút) hoặc vi khuẩn gây nên. Khi một siêu vi hoặc một vi khuẩn đột nhập vào cơ thể con người, thì chúng đưa vào cơ thể một chất lạ. Chất lạ đó được gọi là kháng nguyên. Cơ thể con người lập tức phản ứng lại bằng cách sản sinh ra một số chất đặc biệt khác, được gọi là kháng thể, nhằm mục đích chống lại các kháng nguyên. Nếu sự phản ứng đó kịp thời, và nếu các kháng thể đủ mạnh để tiêu diệt các kháng nguyên, thì bệnh sẽ không xảy ra và các kháng thể này sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể con người.
Do đó, để bảo vệ con người, thì mục tiêu của việc tiêm chủng là phải kích thích cơ thể con người sản sinh ra nhiều kháng thể. Để đạt được mục tiêu này, các nhà khoa học ngành y phải sử dụng các siêu vi, các vi khuẩn đã được làm chết đi hoặc yếu đi, không còn khả năng gây bệnh. Để đưa vào cơ thể con người, những siêu vi, vi khuẩn này chính là thành phần chủ yếu của các thuốc tiêm chủng. Chúng không gây được bệnh, nhưng kích thích được cơ thể sản ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các siêu vi, vi khuẩn này từ đó về sau nữa. Đó là nguyên lý cơ bản của việc tiêm chủng.
Để hiểu thêm và kết quả của việc tiêm chủng, tác giả xin nêu hai ví dụ nổi bật: việc thanh toán bệnh đầu mùa và việc thanh toán bệnh bại liệt.
Mọi người chắc còn nhớ, cách đây hơn 70 năm bệnh đầu mùa đã reo rắc kinh hoàng cho con người như thế nào. Bệnh cũng đo một loại siêu vi gây nên, làm phát sinh trên người bệnh những nốt đậu, sâu hơn, nhiều hơn những nốt đậu của bệnh thủy đâu (trái rạ) và nếu người bệnh qua khỏi được, thì những nốt đậu đó sẽ để lại những vết sẹo không bao giờ lành được. Những vết sẹo đó, nếu tồn tại trên mặt người bệnh sẽ gây nên tình trạng mà bà con ta gọi là “mặt rỗ”, làm xấu hẳn đi nhiều gương mặt trước đó vốn lành lặn. Nguy hiểm hơn nữa, bệnh đầu mùa còn gây tử vong cho rất nhiều người, vì siêu vi gây bệnh đậu mùa rất độc. Cuối cùng, bệnh này truyền rất nhanh và đã gây ra những vụ dịch lớn rất kinh khủng. Tuy nhiên, sau nhiều năm chống lại bệnh này bằng phương pháp tiêm chủng trên thế giới. Ngày nay, nhiều bạn trẻ chưa hề biết bệnh đậu mùa như thế nào, chính là do bệnh này không còn nữa.
Bệnh bại liệt cũng do một loại siêu vi gây nên. Tác hại chủ yếu của siêu vi này là gây bại liệt một số bộ phận cơ thể, nhất là các chi trên hoặc chi dưới. Tình trạng liệt này không thể phục hồi và người bệnh, chủ yếu là trẻ em sẽ bị tần tật suốt đời. Một số trẻ bị liệt các cơ hô hấp, không thở được, thì chết ngay sau khi mới mắc bệnh. Tai hại hơn nữa, bệnh bại liệt có thể gây ra những vụ dịch rất lớn như vụ dịch năm 1957 và năm 1959 tại miền Bắc. Tác giả khi đó công tác tại khu truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đã phải chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Buổi sáng, khi tác giả từ phòng bác sĩ đi ra, thì phải bước đi rất khó khăn vì các em nhỏ bị bại liệt cùng các bà mẹ nằm la liệt ở lối đi, ở ngoài hè, ở ngoài vườn. Chỗ nào cũng nghe thấy tiếng than khóc của các bà mẹ, vì họ biết rằng con mình sẽ tàn tật suốt đời hoặc sắp chết. Hai vụ dịch đó đã gây tai họa cho khoảng trên 35.000 trẻ em. Đến năm 1981, Việt Nam bắt đầu sử dụng vaccin ngừa bại liệt cho trẻ em, và công tác này được đẩy mạnh từ năm 1985. Sau nhiều năm kiên trì sử dụng phương pháp cho trẻ em uống loại vaccin này “vaccin Sabin”, bệnh bại liệt dần dần giảm xuống và đến tháng 10 năm 2000, thì Việt Nam đã được tổ chức Y tế Thế giới ( khu vực Tây Thái Bình Dương ) công nhận là quốc gia đã hoàn toàn thanh toán xong bệnh bại liệt.
Hoàn toàn là không có. Chỉ có đôi khi tiêm chủng có thể gây ra một số phản ứng phụ cho bé. Phản ứng tại chỗ có thể thấy, là viêm tấy ở nơi tiêm. Phản ứng toàn thân có thể là sốt nhẹ, nổi ban ngứa ở ngoài da. Chủng ngừa bệnh lao có thể gây nổi hạch, thường là ở nách. Tuy nhiên, những phản ứng đó rất nhẹ, và sẽ qua khỏi nhanh chóng, không hề gây nguy hiểm gì cho bé và thỉnh thoảng mới xảy ra.
Cũng có một số trường hợp, chưa nên tiêm chủng cho bé mà ngành y tế gọi là chống chỉ định.
Chống chỉ định:
Khi bé đang sốt cao, khi bé đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (ví dụ: viêm phế quản, viêm phổi…), khi bé đang trong thời gian hồi sức sau một bệnh nặng, khi bé đang có nhiều mụn mủ ngoài da hoặc đang bị chàm nặng.
Chống chỉ định lâu dài:
Khi bé có một bệnh mạn tính đang tiến triển (ví dụ : lao phổi chưa ổn định, bệnh viêm thận mãn tính).
Chống chỉ định đặc biệt:
– Tiêm chủng ngừa lao: không thực hiện cho các bé sinh non, cơ thể yếu, hoặc đang có bệnh ngoài da lan rộng.
– Tiêm chủng ngừa sởi: không thực hiện cho các bé suy dinh dưỡng nặng, hoặc đang bị ưng thư máu, hoặc đang dùng những loại thuốc có chưa chất Corticoid.
– Tiêm chủng ngừa thương hàn: không thực hiện cho các bé đang bị bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh suyễn (hen).
– Tiêm chủng ngừa ho gà: không thực hiện cho các bé đang bị bệnh động kinh, hoặc trước đây đã có những cơn động kinh.
Có thể nói tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh thiết thực nhất, hiểu quả nhất và tiết kiệm nhất. Vì sức khỏe, vì tương lai của con bạn, hãy tính cực cho bé đi tiêm chủng đầy đủ.
Đúng là có nhiều trẻ rất sợ hãi khi chích ngừa. Tác giả cuốn sách này đã nhiều lần chứng kiến những bé khóc thét lên, có bé khóc đến xanh tái cả mặt khi mũi kim chích xuyên qua da, vào thịt. Và một số bà mẹ đã lo lắng, chảy nước mắt vì thương con. Do đó, họ mong muốn làm thế nào có thể giảm được số lần chích thuốc, những vẫn đảm bảo được việc phòng bệnh. (Theo một điều tra của ngành tiêm chủng, có tới trên 75% các bà mẹ có nguyện vọng này).
Advertisement
Để đáp ứng nguyên vọng đó, một số công trình nghiên cứu giảm thiểu việc chích ngừa đã được tiến hành. Và cuối cùng, một công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chế tạo được một loại thuốc có thể ngừa được sáu bệnh chỉ trong một mũi chích. Thuốc chích ngừa này mang tên Infanrix Hexa.
Sáu bệnh mà thuốc chích ngừa này đã tỏ ra hiệu quả là:
– Bệnh bạch cầu.
– Bệnh uốn ván (phòng đòn gánh).
– Bệnh ho gà.
– Bệnh viêm gan siêu vi B.
– Bệnh bại liệt.
– Các bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae B gây nên (chủ yếu là bệnh viêm màng não, và một số bệnh về tai mũi họng, về đường hô hấp).
Infanrix Hexa đã có tại Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương,… đã sử dụng Ở Hà Nội, một số bệnh viên, trạm vệ sinh phòng dịch… cũng đã dùng. Thuốc rất hiệu quả và an toàn.
Các trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể được sử dụng thuốc này. Liều thuốc đầy đủ là 3 mũi chích (mỗi mũi 0.5ml) cách nhau 1 tháng hoặc trên 1 tháng. Như vậy, với thuốc này, trẻ em cần phải chích 3 mũi, thay vì 9 mũi như trước đây.
Cả hai điều cần chú ý: một là đối với trẻ được sinh ra từ một bà mẹ đã mang trong người mầm bệnh viêm gan siêu vi B (Hbs Ag+), trẻ này đương nhiên cần được chích ngừa viêm gan siêu vi B ngay trong ngày đầu tiên mới ra đời, thì phải chích một loại thuốc đơn thuần ngừa viêm gan siêu vi B (ví du: thuốc Engerix B) mà không thẻ chích Infanrix Hexa, vì thuốc này chỉ nên chích cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Hai là, các trẻ bị bệnh động kinh (phong xù) cũng không nên chích Infanrix Hexa, vì thuốc nà có mang chất ngừa bệnh ho gà, chất đó là một chống chỉ định đối với trẻ em có bệnh động kinh (như đã nói ở phần các chống chỉ định chung của tiêm chủng).
Đã có rất nhiều trẻ bị bại liệt thậm trí tử vong bởi vì không được tiêm chủng đều đặn. Và để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với trẻ, các bạn nên cho trẻ tiêm chủng đều đặn và đúng thời hạn. Đừng để phải hối hận khi không làm việc này.
Nguồn: Trích BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 78 đến 86
An Khang
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Thời Điểm Cần Tiêm Vắc trên website Jizc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!